Thị trường dược phẩm Việt Nam vốn từ chục năm nay vẫn được coi là thị trường đầy hỗn loạn... Thực trạng đó không phải là mới lạ với nhiều người dân Việt Nam. Cũng đã nhiều năm nay, vấn đề này từng được đề cập đến nhưng không đi đến đâu. Những vụ việc như như thuốc giả của VN Pharma, hay nhập chất tiền ma túy, cho nhập Salbutamol... từ quyết định của ông Trương Quốc Cường - Cục trưởng Cục dược có thể chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Là một cơ quan có trách nhiệm quản lý dược phẩm nhưng từ nhiều năm nay, dường như Cục Quản lý dược - Bộ Y tế đang có quá nhiều khuất tất trong việc cấp phép và quản lý dược phẩm nói chung.
Việt Nam đang chơi đúng luật ở Biển Đông
- Cập nhật : 23/08/2015
(Bien dong)
Đại sứ Mỹ Ted Osius cho rằng, ngoại giao Việt Nam luôn luôn theo đuổi những nguyên tắc nền tảng trong quan hệ quốc tế, đó là tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng lợi ích của mình và của đối tác, duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Việc Việt Nam kiên trì các nguyên tắc này là cơ sở để bạn bè và đối tác tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong giai đoạn tới.
Công trình Trung Quốc xây phi pháp trên Đá Xu Bi của Việt Nam - Ảnh: Mai Thanh Hải chụp tháng 5.2015
Đại sứ Ted Osius đưa ra nhận định trên tại Hội thảo "Ngoại giao Việt Nam: 70 truyền thống và định hướng tương lai" tổ chức sáng nay 20.8 tại Hà Nội. Ông Osius cho rằng, sự thành công của quan hệ song phương giữa Mỹ và Việt Nam đang bắt đầu có tác động, đóng góp cho hòa bình, sự ổn định và thịnh vượng chung của khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như quốc tế.
Ông Osius dẫn ra 3 ví dụ về hợp tác khu vực và quốc tế thể hiện 3 nguyên tắc quan trọng trong ngoại giao Việt Nam.
Thứ nhất là các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế phải được tôn trọng và “chúng ta phải đấu tranh cho điều đó”. Theo Đại sứ Osius, nhiều người cho rằng việc một quốc gia sẽ tôn trọng pháp luật, quy tắc và chuẩn mực quốc tế là một sự thật hiển nhiên, nhưng trên thực tế không phải như vậy.
“Thật không may, những diễn biến gần đây trên thế giới cho thấy rằng một số quốc gia vẫn tin họ không phải là đối tượng của trật tự quốc tế hiện có, và rằng họ không có trách nhiệm để duy trì nó. Vì vậy, họ coi thường cộng đồng quốc tế bằng cách chiếm trái phép lãnh thổ tranh chấp…”, Đại sứ Osius nói.
Theo Đại sứ Osius, Việt Nam rõ ràng nhìn thế giới theo một cách khác hẳn. “Việt Nam thấy một thế giới nơi mà luật pháp quốc tế phải được tôn trọng. Hơn thế nữa, Việt Nam hiểu rằng phải đấu tranh cho điều đó”.
Đánh giá về vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam, Đại sứ Oisus dẫn chứng Việt Nam đã gia nhập ASEAN, WTO, và đã đóng một vai trò lãnh đạo trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Việt Nam đã gia nhập Sáng kiến An ninh chống Phổ biến vũ khí giết người hàng loạt (PSI) để ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân. Việt Nam và Mỹ cũng trong giai đoạn cuối của cuộc đàm phánHiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). . .
Đại sứ Osius cũng khẳng định “trong ASEAN, Việt Nam được xem như là một người bảo vệ nguyên tắc cơ bản giải quyết hòa bình các tranh chấp và tuân thủ luật pháp quốc tế trong việc giải quyết căng thẳng ở Biển Đông”.
Việt Nam đã sẵn sàng để đóng vai trò của mình trong trật tự quốc tế
Nguyên tắc 2, theo Đại sứ Oisus, đó là lợi ích quốc gia của Việt Nam đang bị ảnh hưởng từ những diễn biến của khu vực và quốc tế. Do đó Việt Nam phải đánh giá và xem xét lợi ích của các bên khác.
Nguyên tắc cuối cùng mà ông Osius cho biết đã quan sát thấy trong ngoại giao Việt Nam là hòa bình và ổn định khu vực và quốc tế đòi hỏi sự đóng góp tích cực từ tất cả các quốc gia. “Chúng ta sống trong một thế giới ngày càng phức tạp và đa cực, nơi các vấn đề khác nhau đòi hỏi các diễn viên khác nhau. Và trong khi Mỹ sẽ luôn luôn tìm cách trở thành một đối tác mang tính xây dựng và lãnh đạo trong việc xây dựng, duy trì hòa bình và ổn định, mỗi quốc gia đều có trách nhiệm, vai trò của mình", ông nói.
Theo Đại sứ Osius, Việt Nam đã đóng vai trò chủ động trong ASEAN để tăng cường khả năng của ASEAN nhằm thúc đẩy ngoại giao phòng ngừa, và để xây dựng lòng tin trong khu vực. “Mỹ ủng hộ các nỗ lực chủ động của Việt Nam trong lĩnh vực này, đặc biệt trong việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho Biển Đông căng thẳng, phù hợp với luật pháp quốc tế”, ông Osius nói.
Tương tự, Đại sứ Osius đánh giá cao quyết định của Việt Nam tham gia vào các nỗ lực gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và coi đây là một thời điểm mang tính bước ngoặt, “chứng minh rằng Việt Nam đã sẵn sàng để đóng vai trò của mình trong trật tự quốc tế”.
Hội thảo khoa học quốc tế “Ngoại giao Việt Nam: 70 năm truyền thống và định hướng tương lai” do Bộ Ngoại giao tổ chức sáng 20.8 thu hút sự tham dự của gần 100 đại biểu là đại sứ, đại biện các đại sứ quán, trưởng đại diện các tổ chức quốc tế và một số tổ chức phi chính phủ tại Hà Nội.
Phát biểu tại hội thảo, Phó thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực đưa các mối quan hệ đối ngoại đi vào chiều sâu, trước hết với các đối tác chủ chốt.
Trong ngoại giao đa phương, Việt Nam tiếp tục đóng vai trò thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm của ASEAN, đồng thời tham gia tích cực hơn nữa vào các cơ chế đa phương khác ở khu vực và trên thế giới, trước hết là Liên hợp quốc. Phó thủ tướng cho biết Việt Nam mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế trong sự nghiệp bảo vệ, phát triển đất nước, góp phần vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung của khu vực và thế giới.