Hà Nội chỉ đạo xử lý sai phạm tại Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà
Hàng loạt Bộ, ngành sẽ bị thanh tra việc bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo
Các cơ quan cân đối nguồn điều chỉnh tiền lương trong năm 2016
Thủ tướng phê chuẩn nhân sự 2 tỉnh Hưng Yên và Hậu Giang
Hà Nội: Giá đất đấu giá cao nhất tại huyện Phú Xuyên là 5 triệu đồng/m2
Tin trong nước đọc nhanh chiều 14-12-2015
- Cập nhật : 14/12/2015
Hạ thủy giàn khoan Tam Đảo 05 lớn nhất từ trước tới nay
Giàn khoan tự nâng Tam Đảo 05 được thiết kế theo mẫu JU-2000E của Friede Goldman (Hoa Kỳ) với tổng khối lượng 18.000 tấn. Đây là giàn khoan có khản năng khoan tới mỏ dầu khí với độ sâu 9 km. Thân giàn dài 176 m khả năng chất tải 2.995 tấn và được thiết kế để thích nghi với thời tiết khắc nghiệt của môi trường trên biển, hoạt động trong điều kiện bão cực hạn trên cấp 12.
Với khối thép khổng lồ nặng xấp xỉ 13.699 tấn cùng hàng tấn các thiết bị điện, nội thất… Tam Đảo 05 được đánh giá là lớn nhất từ trước tới nay (nặng gấp 1,5 lần Tam Đảo 03). Toàn bộ công trình có giá trị là 230 triệu USD, thuộc dự án khoa học công nghệ cấp Nhà nước.
Để có thể chế tạo được Tam Đảo 05, PVShipyard đã sử dụng phương pháp Skidding (kéo trượt trên đường) là phương pháp vận chuyển hiện đại lần đầu tiên được áp dụng trong nước.
Trước đó, ngày 25-3-2014, Tam Đảo 05 bắt đầu được khởi công chế tạo. Sau 21 tháng nỗ lực làm việc của tập thể cán bộ, công nhân PVShipyard, giàn khoan đã được tiến hành hạ thủy. Dự kiến, giàn khoan sẽ phục vụ vào công tác thăm dò, khoan khai thác dầu khí tại các vùng biển sâu của Liên doanh Vietsovpetro làm chủ đầu tư.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã nhiệt liệt biểu dương thành tích vượt bậc của tập thể cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Chế tạo Giàn khoan dầu khí PVShipyard. Đồng chí nhấn mạnh đây là công trình hết sức quan trọng đối với quốc gia chính vì vậy đồng chí mong muốn PVShipyard tiếp tục hoàn thiện những công việc còn lại để bàn giao giàn khoan trước tiến độ.
Đề nghị cấp 32,6 tỉ đồng cho 15 bệnh viện thiếu tiền trả lương
Lãnh đạo Sở Tài chính Đắk Lắk cho biết đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cấp bù kinh phí cho 15 bệnh viện đang thiếu lương của hàng ngàn cán bộ, bác sĩ trong tỉnh.
Theo đó, sau khi kiểm tra, cân đối, Sở Tài chính Đắk Lắk đã trình UBND tỉnh duyệt chi số tiền hơn 11,6 tỉ đồng cho 14 bệnh viện thiếu lương như bài đã đề cập.
Ngoài ra, sở cũng có tờ trình gửi UBND tỉnh xin cấp hơn 21 tỉ đồng cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk cũng đang trong tình trạng tương tự.
Như vậy, tổng số tiền mà Sở Tài chính đề nghị cấp bù cho 15 bệnh viện đợt này hơn 32,6 tỉ đồng.
Trong khi đó, Bộ Y tế cũng vừa có công văn yêu cầu Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk báo cáo rõ tình hình nợ lương tại 15 bệnh viện và gửi ra bộ trước 19-12 để có hướng xử lý.
Như chúng tôi đã thông tin, đến ngày 7-12, hàng ngàn bác sĩ, nhân viên tại 14 bệnh viện tại Đắk Lắk vẫn chưa được nhận lương tháng 11 và chưa biết lương tháng 12-2015 có bị nợ nữa không nên rất lo lắng.
Sở Y tế xác nhận đã gửi văn bản đề nghị cấp bù hơn 15 tỉ đồng để trả lương tháng 11 và 12-2015 cho cán bộ, nhân viên, bác sĩ tại 14 bệnh viện.
Ngày 8-12, Bệnh viện Đa khoa TP Buôn Ma Thuột đã cho 277 lao động ứng 70% lương tháng 11 và 12-2015 trước khi UBND tỉnh cấp bù kinh phí.
Thủ tướng: Luôn tạo mọi điều kiện để hội nhập thành công
Để có một đất nước Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, một đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, trong 5 năm tới, không còn cách nào khác là phải hội nhập và không ai khác doanh nghiệp phải là người đi đầu.
Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại buổi gặp mặt các doanh nghiệp tham gia Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam hướng tới Cộng đồng Kinh tế ASEAN chiều tối 13/12.
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, hội nhập ASEANtrong 20 năm qua là cuộc tập dượt quan trọng cho các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập với thế giới. Do đó, việc Chính phủ đi đầu về hội nhập đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hội nhập thành công.
Đặc biệt trong những năm gần đây, Chính phủ cũng đã đi đầu và đi nhanh hơn các nước láng giềng từ 5 đến 7 năm trong đàm phán cácHiệp định Thương mại tự do. Do đó, hiện cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang ở điểm giao thoa và có thời gian như vậy để chuẩn bị thích ứng với sự chuyển dịch về các chuỗi sản xuất trên thế giới.
Cùng với các Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam đàm phán ký kết, mở đường tái cấu trúc nền kinh tế và tạo ra hàng chục triệu việc làm trong tương lai, thì Chính phủ đã tạo ra một làn sóng đổi mới thứ 2, khi đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo bệ đỡ cho doanh nghiệp hội nhập.
Trước thời điểm hình thành Cộng đồng ASEAN vào ngày 31 tháng 12 tới đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Đảng, Nhà nước và Chính phủ luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để mọi người dân kinh doanh, làm ăn, cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam hội nhập thành công.
Thủ tướng nhấn mạnh, 5 năm qua cũng là bước ngoặt lớn về hội nhập quốc tế, nhất là hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Đến nay, Việt Nam đã hoàn tất đàm phán 12 Hiệp định Thương mại tự do, đưa Việt Nam có quan hệ thương mại tự do với 55 nước, trong đó có 15 nước thuộc nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Qua hội nhập, doanh nghiệp đã có bước trưởng thành lớn và nhà nước hoàn thiện thế chế, luật pháp phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất của quốc gia cũng như doanh nghiệp là sức cạnh tranh còn yếu, trong khi đó mục tiêu của 5 năm tới là phải phát triển nhanh hơn và bền vững hơn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, cho đến giờ này không còn cách nào khác là nhà nước và doanh nghiệp cùng phải phát huy nội lực, tăng cường sức cạnh tranh để hội nhập thành công.
Thủ tướng nêu rõ, để có một đất nước Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, một đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, trong 5 năm tới, không còn cách nào khác là phải hội nhập và không ai khác doanh nghiệp phải là người đi đầu thông qua việc tăng cường quản trị hiệu quả, đổi mới công nghệ để hạ giá thành, còn nhà nước chỉ có thể mở thêm thị trường, hoàn thiện thể chế và cải cách hành chính để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tiếp tục tập hợp mọi kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp để Chính phủ có thể ban hành những chính sách tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho cộng đồnhg doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh và hội nhập thành công.
Cơ hội “trời cho” để Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình!
Nếu không tận dụng được cơ hội từ AEC thì 5-7 năm nữa, Việt Nam không thể thoát được bẫy thu nhập trung bình.
Theo tiến trình hội nhập, chỉ còn hơn 2 tuần nữa là Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ chính thức hình thành (ngày 1/1/2016). Nhận định về sự chuẩn bị của Việt Nam tại Diễn đàn "Doanh nghiệp Việt Nam hướng tới AEC" mới đây, TS. Võ Trí Thành – Chuyên gia kinh tế liên hệ với câu chuyện về cách nhìn của người chơi cờ.
Theo ông Thành, hiện nay đa số chúng ta vẫn loay hay ở cách nhìn của con cờ. Thế nhưng, người chơi cờ cần bàn về thế cờ, cách chơi cờ.
“Chúng ta có nhiều cơ quan, nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp đang ở nước đi cờ, ở giữa thế cờ. Còn cách chơi dự đoán thế cờ của đối phương thì ở Việt Nam vô cùng ít. Vì vậy, chúng ta cần lãnh đạo ở Việt Nam phải có tầm nhìn ở cách chơi này” – ông Thành cho biết.
Chia sẻ về khái niệm ASEAN là gì, ông thành khẳng định, ASEAN là một hình mẫu liên kết của các nước đang phát triển.
Nếu TPP cơ bản là luật chơi thị trường đàng hoàng, minh bạch, thì ASEAN lại hướng tới tự do hóa, và nhấn mạnh tới hợp tác – đó là cam kết, đoàn kết và ý chí. ASEAN là kết nối. Nếu bỏ chữ kết nối thì không còn là ASEAN.
“Ngoài ra, cũng cần phải hiểu, ASEAN rất mở. Cộng đồng kinh tế này giữ vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng thiết chế ở khu vực. Nếu mất vai trò trung tâm này, thì không còn vai trò của ASEAN” – ông Thành nói.
Ông Thành cũng cho rằng, ASEAN là sân chơi thú vị bởi nó là một phần trong mạng chuỗi giá trị toàn cầu. ASEAN không chỉ là kinh doanh mà còn là hợp tác. Tại sân chơi này, doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi thế bởi có rất nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
“ASEAN sẽ có tầm nhìn sau 2015, xanh hơn, bền vững hơn, sáng tạo hơn, thông minh hơn và khả năng chống chịu hơn. Cùng với các hiệp định thương mại tự do khác, đây là một chân trời vô tận cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi bên cạnh các xu thế tập đoàn, ASEAN đang có xu thế cá thể hóa, rất phù hợp với con người Việt Nam” – TS Võ Trí Thành cho biết.
Bên cạnh đó, vị chuyên gia này cũng khẳng định, AEC là cơ hội “trời cho” để Việt Nam có thể thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Nếu không tận dụng được cơ hội này thì 5-7 năm nữa, Việt Nam không thể thoát được bẫy thu nhập trung bình.
“Chúng ta phải nghiên cứu nước cờ chơi như thế nào. Đã đến lúc chúng ta phải chuyển sang cách chơi, thế cờ khác với đối phương thì mới có thể thắng được trên sân chơi hội nhập” – ông Thành nhấn mạnh.
Tiêu cực trong ngành thi hành án phải xử lý nghiêm