Nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước, giúp các doanh nghiệp (DN) làm chủ công nghệ, Chính phủ đã có chủ trương xây dựng hàng loạt nhà máy nhiệt điện trị giá hàng chục tỷ USD trong thời gian tới. Tuy nhiên, những gói thầu này lại đang có nguy cơ rơi vào tay DN nước ngoài, và cảnh người Việt tiếp tục đi làm thuê vẫn tiếp diễn.
8 tháng, 16 tỉnh “trắng” dự án FDI
- Cập nhật : 02/09/2015
(Tin kinh te)
Trong 8 tháng qua, cả nước vẫn còn 16 tỉnh, thành phố không thu hút được dự án FDI nào...
Số liệu mới công bố của Tổng cục thống kê cho thấy, tính từ đầu năm đến thời điểm 20/8/2015, cả nước đã thu hút 1219 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt trên 7,8 tỷ USD; tăng 22,9% về số dự án và tăng 8,7% về số vốn so với cùng kỳ năm 2014.
Đồng thời, có 389 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký tăng vốn với số vốn đăng ký tăng thêm đạt 5,45 tỷ USD.
Như vậy, tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn đăng ký tăng thêm đạt 13,34 tỷ USD; tăng 30,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn giải ngân 8 tháng năm nay ước đạt 8,5 tỷ USD; tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong 8 tháng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 10,36 tỷ USD; chiếm 77,7% tổng vốn đăng ký.
Đứng thứ 2 là ngành kinh doanh bất động sản đạt với vốn đăng ký đạt 1,83 tỷ USD, chiếm 13,7%. Các ngành còn lại đạt 1151,3 triệu USD; chiếm 8,6%.
Đặc biệt, số liệu thống kê chi tiết cho thấy, trong 8 tháng qua, cả nước có 47 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới.
Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh có số vốn đăng ký lớn nhất với 2,01 tỷ USD, chiếm 25,5% tổng vốn đăng ký cấp mới.
Tiếp đến là Đồng Nai 987,4 triệu USD, chiếm 12,5%; Bình Dương 705,6 triệu USD, chiếm 9%; Hà Nội 424,7 triệu USD, chiếm 5,4%; Tây Ninh 422,8 triệu USD, chiếm 5,4%; Hậu Giang 288 triệu USD, chiếm 3,7%; Hải Phòng 267,9 triệu USD, chiếm 3,4%...
Như vậy, vẫn còn 16 tỉnh, thành phố không thu hút được dự án FDI nào trong 8 tháng năm 2015.
Trong số 54 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp mới tại Việt Nam trong 8 tháng, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với tổng vốn đầu tư đạt 1,65 tỷ USD, chiếm 20,9% tổng vốn đăng ký cấp mới.
Theo sau đó là Vương quốc Anh với 1,25 tỷ USD, chiếm 15,8%; Thổ Nhĩ Kỳ 660,3 triệu USD, chiếm 8,4% tổng vốn đăng ký cấp mới.
Một số dự án lớn được cấp phép trong 8 tháng năm 2015 bao gồm:
Dự án Công ty SamSung Display Việt Nam với số vốn đầu tư tăng thêm là 3 tỷ USD. Dự án này được cấp phép năm 2014 với số vốn đầu ban đầu là 1 tỷ USD. Dự án được đầu tư tại KCN Yên Phong 1, Bắc Ninh với mục tiêu sản xuất, lắp ráp, gia công, tiếp thị hoặc bán các loại màn hình.
Dự án Công ty TNHH Hyosung Đồng Nai tổng vốn đầu tư 660 triệu USD do nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư tại Khu công nghiệp Đồng Nai với mục tiêu sản xuất và gia công các loại sợi...