tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Dệt may có thể mất đơn hàng vì đồng Euro, Yên Nhật mất giá

  • Cập nhật : 31/08/2015

(Tin kinh te)

Đồng Euro và đồng Yên đang bị mất giá so với đồng USD, khiến sản phẩm may mặc của Việt Nam xuất khẩu vào hai thị trường này có giá thành cao hơn sản phẩm nội địa.

Trong kế hoạch sản xuất công nghiệp và thương mại năm 2016, Bộ Công Thương cho biết đến nay, Việt Nam và Hàn Quốc đã chính thức ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc. Theo đó, đại bộ phận các dòng thuế đều giảm về 0%. Việc ký kết hiệp định này sẽ tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Hàn Quốc trong thời gian tới.
 

det may co the mat don hang vi dong euro, yen nhat mat gia

Dệt may có thể mất đơn hàng vì đồng Euro, Yên Nhật mất giá

Các doanh nghiệp ngành dệt may cần đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh để hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra.

Tuy nhiên, cũng theo Bộ Công Thương, từ năm 2016, tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi nhiều doanh nghiệp Việt Nam có thể mất đơn hàng vì không thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp ở các nước.

Nguyên nhân chính do đồng Euro và đồng Yên đang bị mất giá so với đồng USD, khiến sản phẩm may mặc của Việt Nam xuất khẩu vào hai thị trường này có giá thành cao hơn sản phẩm nội địa.

Dự kiến năm 2016, sản xuất vải dệt từ sợi bông, sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo đạt 1.080 triệu m2.

Đối với ngành da giày, theo Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam, nhiều doanh nghiệp trong ngành đã có đơn hàng xuất khẩu ổn định và đang chuẩn bị cho mùa sản xuất mới.

Năm 2015, mục tiêu kế hoạch sản lượng giầy dép da đạt 208,2 triệu đôi và xuất khẩu đạt khoảng 14 tỷ USD là khả quan.

Theo Bộ Công Thương, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, diễn biến tình hình đàm phán các FTA lớn có nhiều tiến triển và đạt kết quả khả quan, Bộ Công Thương dự kiến sản xuất giầy dép các loại năm 2016 đạt 314 triệu đôi. Kim ngạch xuất khẩu đạt 16-17 tỷ USD, phấn đấu tỷ lệ nội địa hóa đạt từ 60-65%.

Dù tình hình xuất khẩu da giày dự báo khả quan, đơn hàng xuất khẩu gia tăng, nhưng giày dép xuất khẩu vào các thị trường, nhất là EU và Mỹ đều yêu cầu cao về chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp ngành da giày Việt Nam phải tiếp tục đầu tư phát triển mạnh mẽ công nghệ, nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu.

Bên cạnh đó, xuất khẩu da giày của Việt Nam vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro do thị trường thế giới hiện nay có nhiều biến động về nguyên liệu sản xuất.

Về lâu dài, ngành da giày cần đẩy mạnh việc liên kết giữa các doanh nghiệp phát triển chuỗi cung ứng nguyên liệu cho sản xuất để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

(Theo CafeF)

Trở về

Bài cùng chuyên mục