Thủ tướng, Chủ tịch nước sẽ phải tuyên thệ nhậm chức
Từ 1/1/2016, mức đóng bảo hiểm xã hội thay đổi thế nào
Lừa đảo cầm cố 87 gói vàng giả, chiếm hơn 1,1 tỉ đồng
Khởi tố nguyên chủ tịch, phó chủ tịch huyện Đông Hòa
Đà Nẵng hủy dự án trồng rau của nhà đầu tư Trung Quốc
Tin trong nước đọc nhanh chiều 17-12-2015
- Cập nhật : 17/12/2015
Đà Nẵng: Xác định 246 lô đất nghi có người Trung Quốc núp bóng gom mua
Đã xác định được danh sách các công ty, cá nhân nhận quyền sử dụng đất tại khu vực gần sân bay Nước Mặn nằm dọc đường Võ Nguyên Giáp nghi có yếu tố người Trung Quốc núp bóng mua đất.
Ngày 16-12, nói với chúng tôi, ông Tăng Hà Vinh (Giám đốc Văn phòng đăng ký sử dụng đất chi nhánh quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) cho biết vừa qua đã có cuộc rà soát đất đai khu vực ven biển vốn được cho là nhạy cảm vì có yếu tố người nước ngoài mà hầu hết làngười Trung Quốc núp bóng mua đất.
Ông Vinh nói, qua rà soát thì đến thời điểm này đã xác định được danh sách các công ty, cá nhân nhận quyền sử dụng đất tại khu vực gần sân bay Nước Mặn nằm dọc đường Võ Nguyên Giáp mà khả nghi là có yếu tố người Trung Quốc núp bóng như người Việt mua đất. Theo đó có tổng thể là 246 lô đất đã được mua bán, chuyển nhượng tại khu vực này.
Cụ thể 246 lô đất này được đứng tên các doanh nghiệp và cá nhân nhậnchuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trong đó, các công ty, doanh nghiệp nhận quyền sử dụng đất và đang quản lý tổng cộng 77 lô (Công ty TNHH TM Du lịch & DV V.N.Holiday có 24 lô; Công ty TNHH TM&DV Diệp Phúc Lợi có 17; Công ty TNHH TM & DV Hoàng Gia Trung có 12 lô ; Công ty TNHH TM Du lịch & DV Nguyên Thịnh Vượng có 10 lô; Công ty TNHH Silver Sea Triệu Nghiệp có bảy lô; Công ty TNHH Thương mại Du lịch và DV Silverk Park có bốn lô và Công ty TNHH Du lịch TM và DV Golden Wyn có ba lô) và có 74 lô đất do các cá nhân đứng tên mua từ 2-3 lô trở lên. Vị dụ như: ông L.P.C (ngụ Đà Nẵng) đứng tên mua 12 lô đất; ông L.Th.H (ngụ TP.HCM) mua sáu lô. 95 lô còn lại có 95 cá nhân đăng ký nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Trước đó, dư luận hết sức bức xúc trước việc người Trung Quốc gom mua đất ven biển tại khu vực nhạy cảm ở quận Ngũ Hành Sơn và chính quyền TP đã tiến hành rà soát để có biện pháp quản lý.
Hải quan Hà Nội thu NSNN đạt 97,3%
Trưởng Phòng Thuế XNK, Cục Hải quan Hà Nội Trần Đại Thắng cho biết, hết ngày 15-12, số thu NSNN toàn Cục đạt 17.025 tỷ đồng, đạt 97,3% chỉ tiêu phấn đấu (17.500 tỷ đồng).
Với kết quả trên, Cục Hải quan Hà Nội đã thu vượt chỉ tiêu pháp lệnh 1.225 tỷ đồng (chỉ tiêu pháp lệnh năm 2015 là 15.800 tỷ đồng).
Trong tổng thu 17.025 tỷ đồng, các đơn vị trong khu vực Hà Nội thu được 13.911 tỷ đồng, đạt 98,4%; khu vực ngoài Hà Nội thu được 3.114 tỷ đồng đạt 92,4%.
Theo ông Thắng, hiện tại một số chi cục hải quan đóng góp số thu lớn thuộc Cục Hải quan Hà Nội đã hoàn thành vượt chỉ tiêu năm 2015 gồm: Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội đạt 100,4%; Chi cục Hải quan Gia Thụy đạt 102,3%; Chi cục Hải quan đầu tư-gia công đạt 100,9%.
Với kết quả trên, ông Thắng cho rằng, Cục Hải quan Hà Nội sẽ hoàn thành chỉ tiêu phấn đấu 17.500 tỷ đồng.
Hiện tại, Cục Hải quan Hà Nội đang tiếp tục tích cực thực hiện các giải pháp tạo thuận lợi cho DN thông quan hàng hóa. Các giải pháp tạo thuận lợi cho DN được thực hiện bằng nhiều hình thức như: Bố trí CBCC làm ngoài giờ; tăng cường nắm bắt, tháo gỡ vướng mắc cho DN; chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan để có việc làm thủ tục hải quan cho DN được thuận lợi, nhanh chóng.
Tổ máy số 1 thủy điện Lai Châu hòa lưới điện quốc gia
Ngày 14/12, tổ máy số 1 công trình thủy điện Lai Châu có công suất 400 MW đã hoà điện lần đầu thành công vào lưới điện quốc gia.
Dự án Nhà máy Thủy điện Lai Châu do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư, được xây dựng ở bậc thang trên cùng của dòng chính sông Đà, bậc trên của Thủy điện Sơn La.
Nhà máy Thủy điện Lai Châu gồm 3 tổ máy với tổng công suất lắp đặt 1.200 MW (3x400), mỗi năm nhà máy sẽ cung cấp lên lưới điện quốc gia hơn 4,67 tỉ kWh.
Đây là công trình thủy điện không những có vai trò quan trọng trong việc phát điện, cấp nước cho Đồng bằng sông Hồng về mùa khô mà còn tạo cơ hội phát triển kinh tế-xã hội hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên, đảm bảo an ninh-quốc phòng khu vực Tây Bắc.
Công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng đã được thực hiện phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước. Đến nay, các hạng mục thi công đang được nghiệm thu, đáp ứng các yêu cầu của hợp đồng.
Việc hòa điện lần đầu tổ máy số 1 Nhà máy Thủy điện Lai Châu vào lưới điện quốc gia thời điểm này đánh dấu mốc tiến độ mà dự án đã đạt được, hướng tới hoàn thành toàn bộ công trình vào năm 2016, về đích sớm hơn một năm so với tiến độ được phê duyệt.
Cần quản lý chặt hơn quy trình nuôi cá tra, cá ba sa
Việc nuôi trồng đúng quy trình sẽ tránh được những rủi ro trước các quy định nguồn gốc xuất xứ, dẫn đến khó khăn trong việc tiêu thụ.
Theo Đạo luật Farm Bill về chương trình giám sát cá da trơn của Hoa Kỳ mới được công bố ngày 2/12 vừa qua và sẽ có hiệu lực vào ngày 1/3/2016, cá tra và cá ba sa của nước ta chỉ được nhập khẩu vào Hoa Kỳ nếu chứng minh được sự tương đồng về nuôi tại Việt Nam với việc nuôi tại Mỹ.
Hiện nay, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đang chuẩn bị những thủ tục cần thiết để việc xuất khẩu cá da trơn sang Hoa Kỳ không bị ách tắc trong thời gian tới.
VASEP cho biết, từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta đạt 6,5 tỷ USD, giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái. VASEP đang khẩn trương thu thập thông tin, phân tích sự khác biệt trong quy trình chăn nuôi cũng như hệ thống các khâu thu hoạch, bảo quản, chế biến để phổ biến cho các hội viên và các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra và cá ba sa.
Bên cạnh đó, lãnh đạo VASEP cũng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương để có sự hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp, không để việc xuất khẩu cá tra và cá ba sa vào thị trường Hoa Kỳ bị gián đoạn.
Với việc Hoa Kỳ thay đổi thẩm quyền giám sát các sản phẩm cá tra, cá ba sa từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) sang Cục Kiểm dịch, Thanh tra An toàn thực phẩm Hoa Kỳ (FSIS), cá tra, cá ba sa của các nước hiện đang xuất khẩu vào nước này phải chứng minh được nguồn gốc xuất xứ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Để tồn tại được, các cơ sở sản xuất, nuôi trồng cá tra và cá ba sa của Việt Nam cần tuân thủ chặt chẽ các quy trình nuôi theo các quy định hiện hành. Đặc biệt, việc sử dụng thức ăn chăn nuôi cần được thực hiện theo khoa học để không bị dư lượng hóa chất, kháng sinh.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP khuyến nghị, người nuôi trồng thủy sản phải rất cẩn thận khi tiếp cận với các loại thức ăn chăn nuôi trên thị trường để đảm bảo được sử dụng đúng theo quy định. Việc nuôi trồng đúng quy trình sẽ tránh được những rủi ro trước các quy định nguồn gốc xuất xứ, dẫn đến khó khăn trong việc tiêu thụ.
Kiến nghị sớm lập khu tái định cư dự án sân bay Long Thành
Đó là một trong những kiến nghị được cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh gửi bộ trưởng Bộ GTVT và ban chỉ đạo dự án này.
Theo ông Thanh, Thủ tướng đã có văn bản cho phép UBND tỉnh Đồng Nai lập quy hoạch khu tái định cư, lập dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cảng hàng không Long Thành.
Tuy nhiên, dự án xây dựng khu tái định cư chỉ được phê duyệt sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi phê duyệt.
Trong khi đó, theo tiến độ đề ra thì dự kiến báo cáo nghiên cứu khả thi được trình Quốc hội thông qua trong tháng 6-2018.
Như vậy, dự án đầu tư khu tái định cư chỉ được phê duyệt nhanh nhất trong quý 3-2018 và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam sẽ chỉ nhận được mặt bằng triển khai xây dựng công trình trong giai đoạn 2021- 2022, rất khó khả thi và khó đảm bảo được tiến độ chậm nhất năm 2025 phải đưa cảng hàng không quốc tế Long Thành vào sử dụng theo nghị quyết của Quốc hội.