Vốn là thành viên của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), nay gọi là Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC), được điều chuyển sang Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS) đang có những dấu hiệu phục hồi sau nhiều năm tháng ngấp nghé trên bờ vực phá sản.
Doanh nghiệp chế biến gỗ: Cái khó ló cái khôn, tăng trưởng trở lại
- Cập nhật : 22/09/2015
(Doanh nghiep)
Chi phí vay vốn giảm, tái cấu trúc tài chính/nợ thành công, cải tiến mẫu mã chất lượng đã giúp cho ngành chế biến gỗ đang dần lấy lại đà tăng trưởng. Nhưng "ẩn số tăng lương tối thiểu" sẽ là thách thức cho không ít doanh nghiệp.
Xuất khẩu đồ gỗ tăng trưởng hơn 9%, thặng dư 1,65 tỷ USD
Theo số liệu của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, 8 tháng đầu năm xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4,3 tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 3,1 tỷ USD, tăng 9,1%. Ở chiều ngược lại, 8 tháng đầu 2015 Việt Nam nhập khẩu 1,45 tỷ USD gỗ và sản phẩm gỗ, giảm 6,8% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, ngành sản xuất và chế biến gỗ/đồ gỗ xuất khẩu đang mang lại thặng dư thương mại 1,65 tỷ USD.
Số liệu cho thấy, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ đang có tốc độ tăng trưởng cao hơn 19% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường này đóng góp gần 40% giá trị xuất khẩu của ngành. Nhật Bản là thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ lớn thứ 2 của Việt Nam đóng góp khoảng 15% giá trị.
Doanh nghiệp vượt khó
Mặc dù ngành sản xuất và chế biến gỗ gặp khá nhiều khó khăn trong những năm qua do các yếu tố tác động từ bên ngoài như các rào cản kỹ thuật, yêu cầu khắt khe hơn của các thị trường nhập khẩu đồ gỗ truyền thống và kinh tế các khu vực này suy thoái; và từ bên trong doanh nghiệp chi phí lãi vay cao, biến động tỷ giá…
Tuy nhiên, từ nửa cuối năm 2014 trở lại đây khi các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn vay ngân hàng hơn, với chi phí tài chính rẻ hơn và củng cố được thị trường tiêu thụ ở nội địa, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bắt đầu khởi sắc.
Thống kê kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2015 của các doanh nghiệp chế biến và sản xuất gỗ/ sản phẩm gỗ cho thấy, ngoại trừ hoạt động sản xuất kinh doanh đồ gỗ của CTCP Hợp tác Kinh tế và Xuất nhập khẩu Savimex (mã SAV) hoạt động kinh doanh gỗ bị lỗ, các công ty còn lại như CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (mã TTF), CTCP Chế biến Gỗ Thuận An (mã GTA), CTCP Tập đoàn Đại Châu (mã DCS), CTCP Gỗ Đức Thành (mã GDT) đều có kết quả kinh doanh gỗ có lãi và tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước.
6 tháng đầu năm, mặc dù doanh thu tăng 3,6% nhưng lợi nhuận thuần của SAV bị lỗ gần 9 tỷ đồng, mức lỗ giảm so với 6 tháng đầu 2014. Tuy nhiên, báo cáo bộ phận cho biết, hoạt động sản xuất kinh doanh gỗ và sản phẩm gỗ bị lỗ thuần 14,6 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2015, tăng lỗ tuyệt đối 10 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2014. Theo SAV hoạt động kinh doanh của công ty vẫn bị lỗ do doanh thu hoạt động xuất khẩu giảm do mùa vụ, chi phí lương và các khoản bảo hiểm theo lương tăng theo quy định Nhà nước, chi phí chênh lệch, đánh giá lại tỷ giá tăng dẫn đến hoạt động tài chính lỗ…
Trong khi đó, TTF đang dần phục hồi sau các hoạt động tái cấu trúc tài chính, tái cấu trúc nợ với doanh thu 6 tháng đầu năm tăng 199%, lợi nhuận gộp tăng 156%, lợi nhuận trước thuế tăng 447%. TTF cho biết, lãi tăng mạnh nhờ hoạt động khác – mua bán nợ, hoạt động sản xuất chế biến gỗ có nhiều tiến triển tốt hơn so với cùng kỳ năm trước, điển hình tính riêng tháng 2 (tháng tết) hoạt động chế biến gỗ đóng góp 19,6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, cùng kỳ năm trước lỗ 446 triệu đồng.
Ở quy mô bé hơn, và khai thác chế biến gỗ cao su GTA và GDT đang duy trì tốc độ tăng trưởng khá ổn định với lợi nhuận tăng lần lượt 7,7% và 6,3% so với 6 tháng đầu năm 2014. Tình hình tài chính lành mạnh khi GTA không có bất kỳ khoản vay nợ nào, và số dư tiền mặt tại ngày 30/06/2015 đạt mức 35,7 tỷ đồng. GDT không có nợ vay dài hạn, nợ vay ngắn hạn giảm 29% so với hồi đầu năm, bằng 12,4% tổng giá trị tài sản.
Triển vọng cho ngành chế biến đồ gỗ
Tuần đầu tháng 9/2015, Tập đoàn Nitori Holdings Co., Ltd cho biết sẽ thành lập một công ty trong tháng 9 này để sản xuất đồ gỗ nội thất và vật dụng nhà cửa tại Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư khoảng 21,7 triệu USD. Nếu được xây dựng nhà máy này sẽ là nhà máy sản xuất thứ 2 của Nitori tại Việt Nam.
Đại diện của Nitori cho biết nhà máy sẽ được khởi động vào năm 2017, các sản phẩm sản xuất từ nhà máy sẽ được xuất khẩu sang Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc và được tiếp thị qua mạng lưới bán hàng của Nitori.
Cùng với sự gia tăng đầu tư của khối doanh nghiệp FDI vào ngành, hoạt động của Gỗ Trường Thành TTF, đơn vị đầu ngành cho thấy một chu kỳ phát triển mới của ngành khi mà kết quả kinh doanh tính riêng chế biến gỗ khắc phục được lỗ, chuyển sang hoạt động có lãi cao.
Dẫn lời chủ tịch TTF, ông Võ Trường Thành gửi đến cổ đông của mình trong báo cáo thường niên mới nhất thay cho lời kết về tương lai tươi sáng của ngành. Ông Võ Trường Thành cho biết hiện tại năng lực sản xuất phần lớn các nhà máy của TTF đã vượt qua điểm hòa vốn và triển vọng tăng dần mạnh mẽ năng suất vào cuối năm. Bên cạnh đó, khi thuế xuất khẩu vào Mỹ , Nhật bằng 0%, TTF kỳ vọng các công ty chế biến gỗ trong nước và FDI sẽ mua gỗ nguyên liệu, ván ép, veneer và ván nhân tạo từ TTF nhiều hơn với giá cao hơn.
Tuy nhiên, giải trình của SAV về kết quả kinh doanh trong kỳ của họ cho thấy một thách thức không hề nhỏ của các doanh nghiệp ngành chế biến gỗ trong kiểm soát chi phí, giá vốn hàng bán khi mà Việt Nam liên tục tăng lương tối thiểu cao hơn mức tăng lạm phát.