Cục Chăn nuôi khuyến cáo không nên quá kỳ vọng thị trường Trung Quốc
Vay vốn qua trung gian ẩn chứa nhiều rủi ro
Hà Nội ngừng kinh doanh và sử dụng thuốc Neo - Tergynan
Kiểm tra thủ phủ bánh kẹo “nhái”... La Phù
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh chiều 16-08-2016
- Cập nhật : 16/08/2016
Việt Nam thua thiệt hàng tỷ USD khi Lọc dầu Nghi Sơn vận hành
Cùng với khoản giảm thu thuế có thể lên tới cả chục nghìn tỷ mỗi năm, cam kết bao tiêu, bù lỗ... cũng khiến dự án Lọc dầu Nghi Sơn trở nên không hiệu quả về mặt kinh tế.
Vụ Ngân sách Nhà nước vừa có báo cáo tác động liên quan đến thu ngân sách khi Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động.
Theo kế hoạch, đến tháng 11/2016, Lọc dầu Nghi Sơn sẽ chạy thử và chính thức vận hành thương mại vào cuối năm 2017. 100% nguyên liệu cho nhà máy là dầu nhập khẩu từ Kuwait với thuế nhập khẩu 0%. Công suất dự kiến của tổ hợp là 7 triệu tấn thành phẩm mỗi năm, trong đó xăng 2,3 triệu tấn, diesel 3,7 triệu tấn, nhiên liệu máy bay, dầu hoả đạt 0,64 triệu tấn và các sản phẩm LPG, polypropylene... Lọc dầu Nghi Sơn cũng dự kiến xuất khẩu một số sản phẩm hoá dầu, bezen, parabelen, prolypylene... mà không phải chịu thuế xuất khẩu.
Do tác động của các sản phẩm phục vụ trong nước từ Nghi Sơn, lượng xăng dầu nhập khẩu sẽ giảm mạnh. Theo tính toán của cơ quan quản lý, thu ngân sách từ năm 2017 sẽ bị ảnh hưởng.
Cụ thể, ở phương án giá dầu 45 USD, số thu thuế giá trị gia tăng (VAT) nhập khẩu dầu thô của Nghi Sơn sẽ tăng được 3.051 tỷ đồng, song lượng nhập khẩu từ nước ngoài sẽ giảm mạnh, khiến thu thuế bảo vệ môi trường, VAT, tiêu thụ đặc biệt... giảm tổng cộng 9.298 tỷ đồng. Như vậy, thu từ xuất nhập khẩu sẽ giảm khoảng 6.246 tỷ đồng một năm.
Tuy nhiên, con số này phần nào được bù đắp nhờ thu nội địa (chủ yếu là thuế bảo vệ môi trường) khoảng 4.868 tỷ đồng từ các sản phẩm của Nghi Sơn phân phối trong nước. "Khi Lọc dầu Nghi Sơn hoạt động cuối năm 2017 thu ngân sách dự kiến giảm 1.377 tỷ đồng, năm 2018 giảm 10.928 tỷ đồng, năm 2019 giảm 10.632 tỷ, năm 2020 giảm 14.110 tỷ", báo cáo nhấn mạnh.
Cùng với giảm thu thuế, các hỗ trợ ưu đãi cho Nghi Sơn cũng ảnh hưởng đến ngân sách Nhà nước. Cụ thể, ngoài các hạng mục công trình hỗ trợ trực tiếp cho Nghi Sơn, miễn thuế nhập khẩu dầu thô…, Tập đoàn Dầu khí (PetroVietnam) còn cam kết bao tiêu sản phẩm và áp dụng mức giá bán buôn tại cổng nhà máy là giá cộng với thuế nhập khẩu (7% với các sản phẩm xăng dầu, 5% với LPG, 3% với các sản phẩm hoá dầu).
Sau khi tính toán, với giá dầu ở mức 45 USD, PetroVietnam phải bù lỗ do bao tiêu sản phẩm cho Nghi Sơn là 3.500 tỷ đồng. Con số này tăng lên 4.000 tỷ và 4.500 tỷ đồng với các phương án khác và có thể kéo dài trong 10 năm. Ngoài các ưu đãi trên, số kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho Lọc dầu Nghi Sơn để đầu tư các hạng mục của dự án như đê chắn sóng, đường nội bộ, hệ thống chiếu sáng… là 3.833 tỷ đồng.
Trong khi phải bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng cho các hỗ trợ, ưu đãi nêu trên, Vụ Ngân sách Nhà nước tính toán với vốn góp 25,1%, PetroVietnam chỉ có thể thu về 1.400-1.600 tỷ đồng mỗi năm, tương ứng với các kịch bản giá dầu 50 USD và 45 USD một thùng.
"Khi Lọc dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động thì PetroVietnam không được thu lãi mà phải bù lỗ bình quân 1.800-2.500 tỷ đồng một năm, chưa tính đến khoản chi phí hỗ trợ trực tiếp về hạ tầng", báo cáo nêu.
Như vậy, cùng với tổng vốn đầu tư 9 tỷ USD, việc vận hành công trình lọc dầu có quy mô sản lượng lớn bậc nhất khu vực Đông Nam Á tại Nghi Sơn (Thanh Hóa) cũng được chứng minh gây thua thiệt hàng chục nghìn tỷ đồng, tương đương hảng tỷ USD, trong vòng đời dự án bởi các chính sách ưu đãi, hỗ trợ...
Dự án nêu trên do Tập đoàn Idemitsu Kosan (Nhật) và Công ty Dầu khí quốc tế Kuwait (KPI) góp vốn mỗi bên 35,1%, PetroVietnam nắm 25,1% và một đối tác Nhật khác là Hóa chất Mitsui góp 4,7%. Dự án được khởi công năm 2008, công suất thiết kế 10 triệu tấn thô. Mới đây, Idemitsu Kosan và KPI đã lên kế hoạch phân phối xăng dầu tại thị trường Việt Nam công bố việc được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp phân phối sản phẩm.(Vnexpress)
TP.HCM lên kế hoạch phát triển Khu đô thị Tây Bắc
UBND TP.HCM đã giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc phối hợp với các sở - ngành liên quan đề xuất điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị Tây Bắc theo hướng kết hợp phát triển các khu dân cư mới với chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu.
Ban Quản lý Đầu tư - Xây dựng Khu đô thị Tây Bắc cần rà soát cơ sở pháp lý, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để hạn chế tối đa việc khiếu nại, khiếu kiện khi thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng; xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và kế hoạch triển khai công tác bồi thường từ nay đến năm 2020, trình UBND TP.HCM trong tháng 12/2016.
Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng được giao rà soát các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư nhưng chưa triển khai thực hiện, trong đó có dự án của Công ty TNHH MTV Đô thị Đại học Quốc tế Berjaya; đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các nhà đầu tư tiếp tục triển khai dự án hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư nếu dự án không đủ điều kiện tiếp tục triển khai.
Sở Giao thông vận tải xác định các trục đường chính cần thực hiện, thứ tự ưu tiên triển khai để tạo động lực thu hút, mời gọi đầu tư phát triển Khu đô thị Tây Bắc; ưu tiên đầu tư xây dựng các tuyến đường theo hình thức đối tác công tư (PPP) với phương thức thanh toán bằng quỹ đất.
UBND TPHCM cũng chấp thuận hủy bỏ chủ trương “tạm không phát triển thêm dự án nhà ở thương mại tại Khu đô thị Tây Bắc” trước đây. Ban Quản lý Đầu tư - Xây dựng Khu đô thị Tây Bắc được giao xây dựng Đề án thu hút đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hộ, để tạo động lực phát triển trong những năm tới.
Bình Dương: Tích cực hỗ trợ ứng dụng công nghệ vào sản xuất
Công ty TNHH SX TM DV Mỹ Hân được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 8/2008, chuyên sản xuất các mặt hàng bàn ghế đan nhựa giả mây xuất khẩu. Ban đầu, do nguồn vốn hạn hẹp, công ty chưa thể đầu tư mới mà chủ yếu sử dụng máy móc cũ trong sản xuất khiến sản lượng thấp, không đủ đáp ứng cho nhu cầu khách hàng. Mặt khác, chất lượng sản phẩm không ổn định và không thể sử dụng các vật liệu cao cấp để tạo ra sản phẩm chất lượng cao.
Để cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm, Mỹ Hân đã nỗ lực đầu tư hệ thống sơn tĩnh điện với công nghệ tiến tiến ứng dụng vào sản xuất, gia công cơ khí cho sản phẩm. Đồng hành với doanh nghiệp thực hiện kế hoạch này, Trung tâm khuyến công đã xây dựng đề án với kinh phí hỗ trợ 150 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương năm 2016.
Sau thời gian thực hiện, đề án đã được Trung tâm khuyến công phối hợp với phòng Kinh tế thị xã Tân Uyên, UBND xã Phú An tổ chức nghiệm thu. Kết quả cho thấy, việc thực hiện đề án đã giúp công ty nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm hao phí sản xuất bởi: 99% sơn được sử dụng triệt để, bột sơn dư trong quá trình phun được thu hồi để sử dụng lại; không cần sơn lót; dễ làm sạch những khu vực bị ảnh hưởng giúp tiết kiệm thời gian hoàn thành. Quy trình sơn có thể được thực hiện tự động hóa, thao tác thực hiện đơn giản và không cần dùng bất cứ loại dung môi nào. Chất lượng sản phẩm làm ra phù hợp với yêu cầu khách hàng, tăng giá trị sản phẩm, tiết kiệm vật tư sản xuất. Tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm, giúp doanh nghiệp thu hút đơn hàng, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.
Đánh giá hiệu quả sau đầu tư cũng cho thấy, dây chuyền sản xuất tiên tiến giúp Công ty Mỹ Hân có khả năng đáp ứng được các đơn hàng lớn mà phương pháp sản xuất thủ công trước không thể thực hiện được, sản phẩm đạt độ chính xác về kỹ thuật, tinh xảo về mỹ thuật, giảm chi phí sản xuất…
Đề án hỗ trợ ứng dụng hệ thống phun sơn tĩnh điện là một trong nhiều đề án Bình Dương đã triển khai trong kế hoạch khuyến công năm 2016. Trước đó, một loạt đề án đã được triển khai, hoàn thành, như: Hỗ trợ đầu tư máy ghép gỗ cao tần trong chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu; dây chuyền ép gạch block trong sản xuất gạch không nung; đầu tư hệ thống nồi hơi sấy gỗ công nghiệp…Theo đánh giá từ đơn vị thụ hưởng, các đề án thực hiện đúng với kế hoạch đã được phê duyệt, giúp cơ sở cải thiện năng lực sản xuất, kinh doanh. Đáng nói, các đề án đã tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho nhiều lao động tại địa phương.
Được biết, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Chương trình khuyến công tỉnh đến năm 2020. Mục tiêu đến năm 2020, tỉnh sẽ hỗ trợ cho ít nhất 40 cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ vào sản xuất; hỗ trợ xây dựng 4 mô hình trình diễn kỹ thuật để phổ biến sản phẩm mới, công nghệ mới… Đây được coi là nền tảng cho khuyến công Bình Dương tiếp tục phát huy hiệu quả nội dung hỗ trợ ứng dụng thiết bị vào sản xuất đã được kiên trì thực hiện trong nhiều năm qua.
Đề án “Hỗ trợ ứng dụng hệ thống phun sơn tĩnh điện” tại Công ty TNHH SX TM DV Mỹ Hân hoàn thành đã tạo việc làm cho gần 100 lao động phổ thông và 60 lao động tay nghề cao với thu nhập ổn định.
Đà Nẵng: Thông tư 17 của Bộ GTVT gây hạn chế về Logictis cho Đà Nẵng
Nếu Thông tư 17 của BGTVT được áp dụng, hàng hóa air từ Sân bay quốc tế Đà Nẵng sẽ không được quá cảnh sang Lào. Ảnh: Hà Minh
Trước đó, theo kiến nghị của VCCI Chi nhánh Đà Nẵng, một trong những chiến lược trọng tâm của TP Đà Nẵng là trở thành trung tâm logictis của khu vực, trung tâm kinh tế miền Trung, điểm cuối và đầu của hành lang kinh tế Đông-Tây. Tuy nhiên, quy định tuyến đường vận chuyển của Thông tư 17/2015/TT-BGTVT ngày 14/5 gây khó cho logictis Đà Nẵng.
Theo quy định của Thông tư này, một số cảng biển được vận chuyển hàng hóa quá cảnh qua một số cửa khẩu nhất định. Ví dụ, hàng hóa về cảng Đà Nẵng thì được phép quá cảnh qua Lào bằng các tuyến đường nhất định và chỉ qua hai cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị) và Bờ Y (Kon Tum), không được phép quá cảnh sang Lào bằng tuyến đường và cửa khẩu thông dụng, thuận tiện về giao thông hơn như Cha Lo (Quảng Bình) và Cầu Treo (Hà Tĩnh).
Đặc biệt, theo quy định trong Thông tư, Sân bay Đà Nẵng không được quá cảnh hàng air (quá cảnh qua đường hàng không) qua Lào. Đây là quy định không hợp lý, phát sinh chi phí cho doanh nghiệp.
Vì vậy, UBND TP Đà Nẵng đề nghị Bộ GTVT sửa đổi quy định này để tạo điều kiện cho logictis Đà Nẵng phát triển.(BĐT)