Việt-Trung khảo sát khu vực thỏa thuận vùng ngoài cửa vịnh Bắc Bộ
Hàng loạt dân nghèo “sập bẫy” lừa đi XKLĐ của một công chức xã
Cà Mau từ chối tiếp người tự xưng nhân viên Tân Hiệp Phát
Thấy gì từ sau động thái quyết liệt cải cách của Chính phủ?
Phạt gần 230 xe đò rước khách trong nội thành TP.HCM
Tin trong nước đọc nhanh trưa 19-12-2015
- Cập nhật : 19/12/2015
Thủ tướng, Chủ tịch nước sẽ phải tuyên thệ nhậm chức
Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án Nhân dân tối cao buộc phải thực hiện việc tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hộị.
Đó là một trong những nội dung đáng chú ý tại nghị quyết ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội, do Chủ tịch nước ký và Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức công bố sáng nay (18/12).
Trong những quy định liên quan đến nhân sự, nghị quyết đã bổ sung trình tự, thủ tục Quốc hội quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Quốc hội.
Nội quy kỳ họp lần này cũng bổ sung quy định về thủ tục tuyên thệ ngay sau khi được bầu đối với 4 chức danh đại diện cho những cơ quan đứng đầu Nhà nước, là nguyên thủ quốc gia và người đại diện cho nhóm cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Theo Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hữu Toàn, đây là một nội dung mới thể hiện theo quy định trong Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội.
Thông lệ, tại kỳ họp đầu tiên của mỗi nhiệm kỳ, sau khi Quốc hội bầu, phê chuẩn để kiện toàn bộ máy Nhà nước thì Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng cũng có thời gian ra mắt Quốc hội và phát biểu. Tuy nhiên, chưa có quy định bắt buộc về việc này cũng như chưa có định hướng cụ thể về nội dung phát biểu, thời lượng khống chế… cho hoạt động này.
Với nghị quyết của Quốc hội vừa được công bố thì việc phát biểu sau khi nhậm chức được quy định cụ thể là “tuyên thệ nhậm chức”, bắt buộc thực hiện thủ tục này đối với 4 chức danh nói trên.
Đồng thời, sẽ ấn định thời lượng 3 phút cho mỗi chức danh để thực hiện việc tuyên thệ trước Quốc hội.
Như vậy, tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa 14 dự kiến vào tháng 7 năm sau, nghi lễ tuyên thệ sẽ chính thức được bắt đầu.
Liên quan đến những vấn đề khác của kỳ họp Quốc hội nội quy mới cũng bổ sung quy định về người được mời, người dự thính kỳ họp Quốc hội.
Đáng chú ý là nội quy kỳ họp Quốc hội lần này được sửa đổi theo tinh thần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vào thăm quan nhà Quốc hội, dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội một mặt nhằm nâng cao hiểu biết của người dân, mặt khác tăng cường sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động của Quốc hội.
Việc công dân được vào dự thính tại các kỳ họp Quốc hội là một việc làm mới đối với Quốc hội Việt Nam, nên cần thực hiện và rút kinh nghiệm để có điều chỉnh cho phù hợp. Vì vậy, nội quy quy định giao Tổng thư ký Quốc hội tổ chức việc công dân dự thính các phiên họp của Quốc hội.
Về quyết định các vấn đề quan trọng, nội quy sửa đổi bổ sung quy định về trình tự, thủ tục Quốc hội thông qua nghị quyết về các vấn đề quan trọng chưa được quy định trong các luật, nghị quyết khác bao gồm các nghị quyết về: kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, hàng năm; kế hoạch tài chính 5 năm và dự toán ngân sách Nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương, quyết toán ngân sách Nhà nước hàng năm; kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm; quy hoạch kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; chương trình mục tiêu quốc gia; dự án quan trọng quốc gia; quyết định đại xá, vấn đề chiến tranh và hoà bình, ngày bầu cử toàn quốc và bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội giữa nhiệm kỳ…
Từ 1/1/2016, mức đóng bảo hiểm xã hội thay đổi thế nào
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ thay đổi từ đầu năm tới. Cụ thể, từ 1/1/2016 đến hết năm 2017 đóng bảo hiểm xã hội dựa trên mức lương và phụ cấp ghi trong hợp đồng. Từ 1/1/2018 trở đi, người lao động đóng bảo hiểm dựa trên mức lương, phụ cấp và nhiều khoản bổ sung khác ghi trong hợp đồng lao động. Người lao động sẽ đóng 8% và doanh nghiệp đóng 18%, chiếm 26% lương hàng tháng.
"Với cách tính trên, quyền lợi của người lao động sẽ tăng, bởi mức hưởng sau này dựa trên mức đóng và thời gian đóng. Đóng càng cao thì hưởng lương hưu sau này càng nhiều", ông Trần Đình Liêu, Trưởng ban thu BHXH Việt Nam nói.
Theo ông, người lao động sẽ có tích lũy lâu dài, về già sẽ nhận được lương hưu nhiều hơn so với hiện nay. So với các nước trên thế giới, độ tuổi trung bình nghỉ hưu của người Việt thấp, khoảng 54,2 (bình quân 55,6 với nam và 52,6 đối với nữ). Trong khi đó thế giới độ tuổi trên dao động 60-62. Mỗi năm đóng BHXH, lao động nữ được nhận bình quân 3% lương hưu, còn lao động nam được 2,5%.
Việc nghỉ hưu sớm và chính sách được hưởng lương hưu một lần khiến cho quỹ lương hưu mất cân đối. Cách tính mới này đảm bảo nguyên tắc đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít, bình ổn quỹ lương hưu và để đảm bảo tương lai lâu dài cho người lao động.
Hiện nay, nhiều chủ sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội theo tiền ghi trên hợp đồng, trong khi mức tiền lương này thấp hơn thực tế. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp còn "chẻ" thu nhập của người lao động ra thành nhiều khoản dẫn đến nghịch lý là các loại phụ cấp lớn hơn lương. Số tiền này không được tính đóng bảo hiểm xã hội gây thiệt thòi cho người lao động, dẫn đến thất thu BHXH.
"Việc đóng BHXH theo phương thức mới khắc phục được tình trạng trên, buộc doanh nghiệp phải đóng đúng theo tiền lương người lao động thực lĩnh. Doanh nghiệp cần hướng tới mục tiêu vì người lao động. Trả lương cao, đóng góp các khoản phúc lợi xã hội cao thì người lao động yên tâm làm việc, mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp", ông nói.
Việc giám sát sẽ do cơ quan bảo hiểm phối hợp với cơ quan thuế thực hiện. Theo quy định mới của Luật hình sự sửa đổi được Quốc hội thông qua, việc trốn đóng bảo hiểm xã hội có thể bị xử lý hình sự từ 2 đến 7 năm tù.
Còn hơn 10 ngày nữa là luật có hiệu lực, song cách tính các khoản để thu BHXH ra sao, số tiền thu được thế nào thì các cơ quan còn chờ thông tư hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trao đổi về việc này, bà Trần Thị Thúy Nga, Vụ trưởng Bảo hiểm xã hội cho biết, thông tư đã lấy ý kiến xong và chờ ban hành. Song theo quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chờ thông tư cũng mất một thời gian, có khả năng sẽ không kịp ban hành trước 1/1/2016 khi Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực.
Từ 1/10, Bảo hiểm xã hội Việt Nam bãi bỏ 11 loại giấy tờ, thủ tục liên quan đến bảo hiểm xã hội, gồm: Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thai sản mẫu 11A và 11B; Giấy đề nghị thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; Đề nghị truy lĩnh số tiền chưa nhận; Xác nhận đang đi học của nhà trường; Đề nghị tạm ứng mai táng phí; Quyết định của cấp có thẩm quyền cử đi học và làm việc ở nước ngoài; Giấy ủy quyền nộp hồ sơ thanh toán trực tiếp chi phí khám chưa bệnh bảo hiểm y tế; Đề nghị xác nhận chữ ký; Danh sách xác nhận người hưởng chế độ bảo hiểm hàng tháng qua tài khoản ATM; Xác nhận người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng qua tài khoản ATM.
Hầu hết giấy tờ này đều được ban hành từ năm 2012-2014. Cơ quan này cũng đang rà soát và đơn giản hóa quy trình nhận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Lừa đảo cầm cố 87 gói vàng giả, chiếm hơn 1,1 tỉ đồng
Nguyên là nhân viên kỹ thuật Công ty SJC Bàn Cờ, lợi dụng uy tín và trách nhiệm được giao, Tâm đã cầm cố 87 gói vàng xi mạ tại chi nhánh công ty SJC Phú Thọ, chiếm đoạt 1,1 tỉ đồng.
Chiều 18-12, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM cho biết đã ra lệnh bắt Ngô Văn Tâm, sinh năm 1968, ngụ tại P.1, Q.8, TP.HCM về hành vi lừa đảo chiếm đoạt hơn 1,1 tỉ đồng từ việc giao dịch vàng giả.
Theo thông tin từ cảnh sát, Tâm nguyên là nhân viên kỹ thuật Công ty SJC Bàn Cờ.
Lợi dụng uy tín và trách nhiệm được giao, Tâm đã đưa vào cầm cố 87 gói vàng xi mạ tức vàng giả tại một cửa hàng kinh doanh vàng bạc thuộc chi nhánh Công ty SJC Phú Thọ và nói với các nhân viên là vàng thật vì đã kiểm tra.
Do Tâm là nhân viên giám định kỹ thuật vàng nên các nhân viên thu ngân tin tưởng và trao số tiền 1,1 tỉ đồng. Ngay sau đó, Tâm đã chiếm đoạt số tiền này để tiêu xài.
Bằng biện pháp nghiệp vụ, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ PC46 công an TP.HCM đã xác minh, điều tra và bắt giữ Tâm. Tâm đã cúi đầu nhận tội về hành vi của mình
Khởi tố nguyên chủ tịch, phó chủ tịch huyện Đông Hòa
Nguyên chủ tịch, phó chủ tịch huyện Đông Hòa cùng 8 đồng phạm bị khởi tố do sai phạm trong đền bù, giải tỏa mặt bằng nhà máy lọc dầu Vũng Rô.
Đại tá Nguyễn Trung Nghĩa - phó giám đốc Công an tỉnh Phú Yên - xác nhận ngày 17-12 Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can đối với 10 người có sai phạm trong quá trình thực hiện công tác đền bù, giải tỏa mặt bằng làm Nhà máy lọc dầu Vũng Rô (xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên).
Trong đó có tám người bị khởi tố tội “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” gồm: ông Nguyễn Tài (nguyên chủ tịch UBND huyện Đông Hòa, hiện là phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Phú Yên), ông Huỳnh Ngọc Sương (phó chủ tịch thường trực UBND huyện Đông Hòa), Nguyễn Kỳ Tổng (nguyên trưởng Phòng tài nguyên - môi trường Đông Hòa) cùng bốn cán bộ phòng này là Nguyễn Thị Huỳnh Dung, Nguyễn Dương Tiến Hùng, Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Trình Văn và Huỳnh Công Dự (cán bộ Phòng kinh tế hạ tầng huyện Đông Hòa).
Ngoài ra, công an cũng khởi tố, bắt tạm giam ông Lê Văn Hoàng (chủ tịch UBND xã Hòa Tâm) về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và đồng phạm là ông Nguyễn Hữu Phí (ở TP Tuy Hòa).
Trước đó, tháng 6 và tháng 8-2014 Công an tỉnh Phú Yên đã khởi tố, bắt tạm giam sáu cán bộ ở huyện Đông Hòa. Cả sáu bị can này đều bị khởi tố, bắt tạm giam về tội “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Đà Nẵng hủy dự án trồng rau của nhà đầu tư Trung Quốc
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng hủy dự án trồng rau sạch tại xã Hòa Khương với tổng diện tích quy hoạch 261.000m2.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ vừa có quyết định hủy một loạt quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Hòa Vang, trong đó đáng chú ý nhất là dự án trồng rau sạch tại xã Hòa Khương với tổng diện tích quy hoạch lên đến 261.000m2.
Trước đó vào tháng 3-2013, chính quyền TP này đã quy hoạch khu đất trên để giao Công ty TNHH MTV Việt Đức Tín quy hoạch sử dụng trồng rau nhằm cung ứng cho một số khách sạn do người Trung Quốc quản lý tại quận Ngũ Hành Sơn.
Tuy nhiên qua rà soát, phía Bộ tư lệnh Quân khu 5 cho rằng dự án này nằm trong khu vực nhạy cảm nên đã yêu cầu chính quyền TP Đà Nẵng cho dừng dự án trồng rau.