Quảng Trị: Ngư dân lại bị tàu Trung Quốc bắt nạt
Hoá chất gây ung thư trong chăn nuôi được nhập khẩu công khai
Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng 'ngó lơ' nhà đầu tư nước ngoài
Đài Loan đưa trái phép đoàn phóng viên quốc tế đến đảo Ba Bình
Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam khắc phục hạn hán
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 23-03-2016
- Cập nhật : 23/03/2016
Ninh Thuận cấm hoạt động khoáng sản trên 200.000 ha
Trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thủ tướng Chính phủ đồng ý kết quả khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Trước đó, UBND tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành công tác khoanh định danh mục các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản gồm: 1.236 vị trí, tuyến thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản với tổng diện tích 224.513,3 ha, liên quan đến các lĩnh vực: đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được khoanh vùng bảo vệ theo quy định của Luật di sản văn hóa; đất do cơ sở tôn giáo sử dụng; đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ hoặc đất quy hoạch rừng phòng hộ, khu bảo tồn địa chất; đất dành riêng cho mục đích quốc phòng; đất dành riêng cho mục đích an ninh; đất công trình và hành lang bảo vệ an toàn các công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông; đất thuộc phạm vi bảo vệ an toàn các công trình thủy lợi, đê, kè; đất thuộc phạm vi bảo vệ an toàn các công trình lưới điện cao thế; đất quy hoạch dành cho các công trình thông tin; đất dành cho các khu đô thị, khu thương mại; đất dành cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đất quy hoạch đối với hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải.
Không có khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã kiểm tra, thẩm định hồ sơ, các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản của tỉnh Ninh Thuận được khoanh định phù hợp với quy định của Luật khoáng sản.
Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt, công bố khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản theo đúng quy định.
Diêm Dân Bạc Liêu: “Méo mặt” vì... trúng mùa
Với giá muối như hiện nay, hầu hết người làm muối đều thua lỗ nặng, nhiều người phải ôm nợ do đã vay mượn của người thân, ngân hàng để đầu tư sản xuất
Ông Nguyễn Văn Thống - Giám đốc HTX muối Trường Sơn
Nghệ An: Doanh nghiệp phá đồi, “ăn” đất vô tội vạ không ai xử lý
"Hợp đồng" mua bán đất bằng miệng
Thời gian qua, tại huyện Quỳnh Lưu, TX Hoàng Mai (Nghệ An), một số công ty xây dựng vào khai thác đất trái phép. Bên cạnh đó, sau khi khai thác, tại các mỏ đất này xuất hiện những vực sâu hun hút, lộ thiên chực chờ tai nạn.
Ghi nhận tại xã Quỳnh Tân, Quỳnh Thắng, Tân Thắng (huyện Quỳnh Lưu); xã Quỳnh Trang, Quỳnh Vinh, phường Mai Hùng (TX Hoàng Mai), nhiều quả đồi, rừng chưa được cấp phép khai thác đã bị chặt phá, san múc một cách vô tội vạ. Theo tìm hiểu, đây là đất được giao cho người dân canh tác nhưng một số doanh nghiệp xây dựng trúng thầu hạng mục san lấp mặt bằng tại các KCN Nghi Sơn (Tĩnh Gia, Thanh Hóa), KCN Hoàng Mai, Ngọc Hồi (Nghệ An) đã lên đây mua đất.
Việc mua bán đất giữa các công ty vận tải và người dân khá đơn giản. Chỉ cần thỏa thuận miệng là các công ty này đưa máy múc vào khai thác.
Ông Nguyễn Văn T., một người dân xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu cho rằng: “Người dân thấy cái lợi trước mắt thì bán đất cho các công ty chứ tính về lâu dài thì thiệt hại đủ đường".
Theo ông Hồ Văn T., một “đầu nậu” tại huyện Quỳnh Lưu chuyên nhận các hợp đồng san lấp mặt bằng cho biết: “Việc xin cấp phép mỏ khai thác khoáng sản, đất san lấp hiện nay rất phức tạp, lại mất phí thuế cho nhà nước nên các công ty đã lựa chọn mua đất “lậu” của dân, vừa rẻ vừa nhanh gọn”.
Là một trong 7 ngọn núi đẹp của xứ Quỳnh, nơi có di chỉ văn hóa cấp Quốc gia Cồn Điệp, nhưng nhiều năm qua, núi Lạp Sơn tại xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu bị san múc, đào ủi nham nhở. Một số người dân lợi dụng việc xây dựng nhà cửa, cơi nới đường đi, bán đất san lấp đã thuê máy múc đào sâu vào trong núi cả chục mét; có nơi còn xây dựng nhà cửa, lấn chiếm trái phép trên đất rừng sản xuất.
Theo tìm hiểu, máy múc đất là của ông Phạm Văn N., một người dân trong xã. Mỗi ngày, ông N. đào hàng trăm xe đất đem bán cho các Cty, mỗi xe giá 300.000 đồng. Việc khai thác này còn khiến đường sá khu vực núi bãi Xại bị xe tải cày nát, nhưng đến nay cơ qua chức năng vẫn “án binh bất động”.
Trao đổi với PV, ông Đậu Đức Năm, Trưởng phòng Tài nguyên-môi trường huyện Quỳnh Lưu cho biết: “Thời gian qua trên địa bàn cũng có một số doanh nghiệp sai phạm đã bị xử lý, tuy nhiên vẫn tái phạm. Sắp tới chúng tôi sẽ kiểm tra, phối hợp hơn nữa với các cơ quan ban ngành để kiểm soát tình trạng khai thác đất trái phép chặt chẽ, quy cũ hơn. Bên cạnh đó, phòng đã tham mưu cho UBND huyện Quỳnh Lưu có văn bản chấn chỉnh các đơn vị có khoáng sản chưa khai thác hoặc chưa được cấp phép”.(ĐSPL)
Quyết sách quan trọng cho 5 năm
Trong khi đó, với các mục tiêu cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo, đó là tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm đạt 6,5 - 7%; đến năm 2020, GDP bình quân đầu người khoảng 3.200 - 3.500 USD...
Ngoài mục tiêu quan trọng nhất này, Dự thảo Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 cũng đề xuất đạt tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ trong GDP khoảng 85% trong 5 năm tới; tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm bằng khoảng 32-34% GDP; còn bội chi ngân sách nhà nước đến năm 2020 còn khoảng 4% GDP...
Dự thảo Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 đặt mục tiêu, đến năm 2020, GDP bình quân đầu người khoảng 3.200 - 3.500 USD.... Ảnh: Đức Thanh
Trên thực tế, xây dựng và thực hiện Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 là bước đi quan trọng nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII. Các chỉ tiêu quan trọng này cũng đã được đề cập trong Nghị quyết.
Cũng cần phải nhắc lại rằng, ngay sau khi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII được ban hành, các chuyên gia kinh tế đã bày tỏ sự đồng tình trước các mục tiêu mà Nghị quyết đặt ra trong hành trình phát triển 5 năm tới, đặc biệt là các mục tiêu liên quan đến đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và cải cách thể chế kinh tế.
Thậm chí khá lạc quan, chuyên gia kinh tế Lê Đình Ân cho rằng, những mục tiêu này là khả thi. Đặc biệt, với mục tiêu tăng trưởng GDP, việc xác định ngưỡng tăng trưởng 6,5 - 7% sẽ tạo dư địa để Chính phủ chủ động trong điều hành các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra trong lúc này là làm sao thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XII, cũng như hiện thực hóa các mục tiêu của Nghị quyết trong Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.
“Thực ra thì các phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, các mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế… cũng đã được vạch ra và thực hiện trong giai đoạn 5 năm trước, song còn có phần chậm trễ. Để thực hiện thành công kế hoạch của 5 năm tới, các giải pháp này cần phải được thực hiện quyết liệt, mạnh mẽ và khẩn trương hơn nữa”, ông Ân nói và cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế toàn cầu hiện nay, sức ép cải cách, nâng cao năng lực cạnh tranh là rất lớn, nếu không thực hiện được sẽ bỏ lỡ cơ hội, đối mặt với nguy cơ tụt hậu.
Điều này trên thực tế cũng đã được cái đại biểu Quốc hội đề cập từ Kỳ họp thứ 10, khi Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng XII được đưa ra thảo luận. Khi đó, với tinh thần nhìn thẳng sự thật, các đại biểu Quốc hội cũng đã tập trung mổ xẻ lý do vì sao Việt Nam không hoàn thành Kế hoạch 5 năm 2011 - 2015. Và các nguyên nhân cốt lõi nhất đã được chỉ ra liên quan tới việc nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên nhiều lĩnh vực chưa đủ rõ và còn khác nhau nên việc xây dựng thể chế, chính sách nhiều mặt còn lúng túng, thiếu nhất quán, chưa thật phù hợp với kinh tế thị trường, chưa tạo được động lực mạnh mẽ để huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Sự chậm trễ trong thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, hệ thống tài chính, cũng như sự chưa hiệu quả trong thực hiện các đột phá chiến lược, rồi những bước đi còn ngắn trong tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng... cũng đã được nhắc tới.
Vì thế, điều dư luận xã hội trông chờ, đó là tại Kỳ họp lần thứ 11, các đại biểu Quốc hội sẽ tập trung thảo luận để tìm ra quyết sách nhằm làm sao thực hiện thành công Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.
“5 năm tới, quan trọng là phải đổi mới thể chế kinh tế để tạo ra xung lực mới cho tăng trưởng kinh tế. Do chưa thực hiện kinh tế thị trường đầy đủ, nên nhiều dư địa và tiềm năng tăng trưởng chúng ta chưa khai thác hết được. Do cơ cấu lao động của Việt Nam không phù hợp nên năng suất lao động còn thấp. Đây là những yếu tố cốt lõi phải tập trung cải cách trong thời gian tới”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nhấn mạnh.
Loay hoay thưởng tiến độ cho nhà thầu ngoại
Cho đến thời điểm này, sau hơn 3 năm kể từ khi đề xuất thưởng cho 2 liên danh nhà thầu thi công vượt tiến độ của Dự án Đường vành đai III giai đoạn 2 Hà Nội đoạn Mai Dịch – hồ Linh Đàm được chủ đầu tư trình lên các cơ quan quản lý theo điều khoản hợp đồng, số tiền dự kiến trao thưởng vẫn nằm yên trong tài khoản của Ban quản lý dự án Thăng Long (PMU Thăng Long).
Cuối tuần trước, Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) vẫn chưa phản hồi về tờ trình của PMU Thăng Long đề nghị phê duyệt mức thưởng trị giá 173,72 tỷ đồng cho các nhà thầu này.
Nhà thầu thi công Dự án Đường vành đai III giai đoạn 2 Hà Nội, đoạn Mai Dịch – hồ Linh Đàm vẫn đang đợi tiền thưởng
Cần phải nói thêm, đây không phải là vấn đề mới, thậm chí đã nhiều lần được Bộ GTVT xin ý kiến của Chính phủ và các bộ ngành liên quan trong suốt 3 năm qua. Ngoài lý do chưa có tiền lệ trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng tại Việt Nam, các bộ ngành còn chưa thống nhất phương pháp tính thưởng, quy mô giá trị thưởng.
Hiện, áp lực phải sớm chi trả thưởng đối với chủ công trình là khá lớn, khi nhà thầu thi công gói thầu số 2 là Công ty Sumitomo Mitsui (Nhật Bản) đã gửi thông báo yêu cầu trả tiền lãi do chậm thanh toán giá trị tiền thưởng gói thầu số 2.
Theo ông Vũ Xuân Hòa, Tổng giám đốc PMU Thăng Long, số tiền này đã được Bộ Xây dựng thống nhất, đồng thời được đơn vị tư vấn độc lập thẩm tra, được Bộ GTVT chấp thuận về nguyên tắc.
Trước đó, năm 2013, sau khi Dự án vành đai 3 hoàn thành (đoạn Mai Dịch - Bắc Hồ Linh Đàm), PMU Thăng Long từng kiến nghị Bộ GTVT phê duyệt khoản thưởng gần 180 tỷ đồng cho các nhà thầu vượt tiến độ.
Cụ thể, liên danh Samwhan (Hàn Quốc) - Cienco4 được đề nghị thưởng 77,7 tỷ đồng vì hoàn thành sớm gói thầu số 1 (đoạn Mai Dịch - Trung Hòa) trước 263 ngày; Sumitomo Mitsui (Nhật Bản) được đề xuất thưởng 102 tỷ đồng vì vượt tiến độ gói thầu số 2 (đoạn Trung Hòa - Thanh Xuân) 454 ngày.
Theo tính toán của Bộ GTVT, tổng giá trị của việc rút ngắn tiến độ 2 hợp đồng mang lại lên tới 1.499,3 tỷ đồng, trong đó giá trị lợi ích kinh tế xã hội là 1.441,7 tỷ đồng; chi phí tiết kiệm của các hợp đồng xây lắp (9,66 tỷ đồng), hợp đồng tư vấn (44,07 tỷ đồng). Căn cứ điều khoản của hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu, trong trường hợp vượt tiến độ, nhà thầu được thưởng 1,12% giá trị hợp đồng cho mỗi 28 ngày rút ngắn, nhưng không quá 12% giá trị lợi ích mang lại, giá trị thưởng tối đa cho các nhà thầu có thể lên tới 173,93 tỷ đồng.
Theo Bộ GTVT, việc phê duyệt, thanh toán tiền thưởng cho nhà thầu là thực hiện theo hợp đồng đã ký kết, phù hợp với quy định hiện hành, không nằm trong các khoản không được thanh toán quy định trong hiệp định vay đã ký và được nhà tài trợ chấp thuận.
Mặt khác, thưởng tiến độ thực tế là để bù đắp một phần chi phí nhà thầu bỏ ra để thúc đẩy tiến độ thi công, nên bản chất cũng là chi phí xây lắp bổ sung. Do đó, Bộ GTVT đề nghị Bộ Tài chính thanh toán số tiền thưởng nêu trên cho các nhà thầu từ nguồn vốn vay JICA.
Theo một chuyên gia, lập luận của Bộ GTVT là có cơ sở, bởi Luật Xây dựng và Nghị định số 48/2010/NĐ-CP đều xác nhận, việc thưởng phạt vi phạm hợp đồng cần được thể chế trong hợp đồng, thể hiện sự sòng phẳng trách nhiệm giữa chủ đầu tư và nhà thầu.
Trong khi đó, tại văn bản gần nhất để xử lý vấn đề này, mặc dù thống nhất sử dụng vốn vay JICA tại Dự án để thanh toán tiền thưởng như là một trường hợp cá biệt, nhưng Bộ Tài chính cho rằng, việc tính thưởng căn cứ giá trị lợi ích kinh tế - xã hội (chủ yếu mang lại cho chủ phương tiện tham gia giao thông) là không hợp lý. Chủ đầu tư (bên trả thưởng) không thể có nguồn để thưởng cho nhà thầu theo phương án của Bộ GTVT.
Dù sao thì giá trị lợi ích mang lại từ việc rút ngắn tiến độ 2 gói thầu là không thể phủ nhận. “Cần sớm chi trả để không làm mất đi ý nghĩa của này”, ông Nguyễn Ngọc Long, Phó chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam phân tích.