Đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Ngành Xi măng Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Các doanh nghiệp phải vươn ra khơi, sân chơi rộng lớn hơn đồng nghĩa với cơ hội và thách thức sẽ nhiều hơn.
Năng lượng tái tạo là tương lai ngành điện Việt Nam
- Cập nhật : 24/05/2016
(tin kinh te)
Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị thu hẹp đầu tư do điện than là hiểm hoạ môi trường đối với quốc gia và toàn cầu trong những thập niên sắp tới.
Điện than thường được coi là nguồn điện rẻ nhưng lại là nguyên nhân gây phát thải nhà kính, là hiểm họa môi trường. Ở Việt Nam, sản xuất điện vẫn phụ thuộc vào than tức là vẫn đang đi ngược lại xu hướng thế giới, trong khi thị trường năng lượng tái tạo của Việt Nam được đánh giá có tiềm năng rất lớn và cần có chính sách đúng đắn để thực hiện những cam kết và tối ưu hoá lợi ích từ năng lượng tái tạo.
Quan điểm này được các đại biểu nhất trí tại hội thảo về phát triển năng lượng tại Việt Nam do Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp tổ chức ngày 24/5/2015.
Theo các chuyên gia, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị thu hẹp đầu tư do điện than là hiểm hoạ môi trường đối với quốc gia và toàn cầu trong những thập niên sắp tới.
“Nguyên nhân của tình trạng này là do điện than thường được coi là nguồn điện rẻ và gánh nặng lớn do điện than gây ra thường không được tính đến trong các lựa chọn chính sách và ngân sách. Việc khai thác, vận chuyển và sử dụng than chứa đựng nhiều chi phí ẩn đối với nền kinh tế, môi trường, thu nhập hộ gia đình và sức khoẻ của người dân. Tuy vậy, việc khai thác, vận chuyển và sử dụng than vẫn được gián tiếp ủng hộ, gây tổn hại cho nhà nước, tức là người nộp thuế”, – ông Bakhodir Burkhanov, Phó Giám đốc Quốc gia của UNDP tại Việt Nam cho biết.
Ông Burkhanov gợi mở: “Trên thế giới, kỹ thuật và tài chính năng lượng tái tạo đang thay đổi tích cực và nhanh chóng; Việt Nam cần tiếp cận và tận dụng những đổi thay này”.
Việt Nam đã có Chiến lược Phát triển Năng lượng Tái tạo, trong đó mục tiêu chung của chiến lược là giảm 25% phát thải khí nhà kính và phần lớn các hộ gia đình sẽ được tiếp cận với các dịch vụ năng lượng đáng tin cậy, bền vững và hiện đại với giá cả phải chăng vào năm 2030. Một trong những trọng tâm của chiến lược năng lượng tái tạo là ưu tiên các công nghệ đã được công nhận trong lĩnh vực năng lượng tái tạo bao gồm thuỷ điện, năng lượng gió, mặt trời, năng lượng sinh khối và khí sinh học.
“Chiến lược này nhằm khuyến khích và huy động mọi nguồn lực từ xã hội, phát triển năng lượng tái tạo với giá hợp lý để tăng dần thị phần năng lượng tái tạo trong tổng sản lượng và tiêu dùng năng lượng quốc gia”, ông Phạm Trọng Thực, Vụ trưởng Vụ Năng lượng mới và tái tạo (Tổng Cục Năng lượng, Bộ Công thương) cho biết.
Theo ông Thực, “điều này sẽ giúp giảm phụ thuộc vào các nguồn hoá thạch và góp phần cải thiện an ninh năng lượng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội bền vững”. Các chuyên gia quốc tế bày tỏ hy vọng rằng chính sách này sẽ đẩy mạnh năng lượng tái tạo, đặt biệt là năng lượng gió, năng lượng sinh khối, năng lượng mặt trời cũng như tạo ra nước nóng từ năng lượng mặt trời.
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) cũng đã đưa ra nghiên cứu về chương trình phát triển năng lượng gió ở Việt Nam. UNDP cũng giới thiệu nghiên cứu mới về “Xanh hoá nguồn năng điện hỗn hợp: Chính sách Mở rộng quang điện mặt trời ở Việt Nam”.
Nghiên cứu của UNDP nhấn mạnh lợi thế của quang điện mặt trời và khuyến nghị các biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng. Nghiên cứu cho thấy, quang điện mặt trời có rất ít tác động tiêu cực đối với môi trường, sức khoẻ và sinh kế trong khi phát điện từ năng lượng mặt trời có thể giúp các cộng đồng ở vùng sâu, vùng xa và hải đảo cũng như các doanh nghiệp lớn và nhỏ cải thiện việc cung cấp điện và giảm hóa đơn tiền điện.
UNDP khuyến nghị cần điều tiết mức “Giá bán cho lưới điện” (FiT) là 15 xu USD/kWh đối với các nhà máy quang điện mặt trời trên đất liền, và 19 xu USD/ kWh đối với các nhà máy điện ngoài đảo trong vòng 20 năm. UNDP cũng khuyến nghị cần hỗ trợ tài chính cho các hệ thống quang điện mặt trời độc lập cũng như hoà lưới ở các vùng sâu và hải đảo. Đồng thời có các chính sách ưu đãi nhằm giảm chi phí đầu tư vào các nhà máy quang điện mặt trời, hệ thống điện mặt trời trên nóc nhà và các hệ thống quang điện mặt trời cộng đồng.
“Việt Nam cần có chính sách và hướng dẫn cụ thể nhằm khuyến khích việc áp dụng giao thông điện, túi ủ khí sinh học và lắp đặt các tấm quang điện mặt trời trên nóc nhà, như ở Tòa nhà Xanh - Liên hợp quốc với chi phí sử dụng điện giảm đáng kể nhưng lại góp phần bảo vệ môi trường”, ông Burkhanov lưu ý.
Ông Burkhanov nhiệt liệt hoan nghênh Chiến lược Phát triển Năng lượng Tái tạo của Việt Nam và cho biết UNDP luôn sẵn sàng cùng các đối tác phát triển khác hỗ trợ xây dựng lộ trình thực hiện chiến lược nàyThật mừng khi thấy các chính sách liên quan đến năng lượng tái tạo ở Việt Nam đang gửi đi những tín hiệu mạnh mẽ đến các nhà đầu tư rằng đất nước các bạn cam kết chuyển đổi năng lượng của mình sang các dịch vụ và phát điện sạch hơn.
Linh Ly
(Thời báo Ngân hàng)