tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Huy động vốn tư nhân cho giao thông tăng kỷ lục

  • Cập nhật : 20/09/2015

(Tin kinh te)

Tổng vốn đầu tư huy động cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam đã tăng mức kỷ lục, bình quân tới 38% mỗi năm trong giai đoạn 2011-2015, trong đó vốn huy động ngoài ngân sách tăng cao nhất, theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải.

huy dong von tu nhan cho giao thong tang ky luc

Huy động vốn tư nhân cho giao thông tăng kỷ lục


Viện trưởng viện này, ông Nguyễn Thanh Phong, cho biết tổng vốn đầu tư giai đoạn 2011-2015 đạt khoảng 380.000 tỷ đồng, với mức tăng bình quân 38%/năm.

Trong số đó, vốn ngân sách nhà nước (NSNN) và có tính chất NSNN là 144.000 tỷ đồng, chiếm 38%; vốn trái phiếu chính phủ (TPCP) là 113.000 tỷ đồng (30%); còn lại huy động ngoài ngoài ngân sách khoảng 121.000 tỷ đồng (32%).

Đáng chú ý là vốn huy động ngoài ngân sách tăng mạnh, có tính đột phá trong giai đoạn từ 2011 đến nay; từ mức 8.787 tỷ đồng năm 2011 tăng lên 41.300 tỷ đồng năm 2014 và 41.980 tỷ đồng năm 2015.

Như vậy, tốc độ tăng trưởng của vốn huy động ngoài ngân sách tăng tới gần 48% mỗi năm trong giai đoạn này, và tăng cao nhất so với các nguồn vốn khác.

Theo dự thảo lần 2 tờ trình về kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Việt Nam giai đoạn này (do Bộ Giao thông Vận tải) trực tiếp quản lý theo thẩm quyền dự kiến là hơn 1triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 48 tỷ đô la Mỹ.

Theo lĩnh vực chuyên ngành, nhu cầu vốn cho đường bộ là 651.000 tỷ đồng; đường sắt là 119.000 tỷ đồng; hàng hải là 68.000 tỷ đồng; đường thủy nội địa là 33.000 tỷ đồng và hàng không 100.000 tỷ đồng.

Về nguồn vốn, ông Phong cho biết, dự kiến phân bổ theo hướng đẩy mạnh huy động nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước. Cụ thể, vốn NSNN là 376.000 tỷ đồng (gồm cả TPCP); vốn ODA là 285.000 tỷ đồng; và vốn huy động ngoài ngân sách là 348.000 tỷ đồng.

Như vậy, vốn có tính chất NSNN và vốn ODA dự kiến bố trí trong kế hoạch 2016-2020 do Bộ GTVT đề nghị là khoảng 661.000 tỷ đồng, bình quân là 132.000 tỷ đồng/năm.

Ông Phong cho rằng, nếu tăng trưởng GDP trong giai đoạn tới giữ ở mức 6% thì mức chi cho Bộ GTVT qua ngân sách trung ương sẽ tương ứng vào khoảng 2,65% GDP. Tính toán này dựa trên giả định GDP bình quân năm giai đoạn 2016-2020 là 4,98 triệu tỷ đồng, ứng với kịch bản tăng trưởng GDP hàng năm là 6%.

Ông cho rằng, nếu cộng với mức chi cho giao thông qua ngân sách địa phương (giả định tăng 12%/năm, ở mức bình quân 78.000 tỷ đồng/năm) thì tổng chi đầu tư phát triển cho giao thông cả nước từ nguồn ngân sách bằng khoảng 4,2% GDP, cao hơn mức chi trong các giai đoạn từ trước đến nay nhưng phù hợp với Chiến lược phát triển ngành và phù hợp với kinh nghiệm quốc tế về đầu tư công.

Chuyên gia này đưa ra nhận định trên dựa theo kinh nghiệm về chi đầu tư công (CAPEX) của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy trong giai đoạn đang phát triển, mức chi đầu tư phát triển cho giao thông cả nước từ nguồn ngân sách thường chiếm từ 3% đến 4% GDP, một số quốc gia thậm chí đã tăng chi lên tới từ 7% đến 8% GDP trong một số năm tài chính nhằm mục tiêu đột phá phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

 


Bên cạnh đó, ông trích dẫn đánh giá của Ngân hàng Thế giới, trong giai đoạn từ 2001 đến 2013, mức chi đầu tư phát triển cho giao thông ở cả trung ương và địa phương ở Việt Nam đã tăng từ khoảng 2,5% lên mức 3,5% GDP, trong đó chi qua ngân sách trung ương chiếm khoảng 45-50%.
 

Theo Tư Giang
TBKTSG
Trở về

Bài cùng chuyên mục