Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết dự báo nhu cầu thép theo quy hoạch của Việt Nam năm 2025 từ 29 triệu tấn đến 40 triệu tấn.
Công nghiệp thủy sản: Công nghệ mở đường cho sự phát triển
- Cập nhật : 01/10/2015
(Cong nghiep)
Ngày nay, việc áp dụng khoa học công nghệ đang được xem là kim chỉ nam để các doanh nghiệp thủy sản phát triển bền vững. Tuy nhiên, để làm được điều này, các doanh nghiệp cần phải có một giải pháp công nghệ phù hợp với mục tiêu phát triển, đặc biệt khi nhắm tới các thị trường xuất khẩu “khó tính” như Nhật, Mỹ, EU, v.v..
Đầu tư vào các dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại được xem là hướng phát triển đúng đắn cho các doanh nghiệp thủy sản
Tuy vậy, một trong những hạn chế của nhiều doanh nghiệp khi ứng dụng công nghệ chính là thiếu một chiến lược đầu tư đúng đắn và xuyên suốt, gây nên nhiều lãng phí mà hiệu quả lại không cao. Chỉ khi sở hữu được một chiến lược phát triển công nghệ ưu tiên và phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp, hiệu quả sản xuất và kinh doanh mới có thể được đảm bảo hoạt động xuyên suốt và phát triển đều đặn. Đây cũng chính là cơ sở giúp các doanh nghiệp gặt hái được các lợi ích kinh tế cao.
Giải pháp lưu điện UPS-3 pha của tập đoàn Schneider Electric (được biết đến rộng rãi trong lĩnh vực bảo vệ nguồn với thương hiệu APC) ứng dụng cho hệ thống phân loại tôm của nhà máy thủy sản Minh Phú Hậu Giang
Giải pháp này bảo đảm cho hệ thống phân loại tôm của nhà máy Minh Phú Hậu Giang hoạt động an toàn, ổn định và hiệu quả, giữ cho quy trình phân loại tôm không bị gián đoạn, đồng thời duy trì tính chính xác trong phân loại nguyên liệu tôm đầu vào- điều mà các giải pháp trước đây của nhà máy chưa thực hiện tốt. Nhờ đó, nhà máy Minh Phú Hậu Giang luôn có năng suất ổn định và sản lượng vượt chỉ tiêu hàng năm, đáp ứng được những mục tiêu phát triển cả về chiều rộng – công suất và chiều sâu – chất lượng mà chiến lược phát triển chung của cả tập đoàn Minh Phú đã đề ra.
Bên cạnh đó, nhờ hệ thống phân loại tôm hoạt động ổn định và chính xác, chính sách thu mua nguyên liệu đầu vào cho bà con chuyên canh tôm tại địa phương và các khu vực lân cận được thực hiện chính xác, nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho người nuôi trồng thủy sản cũng như thiết lập và phát triển mối quan hệ hợp tác dài lâu giúp cho Thủy sản Minh Phú chủ động nguồn nguyên liệu. Đây là một ví dụ về việc Minh Phú Hậu Giang áp dụng giải pháp công nghệ để nâng cao các mặt hàng giá trị gia tăng, tiếp tục thể hiện quyết tâm duy trì vị trí dẫn đầu của mình trên thị trường tôm xuất khẩu.
Các giải pháp công nghệ tiên tiến giúp Tập đoàn Thủy sản Minh Phú nâng cao giá trị sản phẩm của mình, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững
Không chỉ vậy, với đặc thù của ngành thủy sản mà tôm luôn được xem là mặt hàng có giá trị cao nhất, những con tôm được phân loại một cách chính xác sẽ đảm bảo quyền lợi cho các nhà phân phối địa phương, bao gồm người bán, người nuôi trồng, và cả khách hàng cuối khi sản phẩm của họ được định giá đúng với giá trị mà họ đã tạo ra.