Philippines, Việt Nam bàn chuyện tập trận, tuần tra chung ở Biển Đông
Trung Quốc triển khai phi pháp chiến đấu cơ J-11 ở Hoàng Sa
Phụ nữ người Việt ngồi tù 25 năm ở Campuchia vì buôn heroin
Nhu cầu tuyển sếp của doanh nghiệp tăng gấp rưỡi
Sẽ thanh tra Vietcombank trong 2 tháng
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 13-04-2016
- Cập nhật : 13/04/2016
Đón 2 tàu hộ vệ của Nhật Bản thăm cảng Cam Ranh
Đây là hai tàu Hộ vệ mang tên JS ARIAKE (số hiệu JSNC dài 151 m, rộng 17,4 m, mớm nước 5,2 m, giãn nước 4550 tấn và tàu JS SETOGIRI (hô hiệu JSVR, dài 137 m, rộng 14,6 m, mớm nước 4,5 m, lượng giãn nước 3550 tấn.
Nhân chuyến thăm của hai tàu huấn luyện, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nakatani Gen đã gửi thư bày tỏ tin tưởng rằng các chuyến thăm sẽ làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Trong thời gian chuyến thăm, chỉ huy tàu Nhật Bản sẽ đến chào xã giao lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa và chỉ huy Vùng 4 Hải quân. Phía Nhật Bản mời đại diện phía Việt Nam lên thăm tàu và phối hợp cùng Vùng 4 Hải quân tổ chức giao lưu thể thao giữa chiến sĩ, thủy thủ hai nước.
Đây là lần thứ 2 tàu hải quân nước ngoài đến thăm Cảng quốc tế Cam Ranh, kể từ khi cảng này khai trương vào ngày 8-3 vừa qua. Trước đó, ngày 17-3, tàu RSS Endurance mang số hiệu 207 của Hải quân Singapore đã cập Cảng quốc tế Cam Ranh.
Hai tàu Hộ vệ JS ARIAKE và JS SETOGIRI của Lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản cập Cảng Quốc tế Cam Ranh.
Lo ngại du khách Việt Nam ‘xấu xí’ như khách Trung Quốc
Ngày 12-4, Tổng Cục du lịch (Bộ VH-TT&DL) đã tổ chức buổi họp báo công bố tình hình du lịch quý I-2016.
Theo đó, trong ba tháng đầu năm 2016 lượng khách quốc tế tới nước ta đã có sự tăng trưởng ấn tượng, trong đó tăng mạnh nhất là khách Trung Quốc đi theo đường hàng không đến miền Trung. Trong khi đó, lượng khách của quốc gia này đi đường bộ qua biên giới giảm.
Trong một phát biểu gần đây của ông Nguyễn Văn Tuấn (Tổng Cục trưởng Tổng cụ Du lịch) thì khách Trung Quốc là khách thuộc thị trường chi tiêu thấp, Việt Nam không chủ trương phát triển du lịch giá rẻ.
Cũng trong cuộc họp báo kể trên, Tổng cục Du lịch đã công bố dự thảo chiến dịch phát động phong trào ứng xử văn minh khi đi du lịch. Dự thảo này gồm có quy tắc ứng xử đối với khách du lịch gồm có 10 điều nên và 10 điều không nên.
Theo Tổng cục Du lịch, lý do của việc xây dựng bộ quy tắc này là do một bộ phận khách du lịch Việt Nam đã tạo nên hình ảnh xấu xí về du khách Việt. Các hành vi được nhận diện gồm: Chen lấn xô đẩy, không xếp hàng, lấy thức ăn thừa nhưng không sử dụng, gây ồn ào, mất trật tự…thậm chí là các hành vi vi phạm pháp luật như lấy cắp hàng trong siêu thị, lợi dụng đi du lịch để trốn ở lại…
Nói thêm về chủ đề này, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam - Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, cũng chỉ ra, du khách Trung Quốc hiện cũng được biết đến với nhiều hành vi xấu, tuy nhiên khách du lịch Việt Nam cũng đang có dấu hiệu tương tự, ông Bình còn lo ngại nếu không có sự vận động, hình ảnh du khách Việt cũng sẽ xấu xí trong mắt bạn bè quốc tế như khách Trung Quốc. “Khách Trung Quốc đi đâu cũng ồn ào nhưng khách Việt Nam cũng ồn ào không kém” - ông Bình nói.
“Việc thanh tra liên tục đang gây khó khăn cho doanh nghiệp“
Ông Nguyễn Văn Thanh cho biết theo quy định hiện hành giá cước vận tải ô tô không do Nhà nước quy định mà để cho thị trường tự điều chỉnh. Các đơn vị vận tải ô tô chỉ thực hiện kê khai giá cước theo quy định của Nhà nước và thông báo với khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay việc thanh tra liên tục đang gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Việc kiểm tra liên tục gây khó khăn trong công tác kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải. Ảnh: VIẾT LONG
Vì vậy, ông Thanh đề nghị các cơ quan nhà nước không can thiệp quá sâu, kiểm tra liên tục giá cước vận tải: “Theo phản ánh của các hội viên, có những tháng liên tục đón tiếp các đoàn của Bộ, Sở GTVT, Sở Tài chính. Có những đơn vị báo cáo, một năm tháng nào cũng có đoàn kiểm tra… Đồng thời, không gây phiền hà cho doanh nghiệp khi thực hiện kê khai giá. Nhà nước không gắn việc kê khai giá để cản trở sự kinh doanh bình thường của đơn vị vận tải…” - ông Thanh nói.
Về vấn đề này, một doanh nghiệp cho biết hiện nay việc thanh, kiểm tra liên tục của các cơ quan Nhà nước khiến doanh nghiệp rất khó khăn: “Việc tiếp đón các đoàn gây tốn kém, mất nhiều thời gian, áp lực, trong khi hoạt động kinh doanh vận tải ngày càng ế ẩm…” - ông này nói.
Hải quan thu ngân sách hơn 52.000 tỉ đồng
Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh công tác kiểm tra gian lận về trị giá tính thuế, phân loại hàng hóa và xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu. Đặc biệt tập trung kiểm tra mặt hàng thường xảy ra gian lận trên cơ sở tương tự như các vụ việc gian lận đã tiến hành kiểm tra. Đồng thời các đơn vị quan tâm kiểm tra, thu thập thông tin nhằm phát hiện, ngăn chặn, phòng ngừa và cảnh báo các trường hợp gian lận về xuất xứ, lợi dụng xuất xứ của Việt Nam để xuất hàng đến nước thứ ba.
Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu các đơn vị rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện danh mục quản lý rủi ro về trị giá và mức giá tính thuế, trong đó tập trung những nhóm hàng có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn, thuế suất cao... làm cơ sở xác định dấu hiệu nghi vấn, thực hiện tham vấn hoặc kiểm tra sau thông quan về trị giá.
Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan triển khai cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN, thực hiện đề án kiểm tra chuyên ngành... nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan.
Khó đạt mục tiêu giảm còn 15-17 ngân hàng
Theo đánh giá của WB, năm nay nền kinh tế Việt Nam có nhiều dấu hiệu tích cực nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tăng trưởng dự báo sẽ giảm còn 6,2% (so với dự báo 6,5% hồi đầu năm) do tiêu dùng cá nhân và tăng trưởng đầu tư chậm lại. Năm nay, dự báo nợ công Việt Nam sẽ tăng lên 63,8% GDP, thâm hụt ngân sách là 5,9% GDP, lạm phát tăng lên mức 3,5%.
Đặc biệt, WB cho rằng mục tiêu giảm số lượng ngân hàng thương mại thông qua mua bán, sáp nhập sẽ khó khả thi. Ông Sandeep Mahajan, Chuyên gia kinh tế trưởng của WB, nhận định quá trình củng cố ngành ngân hàng đã đạt được một số tiến bộ và đã thực hiện một số thương vụ mua bán, sáp nhập nhưng vẫn khó có thể đạt mục tiêu giảm còn 15-17 ngân hàng vào năm 2017 từ con số hiện nay là 34.
“Việc giảm số lượng ngân hàng là động thái tốt. Tuy nhiên, vấn đề hợp nhất và sáp nhập cần có quy trình phù hợp. Quy trình quan trọng hơn là con số. Con số bao nhiêu ngân hàng còn lại còn phụ thuộc vào điều kiện cầu trên thị trường và nhiều nhân tố khác” - Chuyên gia kinh tế trưởng của WB khuyến cáo.
Về nợ xấu, WB đánh giá theo báo cáo của hệ thống ngân hàng, nợ xấu đã giảm xuống mức 3%. Kết quả giảm nợ xấu này đạt được chủ yếu do tăng trưởng tín dụng và chuyển các món nợ xấu sang Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam (VAMC). Tuy các ngân hàng bị yêu cầu trích dự phòng dần dần cho khoản tài sản chuyển sang VAMC nhưng khoản tín dụng và các rủi ro liên quan gây tổn hại đến nguồn vốn vẫn chưa được xóa bỏ hoàn toàn.