tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Sản xuất giày dép dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam

  • Cập nhật : 30/08/2015

(Tin kinh te)

Kim ngạch xuất khẩu giày dép từ Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh trong thời gian vừa qua và có dấu hiệu các nhà sản xuất giày thể thao và giày ngoài trời tiếp tục chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong tháng 7/2015, xuất khẩu nhóm hàng giày dép đạt 1,13 tỷ USD, giảm 3,8% so với tháng 6. Tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng năm 2015 đạt 6,97 tỷ USD, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm 2014.
 

san xuat giay dep dich chuyen tu trung quoc sang viet nam

Sản xuất giày dép dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang hai thị trường Hoa Kỳ và EU đều đạt gần 2,4 tỷ USD với tốc độ tăng lần lượt là 30,2% và 16% trong 7 tháng. Tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng đầu năm 2015 đạt 5,85 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2014.

Theo thông tin từ Hiệp hội da giày túi xách Việt Nam, báo cáo của Leathebiz cho thấy, nhập khẩu giày dép vào thị trường Mỹ trong quý I/2015 đạt 713 triệu đôi, với trị giá 6,7 tỉ USD, tăng 8,7% về lượng và 8,5% về trị giá so với cùng quý năm ngoái.

Theo phân tích được thực hiện bởi Peter Mangione – nhà tư vấn đối tác giày dép toàn cầu có trụ sở tại Washington DC cho biết, xuất khẩu giày của Trung Quốc sang Mỹ tăng 6,9% về lượng và 5,5% về trị giá so với cùng quý năm 2014, lên 570 triệu đôi tương đương 4,4 tỉ USD.

Trong khi đó, xuất khẩu da giày từ Việt Nam sang Mỹ tăng rõ nét. Cụ thể, tăng 19,6% về lượng và 22,9% về trị giá so với cùng quý năm ngoái, lên 78,2 triệu đôi và với trị giá 982,2 triệu USD.

Ông Mangione cho biết, các nhà sản xuất giày thể thao và giày ngoài trời tiếp tục chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản tiếp tục là 3 đối tác lớn nhất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam với kim ngạch và tốc độ tăng so với cùng kỳ năm 2014 tương ứng là: 6,3 tỷ USD và 14%; 1,95 tỷ USD và 4,2%; 1,48 tỷ USD và 5,6%.

Trong thời gian gần đây, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc liên tiếp phá giá đồng nhân dân tệ, một số chuyên gia trong ngành cho rằng, đây là cơ hội tốt cho Việt Nam bởi rất có thể dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc chảy sang Việt Nam. 

Đại diện Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) ông Nguyễn Tú Anh trả lời báo giới khẳng định:“Dòng vốn FDI có thể sẽ giảm dần tại Trung Quốc và dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc, Việt Nam cần đón dòng vốn này.

Việt Nam cần tận dụng thị trường gần gũi, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước khai thác thị trường này bằng mô hình sản xuất có quy mô lớn, tạo cầu cho hàng hỗ trợ, dần thay thế hàng hỗ trợ từ Trung Quốc. Việt Nam không nên thoát Trung quốc mà cần khai thác Trung tốt hơn”, ông Tú Anh khẳng định.

(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)

Trở về

Bài cùng chuyên mục