Phát hiện đường Trung Quốc nghi chứa chất cấm
Hơn 9.000 tấn chất thải hóa chất bảo vệ thực vật bị tiêu hủy
TP.HCM bắt đầu cấp giấy phép lái xe quốc tế từ đầu 2016
75% nữ công nhân lo bị ế
Cho TP.Cà Mau tạm ứng 15 tỷ đồng để trả lương
Tin trong nước đọc nhanh chiều 13-12-2015
- Cập nhật : 13/12/2015
Lừa bán cổ phiếu 'ảo' chiếm đoạt gần 2 tỉ đồng
Theo hồ sơ, Phạm Lê Anh là nhân viên phòng Tài chính kế toán của Công ty Cổ phần Sông Đà 12. Trong thời gian công tác tại công ty, Phạm Lê Anh đã có quan hệ mua bán cổ phiếu với nhiều người (dạng cổ phiếu OTC chưa được giao dịch chính thức trên sàn giao dịch), dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt số tiền gần 1,8 tỉ đồng.
Cụ thể, ngày 24-12-2007, mặc dù không nắm giữ cổ phiếu của công ty nhưng Anh đã liên lạc với chị Vũ Thị Phương Lan (36 tuổi) và nói hiện có người muốn bán 8.400 cố phiếu của công ty và mời chào chị Lan mua.
Sau nhiều lần giao dịch, chị Lan đã đồng ý mua 4.000 cổ phiếu với số tiền là 340 triệu đồng. Tuy nhiên, đến hẹn, chi Lan đòi Anh giao lại cổ phiếu và tài khoản ngân hàng cho mình nhưng Anh không hề có cổ phiếu trong tay mà nghĩ đủ mọi cách để nói dối: Cổ phiếu đã mở ở tài khoản khác, cổ phiếu đã khớp lệnh và bán với số tiền nhiều hơn,… Khi chị Lan đòi lại tiền thì y lại vòng vo và nói dối là vay tạm tiền chị để đi nộp thuế cho công ty ở Hòa Bình, nhằm chiếm đoạt số tiền trên.
Thấy chị Lan tin tưởng mình, Anh tiếp tục nói rằng công ty mình đang có dự án nhà ở chung cư, bán căn hộ, nên hỏi vay chị Lan tiền để mua các suất chung cư. Vì quá tin tưởng, nên chị Lan đã tiếp tục cho Phạm Lê Anh vay hai lần tổng số tiền là 500 triệu đồng. Thế nhưng khi đến hẹn trả, Anh đều khất lần, rồi sau đó bỏ trốn.
Chưa dừng lại, vào 7-1-2008, cũng với thủ đoạn trên, Phạm Lê Anh đã chiếm đoạt của hàng loạt các nạn nhân khác với số tiền trên 1 tỉ đồng.
Tại tòa, Anh khai số tiền trên đều dùng vào việc trả nợ và tiêu dùng cá nhân, nhằm bao biện cho hành vi phạm tội của mình.
Xét thấy bị cáo đã dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt số tiền gần 1,8 tỉ đồng, hành vi này là đặc biệt nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến nhiều người, làm xáo trộn cuộc sống của những bị hại khiến nhiều bị hại lâm vào cảnh khó khăn, HĐXX quyết định tuyên phạt bị cáo mức án như trên.
Tịch thu tàu nước ngoài nếu vi phạm chủ quyền Việt Nam
Luật Thủy sản sửa đổi phải quy định cụ thể việc xử lý hành vi vi phạm đối với tàu cá nước ngoài đánh bắt trái phép trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Đây là một trong những nội dung được nhiều đại biểu đề nghị tại hội nghị Tổng kết 12 năm thi hành Luật Thủy sản sáng 11-12 tại Hà Nội. Theo ông Nguyễn Ngọc Oai, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản, trong Luật Thủy sản cũ chỉ mới dừng ở việc xua đuổi tàu cá nước ngoài vi phạm chủ quyền của Việt Nam đề nghị Luật Thủy sản sửa đổi phải đề cập cụ thể việc xử lý hành vi vi phạm tàu cá nước ngoài trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam, cụ thể là tịch thu tàu cá nước ngoài. ông Nguyễn Tử Cương, Trưởng ban Phát triển thủy sản bền vững Hội Nghề cá Việt Nam, cho rằng trong Luật Thủy sản sửa đổi tới đây phải có quy định cụ thể việc bảo vệ được nguồn lợi thủy sản nước ta phù hợp với thông lệ quốc tế, luật pháp quốc tế. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát bổ sung: Luật Thủy sản sửa đổi phải đề cập ưu tiên đánh bắt xa bờ tại các khu vực Hoàng Sa, Trường Sa vì ngoài phát triển kinh tế còn làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Không tăng tổng biên chế đến năm 2021
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký quyết định về kế hoạch của Chính phủ thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Kế hoạch nêu rõ: bảo đảm đến năm 2021 về cơ bản không tăng tổng biên chế của bộ, ngành ở trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương so với biên chế được giao của năm 2015.
Trường hợp phải thành lập tổ chức mới hoặc giao nhiệm vụ mới thì bộ, ngành ở trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tự cân đối, điều chỉnh trong tổng biên chế hiện có.
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, thành lập mới trường, tăng lớp, tăng học sinh; lĩnh vực y tế thành lập mới tổ chức, tăng quy mô giường bệnh... có thể bổ sung biên chế nhưng phải quản lý chặt chẽ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp.
Cùng với đó là giữ ổn định biên chế của các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp đến năm 2016.
Không chịu nổi chủ Trung Quốc, lao động VN tại Algeria đòi về nước
Gần 20 lao động Việt Nam do công ty Cổ phần Đầu tư và Hợp tác Quốc tế Thăng Long (Thăng Long OSC) cử sang Algeria làm việc cho nhà thầu Trung Quốc đang đình công đòi về nước.
Đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria làm việc với các lao động bị nhà thầu Trung Quốc hành hung trong một vụ việc trước đây - Ảnh: TTXVN
Số lao động này được đưa sang Algeria từ tháng 9-2014 để làm việc cho nhà thầu Trung Quốc tại công trường xây dựng Rouiba, cách thủ đô Alger 22 km về phía đông. Họ đã đình công từ trưa 9-12 và tất cả đều bày tỏ mong muốn được về nước càng sớm càng tốt.
Các lao động này cho biết họ bị chủ sử dụng lao động là Công ty TNHH Zhejiang Construction Investment Group trừ tiền lương tháng 11-2015 mà không giải thích lý do.
Bên cạnh đó, lao động Việt Nam còn bị nhà thầu Trung Quốc bóc lột sức lao động, ăn uống kham khổ, nhiều điều khoản trong hợp đồng lao động được ký với công ty Thăng Long không đúng với tình hình thực tế ở bên này.
Phía Trung Quốc đã tự ý trừ của mỗi lao động Việt Nam 60 USD trong bảng lương tháng 11-2015. Các lao động trên đã tìm gặp giám đốc công trường để yêu cầu giải thích lý do bị trừ lương nhưng đã không nhận được câu trả lời từ phía chủ sử dụng. Không những vậy, nhà thầu Trung Quốc còn yêu cầu người lao động phải làm khoán.
Đây không phải lần đầu tiên những lao động trên tiến hành đình công. Những lần đình công trước là để yêu cầu phía chủ sử dụng lao động trả lương đúng hạn, nhưng lần này, họ yêu cầu được sớm về nước.
Theo hợp đồng lao động sang Algeria làm việc, người lao động làm việc công nhật, được hưởng lương 600 USD/tháng/26 ngày công và mỗi ngày làm việc 10 tiếng, có bảo hiểm y tế và tiền ăn.
Tuy nhiên, anh em lao động cho biết thường xuyên bị chủ Trung Quốc ép làm khoán. Kể từ khi sang đây, tháng nào anh em cũng phải đóng 10 USD tiền ăn cho chủ và bị trừ lương vô lý.
Anh Vũ Mạnh Nguyên (Cửa Lò, Nghệ An) cho biết khi bị tai nạn lao động hay bị ốm, mọi người đều phải tự bỏ tiền túi để chạy chữa. Họ không được trang bị bảo hộ lao động, ăn uống kham khổ. Trong trường hợp ốm, trời mưa hoặc do chủ lao động yêu cầu nghỉ làm, họ sẽ bị trừ lương và cả tiền ăn.
Anh Nguyễn Trung Phong (Diễn Châu, Nghệ An) cho biết 19 lao động ở đây đều đi xuất khẩu lao động vì mục đích cải thiện kinh tế. Nhưng với thu nhập kể từ lúc sang tới nay, tháng nào nhiều nhất gia đình nhận được 10 triệu đồng, còn không chỉ vài triệu đồng, nay lại còn bị trừ lương 60 USD/tháng thì thu nhập sẽ còn thấp nữa.
Anh Tiêu Hà Phương (Thanh Hà, Hải Dương) cho biết gia đình anh phải vay 33 triệu để nộp tiền cho công ty Thăng Long, nhưng công ty không đưa lại hóa đơn và anh cũng không được cầm bản hợp đồng này. Anh Phương cho biết thêm phía công ty Thăng Long có hứa sẽ gửi bản hợp đồng về cho phía gia đình, nhưng cho đến lúc này, gia đình anh ở Hải Dương vẫn chưa nhận được.
Anh Nguyên cho biết thêm trong thời gian làm việc vừa qua, anh em thường xuyên bị chủ Trung Quốc chửi, dọa đánh và đuổi việc.
Mọi người ở đây lo ngại nếu tình hình này tiếp tục kéo dài, sẽ có khả năng lặp lại vụ việc tương tự như vụ các lao động của công ty Simco Sông Đà bị chủ Trung Quốc hành hung và bỏ đói dẫn đến việc về nước của những lao động này. Vì thế, tất cả các anh em lao động ở đây đều mong muốn được về nước càng sớm càng tốt.
Gần 30 tỉ đầu tư dàn chiếu sáng nghệ thuật cầu Cần Thơ
Ngày 12-12, ông Trần Việt Phường, giám đốc Sở Văn hóa thể thao và du lịch TP Cần Thơ cho biết từ 22-12 sẽ bắt đầu chiếu sáng nghệ thuật cầu Cần Thơ.
Việc chiếu sáng này được xã hội hóa với tổng vốn đầu tư khoảng 29 tỉ đồng, nhằm tạo điểm nhấn cho TP Cần Thơ, thu hút du lịch và tạo động lực phát triển dịch vụ hai bên bờ sông Hậu (phía TP Cần Thơ và phía bờ Vĩnh Long).
Chủ đầu tư công trình này là Công ty TNHH cơ khí và quảng cáo Huy Nam, TP Cần Thơ.
Theo hợp đồng giữa chủ đầu tư và TP Cần Thơ, chủ đầu tư sẽ vận hành, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống đèn nghệ thuật cầu Cần Thơ trong 12 năm đầu, sau đó sẽ có thỏa thuận khác.
Theo thiết kế, dàn đèn nghệ thuật được đầu tư bằng công nghệ đèn chip led grb (công nghệ đa sắc màu) gắn hai bên thành cầu. Một hệ thống sẽ rọi lên dây văng, một hệ thống sẽ rọi xuống gầm cầu tạo thành ánh sáng bảy màu rực rỡ, lung linh ở cả dây văng và toàn bộ bên dưới cầu.
Thời gian thắp sáng nghệ thuật tối thiểu là 4 giờ và tối đa là 8 giờ mỗi đêm, riêng ngày lễ, tết sẽ thắp sáng suốt đêm.
Theo chủ đầu tư, hiện tại công trình chiếu sáng nghệ thuật cầu Cần Thơ đã thi công đạt tiến độ khoảng 95%, dự kiến tối 21-12 sẽ chạy thử nghiệm hệ thống này trước khi hoạt động chính thức.