tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh sáng 21-05-2016

  • Cập nhật : 21/05/2016

Báo Nga: Hải quân Nga trở lại Cam Ranh là cần thiết

moscow khong can phai duy tri su hien dien thuong xuyen cua tau o cam ranh, boi tren thuc te nga cung khong co du tiem luc. anh: sputnik

Moscow không cần phải duy trì sự hiện diện thường xuyên của tàu ở Cam Ranh, bởi trên thực tế Nga cũng không có đủ tiềm lực. Ảnh: Sputnik

Trả lời RIA Novosti về triển vọng Hải quân Nga quay trở lại các căn cứ tại Cam Ranh, Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga Nguyễn Thanh Sơn khẳng định: "Chính sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam là không gia nhập vào liên minh quân sự hoặc liên minh với một quốc gia khác nhằm chống lại nước thứ ba. Trong bối cảnh hiện nay, thực hiện hợp tác tại cảng Cam Ranh nhằm đảm bảo hợp tác quốc tế đa phương, cung cấp dịch vụ vận tải biển, sửa chữa tàu thuyền và phát triển kỹ thuật - công nghệ quân sự để đảm bảo hòa bình và ổn định ở khu vực là một hướng phù hợp".

Phân tích tuyên bố ngoại giao này, nhà báo Nga Anton Mardasov đã đăng bài trên tờ Svobodnaya Pressa, hồi tưởng bối cảnh hải quân Liên Xô cũ trú tại Cảng Cam Ranh và đánh giá triển vọng hợp tác trong thời gian tới.

Cơ sở hùng mạnh

Năm 1979, Việt Nam cung cấp miễn phí cơ sở hải quân tại cảng Cam Ranh cho Liên Xô trong vòng 25 năm.

Quân đội Liên Xô đã tái thiết và mở rộng các cơ sở. Được gọi với các tên khiêm tốn “Điểm hỗ trợ Vật liệu - Kỹ thuật”, đây này thực chất là một cơ sở hùng mạnh cho hải quân Liên Xô.

Bất cứ lúc nào, cơ sở cũng tiếp đón cùng lúc 8 - 10 tàu nổi, 4 - 8 tàu ngầm và tàu cung ứng. Căn cứ Cam Ranh cho phép Hạm đội Thái Bình Dương kiểm soát vùng biển phía Nam Thái Bình Dương, và toàn bộ Ấn Độ Dương.

Năm 2001, chính phủ Nga quyết định không gia hạn hợp đồng với Việt Nam và sơ tán quân khỏi các cơ sở trước thời hạn.

Đã sẵn sàng

Hiện giờ, câu hỏi về việc khôi phục căn cứ hải quân Nga tại Cam Ranh lại một lần nữa nổi lên, xoay quanh mức độ sẵn sàng của Moscow để củng cố vai trò hàng hải trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ông Mardasov nhận xét.

Theo ông, xét trên các thỏa thuận cấp cao đạt được, Moscow đã sẵn sàng.

Ngày 12/11/2013, hai nước đã đặt bút ký thỏa thuận thành lập một cơ sở chung phục vụ bảo trì và sửa chữa tàu ngầm tại Cam Ranh.

nguyen thu tuong nguyen tan dung (phai) va thu tuong nga dmitri medvedev  (trai).

Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (phải) và Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev  (trái).

 

Sau đó không lâu, vào tháng 2/2014, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết Nga sẽ mở rộng sự hiện diện quân sự trên thế giới. Nhiều cuộc đàm phán về việc triển khai quân tới cơ sở quân sự ở các nước như Việt Nam và Cuba diễn ra, cũng như với Seychelles, Singapore, Algeria, Síp, Venezuela, Nicaragua,…

Ông Shoigu lưu ý rằng khu vực bao quanh đường xích đạo là cần thiết để tiếp nhiên liệu cho máy bay tầm xa của Nga.

Mùa xuân năm 2014, căn cứ không quân tại Cam Ranh đã lần đầu tiên được sử dụng để bảo trì Il -78, máy bay tiếp nhiên liệu cho máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS.

Diễn biến gần đây nhất là vào tháng 11/2014, giữa chuyến công du Nga, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đã ký một thỏa thuận để đơn giản hóa các thủ tục cho tàu Nga xin phép cập cảng Cam Ranh.

Từ thời điểm đó, tàu Nga chỉ phải thông báo cho cơ quan chức năng Việt Nam trước khi cập cảng.

Sự kiện này được nhà báo cho là một bước tiến nổi bật. Việt Nam chính thức trở thành nước thứ hai sau Syria đơn giản hóa thủ tục cập cảng cho tàu chiến của Nga.

“Lập trường quốc gia”

Từ đó trở đi, nhiều chuyên gia quân sự cho rằng hai bên sẽ sớm đạt được thêm nhiều thỏa thuận liên quan đến việc tái lập điểm hậu cần cho hải quân Nga.

Triển vọng này được hậu thuẫn bởi nhiều điều kiện thực tế thuận lợi như Việt Nam là đối tác truyền thống của Nga trong lĩnh vực quân sự. Những năm gần đây, hai bên đã ký hợp đồng mua bán khí tài với tổng trị giá vượt 4,5 tỷ USD.

Nga đã bàn giao 4 trong 6 tàu ngầm diesel lớp Warszawianka trang bị phức tạp tên lửa Klub-S (Kalibr) như cam kết, và cung cấp cho Việt Nam tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion, cùng với hệ thống vệ tinh Gorizont.

Chính phủ Việt Nam cũng đặt hàng Nga nhiều khí tài khác như tàu tên lửa Molnya, tàu khu trục Gepard 3.9, và máy bay chiến đầu tầm xa trong mọi thời tiết Su-30MK2.

Khi được hỏi về triển vọng hợp tác xa hơn nữa, Đại tướng đã về hưu Leonid Ivashov, người từng tham gia đàm phán về Cam Ranh giai đoạn 1998-2000, cho rằng những lời nói của Đại sứ Việt Nam “không chỉ đơn thuần là hùng biện” hay “ý kiến cá nhân”.

“Ông đã thể hiện rõ lập trường quốc gia, và tôi thì hiểu đó là một lời mời mà Nga chẳng thể khước từ”, ông Ivashov nói.

“Cảm ơn người Việt Nam vì Cam Ranh”

Ông Ivashov chỉ ra những lý do Nga cần phải trở lại Cam Ranh. Đầu tiên, đây là một trong những cảng nước sâu tốt nhất không chỉ ở Biển Đông, mà còn ở toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Thứ hai, ngoài 6 cầu cảng cho tàu, Cam Ranh còn có xây bay do chính Liên Xô xây dựng, có một trạm theo dõi điện tử, từng là nơi đóng quân của các máy bay chống ngầm, máy bay do thám.

 cam ranh la mot trong nhung cang nuoc sau tot nhat khong chi o bien dong, ma con o toan bo khu vuc chau a-thai binh duong.

 Cam Ranh là một trong những cảng nước sâu tốt nhất không chỉ ở Biển Đông, mà còn ở toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

 

“Ngày nay, Nga đang ngày càng mở rộng hoạt động ở các đại dương và có những lợi ích chiến lược cần phải bảo vệ. Nói cách khác, việc duy trì sự hiện diện quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương là cần thiết. Vấn đề bây giờ là tài chính”, ông kết luận. Với thỏa thuận năm 1979 cho đến năm 2000, Việt Nam không thu phí của Nga đối với hoạt động đồn trú tại Cam Ranh.

Cựu quan chức Nga cho rằng Moscow sẽ sẵn sàng cung cấp một lượng lớn các trang thiết bị quân sự cho Việt Nam nếu như hai bên đạt thỏa thuận.

“Chúng ta nên cảm ơn người Việt Nam vì Cam Ranh. Sau khi Nga rút quân, Mỹ đã ngay lập tức ngỏ ý muốn thuê lại các thiết bị do Liên Xô lắp đặt tại đây, nhưng Việt Nam đã từ chối, và cho đến nay vẫn chờ Nga quay trở lại”, ông nói.

“Nếu hai nước đạt thỏa thuận, Cam Ranh sẽ chỉ là một cơ sở quân sự nhỏ so với thời Xô Viết. Nhưng điều đó đối với Nga đã là quá đủ”, ông Ivashov nói.

Cần sự tồn tại

Về phần mình, Phó giám đốc Viện nghiên cứu chính trị – quân sự Liên bang Nga Alexander Khramchikhin nói ông tin việc Nga trở lại Cam Ranh là cần thiết.

Moscow không cần phải duy trì sự hiện diện thường xuyên của tàu ở Cam Ranh, bởi trên thực tế Nga cũng không có đủ tiềm lực. Nhưng duy trì cơ sở hạ tầng tại đây, hay thậm chí sử dụng cơ sở hạ tầng của Việt Nam là điều cần thiết.

Mỹ cũng có nhiều đồn trú và bỏ trống, nhưng về cơ bản Mỹ cần đến sự tồn tại của chúng. Lính Mỹ có thể đóng quân tại đó, tàu thuyền có thể cập bến để tiếp nhiên liệu, sửa chữa và bảo dưỡng.

Cuối cùng, ông Andrei Frolov, Tổng biên tập tạp chí xuất khẩu vũ khí Nga Arms Export nói trên tờ Svobodnaya Pressa rằng giờ là cơ hội tốt để củng cố vị thế của một cường quốc với chi phí hợp lý.

“Hiện tại, Nga chỉ cần tàu thuyền có thể dễ dàng cập cảng Cam Ranh, điều vốn đã nằm trong thỏa thuận mà hai bên ký kết. Trong vòng 10 năm qua, Nga chưa phải đối mặt với mối đe dọa quân sự nào trong khu vực này, và các tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương đã có cơ hội đến Cam Ranh để tiếp nhiên liệu”.(Bizlive)


Chủ tịch Hà Nội yêu cầu đẩy nhanh cấp sổ đỏ tồn đọng

Theo Chủ tịch UBND thành phố, kết quả cấp GCN quyền sử dụng đất còn thấp; nhiều trường hợp còn vướng mắc chưa được giải quyết dứt điểm

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa có Chỉ thị yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chỉ thị nêu rõ: Kết quả cấp GCN quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố còn thấp; nhiều trường hợp còn vướng mắc chưa được giải quyết dứt điểm do các nguyên nhân như: cấp đất trái thẩm quyền, lấn chiếm đất công, chuyển mục đích sử dụng đất sai quy định; vi phạm các quy định về quản lý đất đai, quản lý quy hoạch nhưng chưa được xử lý, giải quyết dứt điểm; các sai phạm về quy hoạch, trật tự xây dựng, sử dụng đất đai của chủ đầu tư tại các dự án phát triển nhà ở… Còn không ít tổ chức, cá nhân chưa hài lòng với đội ngũ cán bộ, công chức trong thực hiện cấp GCN quyền sử dụng đất.

Để đẩy mạnh công tác này, cơ bản giải quyết xong những trường hợp còn tồn tại vướng mắc tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân hộ, gia đình thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đúng quy định Luật Đất đai năm 2013, Chủ tịch UBND thành phố yêu các Sở ngành, UBND quận huyện, thị xã xác thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể:

Tiếp tục thực hiện việc cải cách thủ tục hành chính trong việc công nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đtấ cho các tổ chức, đơn vị. Sở TN-MT chủ trì cùng các Sở, ngành liên quan rà soát, đề xuất bổ sung sửa đổi bảo đảm việc cấp GCN thực hiện nhanh, gọn, đơn giản, đúng quy định; báo cáo UBND thành phố trước ngày 30/5/2016.

Đối với các địa điểm đất do cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức sự nghiệp công và UBND các cấp quản lý, sử dụng: Sở TN-MT khẩn trương hoàn thành Kế hoạch 78 của UBND thành phố về cấp GCN của các tổ chức trên địa bàn Thành phố trong năm 2016. Đơn giản tối đa về hồ sơ thủ tục để xét cấp GCN; sử dụng ngay bản đồ địa chính hoặc trích lục bản đổ địa chính và các bản đồ hiện có để xét cấp GCN, không yêu cầu các đơn vị phải đo đạc lại, cung cấp thông tin quy hoạch và chỉ giới đường đỏ; đơn vị chỉ kê khai, đăng ký khi làm thủ công nhận quyền sử dụng đất, cấp GCN.

Đối với các địa điểm đất do các tổ chức kinh tế sử dụng chưa được cấp GCN: Sở TN-MT rà soát, phân loại, tiếp tục thông báo, yêu cầu tổ chức khẩn trương liên hệ với Sở TN-MT để hướng dẫn hoàn tất các thủ tục công nhận quyền sử dụng đất, cấp GCN theo quy định.

Đối với đất do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng, chưa được cấp GCN quyền sử dụng đất:

Các trường hợp sử dụng đất có nguồn gốc vi phạm quy định của pháp luật về sử dụng đất đai, sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch được duyệt thuộc các trường hợp đã được tháo gỡ, giải quyết tại Quyết định số 37/2015/QĐ-UBND của UBND thành phố: Sở TN-MT chủ trì, phối hợp xác định số lượng cụ thể tại từng địa phương, thông báo đến các hộ dân và hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện dứt điểm.

Các trường hợp có tranh chấp, khiếu kiện về quyền sử dụng đất: Sở TN-MT chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã xác định số lượng cụ thể tại từng địa phương, hướng dẫn, đôn đốc chính quyền địa phương tổ chức gòa giải và giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật, làm căn cứ xét giấy cấp GCN quyền sử dụng đất.

Các trường hợp chưa kê khai đăng ký đất đai: yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thông báo yêu cầu kê khai đăng ký theo quy định tại Điều 95 Luật Đất đai đến từng hộ gia đình, lập hồ sơ cấp GCN và hô sơ quản lý đối với các trường hợp không đủ điều kiện cấp GCN tổ chức thanh tra xử phạt theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP đối với các trường hợp không đăng ký kê khai theo quy định.

Chỉ thị cũng yêu cầu làm rõ các trường hợp bị yêu cầu thu hồi đất của Viện kiểm sát, tòa án hoặc cơ quan thanh tra, cơ quan công an kiến nghị thu hồi và đối với những địa điểm đất do cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng quản lý sử dụng chưa được cấp GCN quyền sử dụng đất…


Một quy định "nhỏ" có thể thổi bay ngay lập tức 900 tỷ lợi nhuận của Sabeco

Việc dán tem bia được đánh giá là không cần thiết khi mà lượng bia lậu, bia giả không đáng kể.

Nhằm mục tiêu “Nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với hoạt động SXKD bia”, trong năm 2013, Bộ Công Thương đã đưa ra phương án dán tem đối với mặt hàng bia nhằm chống nạn hàng giả, buôn lậu, gian lân thương mại.

Dù vẫn trong quá trình xin ý kiến của các cơ quan, ban ngành nhưng dự thảo đã vấp phải sự phản đối gay gắt của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bia. Theo ước tính, nếu áp dụng việc dán tem với sản phẩm bia sẽ khiến các doanh nghiệp tiêu tốn khoảng 1.700 tỷ đồng mỗi năm.

Theo ông Trần Đình Thanh- Phó TGĐ Habeco thì số lượng bia giả, bia lậu trên thị trường là không đáng kể so với sản lượng hàng tỷ lít bia sản xuất mỗi năm. Do đó, việc áp dụng tem bia là không cần thiết, gây tốn kém.

Cùng quan điểm, Lê Hồng Xanh- Phó TGĐ Sabeco từng cho rằng việc dán tem sẽ tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, khiến giá thành sản phẩm đội lên, kéo theo tiêu dùng sụt giảm và ngân sách thu về giảm theo.

Trong năm 2016, Sabeco đặt kế hoạch kinh doanh với các chỉ tiêu sản lượng tiêu thụ bia 1,54 tỷ lít, tổng doanh thu (không bao gồm thuế TTĐB) đạt 35.046 tỷ đồng, LNST 3.436 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp đề án quy định việc dán tem đối với các sản phẩm bia được triển khai sẽ làm gia tăng đáng kể chi phí doanh nghiệp.

Theo ước tính của Sabeco, với chi phí dán tem cho mỗi chai/lon là 200đ/sản phẩm thì công ty sẽ phải bỏ thêm khoảng 900 tỷ đồng chi phí cho việc dán tem, đó là chưa kể chi phí đầu tư cho thiết bị liên quan.


Ngành Thuế xây dựng hệ thống chỉ tiêu về “sức khỏe” của doanh nghiệp

Bộ Tài chính chính thức ban hành Hệ thống chỉ tiêu về người nộp thuế là doanh nghiệp (DN). Trong đó, nêu rõ hệ thống chỉ tiêu về DN được tổng hợp từ các dữ liệu hồ sơ kê khai thuế, không được yêu cầu DN nộp thêm bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào ngoài quy định.

he thong chi tieu ve nnt la dn se giup co quan thue trong quan ly thu nsnn. anh: t.hang

Hệ thống chỉ tiêu về NNT là DN sẽ giúp cơ quan Thuế trong quản lý thu NSNN. Ảnh: T.Hằng

Hệ thống chỉ tiêu về DN gồm 6 chỉ tiêu về tình trạng hoạt động của DN, chỉ tiêu về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của DN, chỉ tiêu về thuế GTGT, chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của DN và chỉ tiêu về nghĩa vụ của DN với ngân sách nhà nước…

Và được chia thành 3 nhóm: Nhóm thống kê về tình trạng hoạt động của DN; Nhóm thống kê về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của DN; Nhóm thống kê về tuân thủ pháp luật thuế của DN.

Thông tin trên hệ thống chỉ tiêu được phục vụ cho các cơ quan và cán bộ thuế phục vụ cho quản lý DN, quản lý nguồn thu. Tổng cục Thuế có trách nhiệm định kỳ báo cáo thông tin về hệ thống chỉ tiêu này cho lãnh đạo Bộ Tài chính, các đơn vị thuộc Bộ và cung cấp cho các cơ quan liên quan khi có yêu cầu theo quy định.

Các cá nhân, đơn vị được phân quyền khai thác thông tin báo cáo trên hệ thống ứng dụng có trách nhiệm tuân thủ các quy định về bảo mật thông tin theo quy định.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Putin trao đổi về vấn đề biển Đông

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống V. Putin đã trao đổi về nhiều vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có vấn đề biển Đông.
thu tuong chinh phu nguyen xuan phuc hoi kien tong thong lien bang nga vladimir putin. anh: vgp/quang hieu

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Theo tin từ Văn phòng Chính phủ, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga, chiều 19/5 (giờ địa phương), tại TP. Sochi, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hội kiến Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam luôn coi Liên bang Nga là ưu tiên chiến lược quan trọng trong triển khai chính sách đối ngoại đa phương hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam, và sẽ chủ động thúc đẩy tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga theo hướng thực chất và hiệu quả.
Tổng thống V. Putin chúc mừng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được bầu giữ cương vị Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, đánh giá cao vai trò của Việt Nam ở Đông Nam Á và khẳng định Việt Nam luôn là một trong những ưu tiên đối ngoại của Nga tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tổng thống V. Putin vui mừng đánh giá, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến đổi, hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế-thương mại, an ninh-quốc phòng, khoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo, văn hóa, du lịch… cũng như tại các diễn đàn quốc tế thời gian qua phát triển tích cực, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân hai nước.
Hai nhà lãnh đạo đã rà soát việc thực hiện hợp tác song phương trong các lĩnh vực, nhất trí cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ và chú trọng nâng cao hiệu quả của các chương trình và dự án hợp tác trọng điểm, nhất là trong trao đổi thương mại, dầu khí, điện hạt nhân, du lịch... làm cơ sở để tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác.
Tổng thống Liên bang Nga nhất trí sẽ thúc đẩy các nước thành viên còn lại của Liên minh Kinh tế Á-Âu là Belarus, Armenia và Kyrgyzstan hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do với Việt Nam để triển khai thực hiện, góp phần nâng tầm hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước trong thời gian tới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Việt Nam luôn sẵn sàng làm cầu nối để doanh nghiệp Nga mở rộng hoạt động tại thị trường các nước trong khu vực Đông Nam Á nói chung và ASEAN nói riêng, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã và đang ký kết, tham gia nhiều Hiệp định Thương mại tự do với các nước và tổ chức.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống V. Putin đã trao đổi về nhiều vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương như Liên Hợp Quốc, APEC, ASEM, ASEAN...
Trao đổi về những diễn biến phức tạp gần đây trên Biển Đông, Tổng thống Nga chia sẻ, Nga quan tâm theo dõi tình hình ở Đông Nam Á nói chung và ở Biển Đông nói riêng, khẳng định lập trường của Nga là cần giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trước hết là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), triển khai đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông, ủng hộ việc ASEAN và Trung Quốc phối hợp xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trân trọng chuyển đến Tổng thống V. Putin lời thăm hỏi và lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm chính thức Việt Nam và dự Hội nghị cấp cao APEC năm 2017.
Sau cuộc gặp, hai Nhà lãnh đạo đã chứng kiến Lễ trao Huân chương Hữu nghị của Việt Nam cho Chủ tịch Tập đoàn Rosneft I. Sechin và Huân chương Hữu nghị của Nga cho Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam Nguyễn Quốc Khánh.(Bizlive)

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục