Thừa nhận tỷ trọng trả nợ gốc và lãi trong ngân sách đang tăng rất nhanh gây sức ép lên nợ công tuy nhiên nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho rằng, không nên lo ngân sách bị sốc vì nợ công do Việt Nam đã xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn 5 năm.
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh chiều 05-04-2016
- Cập nhật : 05/04/2016
Việt Nam phát hiện 2 trường hợp đầu tiên nhiễm Zika
2 trường hợp dương tính với virus Zika đã được phát hiện tại tỉnh Khánh Hoà và Thành phố Hồ Chí Minh.
Cụ thể: Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân nữ, 64 tuổi, cư trú tại phường Phước Hoà, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Bệnh nhân khởi bệnh từ ngày 26/3 với các triệu chứng sốt nhẹ, đau đầu, nổi ban ở hai chân và đau mắt đỏ. Bệnh nhân tự uống thuốc hạ sốt tại nhà nhưng không đỡ. Đến ngày 28/3, bệnh nhân được người nhà đưa đến khám tại Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hoà.
Kết quả xét nghiệm ngày 31/3 tại Viện Pasteur Nha Trang cho kết quả dương tính với virus Zika. Mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân này cũng được xét nghiệm lại tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh ngày 4/4 và cho kết quả dương tính với virus Zika.
Trường hợp thứ hai cũng là bệnh nhân nữ, 33 tuổi, cư trú tại phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh nhân phát bệnh ngày 29/3 với triệu chứng phát ban, viêm kết mạc, mệt mỏi và đến khám tại Bệnh viện Đa khoa quận 2 cùng ngày do lo ngại bị bệnh Rubella. Bệnh nhân nhập viện và kết quả xét nghiệm tại Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh dương tính với virus Zika. Sau đó, kết quả xét nghiệm tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương ngày 2/4 và Trường Đại học Nagasaki đặt tại Viện ngày 4/4 cũng cho kết quả dương tính...
Kết quả giám sát các trường hợp người nhà và nhiều hộ gia đình xung quanh nơi 2 bệnh nhân nêu trên sinh sống đến thời điểm này chưa phát hiện trường hợp nào khác nhiễm virus Zika. Như vậy, đây là hai trường hợp nhiễm virus Zika đầu tiên ghi nhận tại cộng đồng ở nước ta, hiện sức khỏe của cả hai bệnh nhân ổn định.
2.364 người chết và bị thương vì tai nạn trên biển
Không yêu cầu giấy tờ hành chính ngoài quy định
Trong chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, các đơn vị thuộc và trực thuộc chỉ yêu cầu cá nhân, tổ chức, DN nộp các thành phần hồ sơ, giấy tờ, chứng từ khi thực hiện thủ tục hành chính theo quy định, không yêu cầu thêm giấy tờ, chứng từ ngoài quy định.
Các văn bản pháp luật được niêm yết công khai tại Chi cục Hải quan Gia Thụy (Cục Hải quan Hà Nội). Ảnh: N.Linh
Đây là một trong những nội dung nhằm tiếp tục triển khai các chủ trương, nghị quyết, văn bản pháp luật về công tác cải cách hành chính; kiểm soát thủ tục hành chính và xử phạt vi phạm hành chính của ngành Hải quan.
Theo đó, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị thường xuyên quan triệt, nâng cao nhận thức của CBCC về nhiệm vụ cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay; đồng thời quán triệt thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính. Đặc biệt, là chỉ yêu cầu cá nhân, tổ chức, DN nộp các thành phần hồ sơ, giấy tờ, chứng từ khi thực hiện thủ tục hành chính theo quy định, không yêu cầu thêm giấy tờ, chứng từ ngoài quy định.
Trường hợp giấy tờ, hồ sơ, chứng từ của cá nhân, tổ chức, DN còn thiếu, chỉ yêu cầu nộp bổ sung giấy tờ, hồ sơ, chứng từ không quá một lần theo quy định tại Quyết định 09/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
Tổng cục Hải quan lưu ý các đơn vị thực hiện đúng quy định về thời hạn giải quyết thủ tục hành chính, nếu chậm phải giải thích rõ lý do.
Bên cạnh đó, tại các đơn vị thực hiện niêm yết công khai, đầy đủ, thuận tiện các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết và hướng dẫn cá nhân, tổ chức, DN khai thác thông tin chi tiết về thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính của Chính phủ. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra việc giải quyết thủ tục hành chính tại các đơn vị; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhằm giải quyết thủ tục hành chính hiệu quả, nhanh chóng.
Về công tác xử phạt vi phạm hành chính, Tổng cục yêu cầu thực hiện đúng các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Trong đó, đặc biệt lưu ý các nội dung như trình tự, thủ tục xử phạt, thẩm quyền xử phạt… đảm bảo hạn chế tối đa các sai sót để dấn đến khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính.
Thủ tướng lên tiếng về nội dung biển đảo trong sách giáo khoa
Văn phòng Chính phủ vừa đăng tải trả lời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (Đoàn đại biểu tỉnh Đồng Nai) về vấn đề giáo dục về biển đảo.
Theo đó, Thủ tướng cho biết, nội dung giáo dục về biển đảo (trong đó có chủ quyền hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa) đã được đề cập trong các bài học của sách giáo khoa hiện hành môn Lịch sử và môn Địa lý cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông.Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát, bảo đảm tất cả Bản đồ giáo khoa đều có vẽ và ghi tên 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo này.
Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo Bộ Giáo dục chủ động phối hợp với các ban, ngành liên quan tăng cường giáo dục lịch sử địa phương ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông, đưa giáo dục biển đảo, chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa vào phần giáo dục địa phương của các tỉnh, thành phố. Hầu hết các tỉnh ven biển (nhất là các tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu...) đã biên soạn nội dung về vị trí địa lý, lịch sử, phát triển kinh tế và cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của địa phương; đã tập huấn và giảng dạy những tài liệu này.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Giáo dục đưa nội dung giáo dục về biển đảo vào tài liệu Hướng dẫn nhiệm vụ năm học; hướng dẫn các sở giáo dục và đào tạo tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam”; tổ chức tập huấn giáo viên môn Địa lý và môn Lịch sử về nội dung và cách thức lồng ghép giáo dục biển đảo trong các môn học có liên quan; tăng cường các hoạt động ngoại khóa về giáo dục biển đảo như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về biển đảo; lồng ghép vấn đề chủ quyền biển đảo vào nội dung sinh hoạt đầu tuần, chương trình kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc.
Theo thủ tướng vấn đề giáo dục về biển đảo nói chung (trong đó có vấn đề chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa) đã được đưa vào dạy học khá toàn diện trong nhà trường. Do sách giáo khoa giáo dục phổ thông được ban hành từ những năm học trước nên việc cập nhật bổ sung những vấn đề mang tính thời sự liên quan đến biển đảo nói chung và chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng còn chưa kịp thời.
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý để đưa vào chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới (theo Đề án đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2015) một cách đầy đủ, phù hợp các nội dung giáo dục về Hoàng Sa, Trường Sa; đồng thời tiếp tục đổi mới phương pháp và hình thức dạy học lịch sử nói chung và nội dung biển đảo nói riêng; tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức về bảo vệ chủ quyền biển đảo cho học sinh
Không cấm nhà báo sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền
Trước đó, Quốc hội đã nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự án Luật Báo chí (sửa đổi).
Cụ thể, UBTVQH đã tiếp thu và chỉnh lý về quyền góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí của công dân, đề nghị liệt kê cụ thể tên các cơ quan, tổ chức và cá nhân là thành viên của cơ quan, tổ chức mà công dân có quyền góp ý, phê bình, kiến nghị, tố cáo trên báo chí tại khoản 3 Điều 11.
UBTVQH cũng khẳng định quyền góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân trên báo chí là thuộc quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí đã được hiến định. Báo chí là diễn đàn để công dân thực hiện quyền đó. Tuy nhiên, để phù hợp với thực tiễn và bảo đảm tính khả thi của Luật, khoản 1 Điều 12 dự thảo Luật quy định cơ quan báo chí đăng, phát kiến nghị, phê bình của công dân phù hợp với tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí đó chứ không phải đăng phát mọi kiến nghị, phê bình do công dân gửi đến.
Trước ý kiến cho rằng dự thảo Luật chưa quy định về quyền khai thác thông tin của nhà báo, UBTVQH cho biết dự thảo Luật đã có một số điều quy định về vấn đề này, trong đó khẳng định nhà báo có quyền được khai thác và cung cấp thông tin; được đến cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức phải cung cấp cho nhà báo tư liệu, tài liệu; được hoạt động báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai, được bố trí khu vực riêng để tác nghiệp, được liên lạc trực tiếp với những người có liên quan để lấy tin, phỏng vấn. Ngoài ra, khoản 12 Điều 9 quy định cấm hành vi cản trở nhà báo, phóng viên trong quá trình tác nghiệp, khai thác lấy tin, bài; khoản 1 Điều 38 quy định cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm phải cung cấp thông tin cho báo chí… Ngoài ra còn một số điều khác quy định liên quan đến các hình thức khai thác thông tin của nhà báo.
Tiếp thu ý kiến của các đại biểu, ngoài những quy định về phóng viên đã có tại dự thảo Luật, UBTVQH đã bổ sung tại khoản 12 Điều 9: cấm hành vi “Đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật”.
Về ý kiến đề nghị bổ sung quy định phóng viên, nhà báo không được sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền trái với tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí, UBTVQH bày tỏ đây là quyền tự do ngôn luận của công dân đã được hiến định nên không thể đưa nội dung này vào dự thảo Luật. Trường hợp thấy cần thiết phải quản lý những hoạt động trên, cơ quan báo chí có thể quy định nội dung này tại quy chế hoạt động của cơ quan báo chí đó.