Sau 6 đợt cơ quan thuế công khai danh tính các đơn vị nợ thuế, mới chỉ có 25 đơn vị nộp vào ngân sách nhà nước với tổng số tiền 728 tỷ đồng. Thực trạng này đã buộc lãnh đạo cơ quan thuế đã phải trực tiếp đến trụ sở doanh nghiệp để đôn đốc, thu nợ.
Cộng đồng kinh tế ASEAN: “Nước đã đến chân”
- Cập nhật : 14/12/2015
(Kinh te)
Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là Cộng đồng kinh tế ASEAN - AEC chính thức hình thành (ngày 1/1/2016).
Phát biểu tại diễn đàn “Doanh nghiệp Việt Nam hướng tới AEC” được tổ chức sáng ngày 13/12, TS. Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, chỉ còn hơn 2 tuần nữa là Cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức hình thành (ngày 1/1/2016).
Theo ông Lộc, bản chất của AEC không có cơ cấu chặt chẽ, tương đối lỏng và không có sự tương thích nhiều.
“AEC là tiến trình hội nhập chứ không phải là Hiệp định, là khát vọng chứ không phải bắt buộc của Cộng đồng ASEAN. AEC là một tiến trình và thời điểm 1/1/2016 là khởi đầu để xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN. Do vậy, để xây dựng được cộng đồng kinh tế như EU thì còn cần một thời gian dài nữa” – TS. Vũ Tiến Lộc nhận định.
Cũng theo Chủ tịch VCCI, trong số các FTA thì sự cắt giảm thuế quan trong Cộng đồng kinh tế ASEAN là cao nhất hiện nay, cao hơn cả so với TPP và các FTA khác. Về tự do hàng hóa và dịch vụ thì sự cam kết trong AEC cũng cao nhất.
Cơ hội cho doanh nghiệp khi AEC hình thành đó là mở ra nhiều thị trường cho doanh nghiệp, tạo khí thế và động lực mới cho doanh nghiệp…Tuy nhiên AEC cũng mang lại nhiều thách thức như doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh hàng hóa khi trình độ phát triển thấp hơn và sự phát triển lại tương đồng, dịch vụ thấp hơn, sự lưu chuyển lao động và thách thức trong quản lý dòng vốn.
Cũng tại diễn đàn, ông Lê Triệu Dũng – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương) cho biết, hội nhập đang trở thành xu hướng phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu. Xu hướng này đang tăng mạnh cả về số lượng, phạm vi địa lý và mức độ tự do hóa; do các cường quốc dẫn dắt nên tiêu chuẩn thường rất cao.
Theo ông Dũng, có 4 lý do chính để các nước tham gia hội nhập, đó là mục tiêu mở rộng thị trường cho các mặt hàng xuất khẩu; tạo điều kiện đầu tư; tạo việc làm và thúc đẩy cải cách trong nước theo hướng hiệu quả.
Ông Dũng cho biết, Cộng đồng kinh tế ASEAN được xây dựng trên cơ sở các cam kết hiện tại gồm: Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) 2009; Hiệp định khung về thương mại dịch vụ ASEAN (AFAS) 1995; Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) 2009; Các FTA ASEAN+1 với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ...
Cộng đồng ASEAN được xây dựng dựa trên 4 trụ cột chính gồm: Thị trường chung và không gian sản xuất thống nhất; Một khu vực kinh tế cạnh tranh; Phát triển kinh tế đồng đều; Hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Trên cơ sở 4 trụ cột này, ASEAN đang xây dựng lộ trình cho 10 năm tiếp theo.
Nhận định về hiệp định TPP đã kết thúc đàm phán và chuẩn bị đi đến ký kết, ông Dũng cho rằng, TPP yêu cầu các DNNN phải hoạt động theo cơ chế thị trường; không được có hành vi phản cạnh tranh khi có vị trí độc quyền. Các DNNN phải minh bạch hóa một số thông tin và nhà nước không trợ cấp quá mức cho các doanh nghiệp này.
Hiệp định TPP cũng yêu cầu các nước phải ban hành văn bản pháp luật và áp dụng trên thực tế 4 tiêu chuẩn lao động cơ bản được nêu trong Tuyên bố năm 1998 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).
Liên quan tới Hiệp định FTA Việt Nam - EU, ông Dũng thông tin, FTA với EU được khởi động từ tháng 10/2012 (sau TPP 2 năm); kết thúc các nội dung kỹ thuật tháng 7/2015 và kết thúc đàm phán cấp Bộ trưởng đầu tháng 8/2015. Việt Nam là nước thứ 2 trong khu vực (sau Singapore) kết thúc đàm phán với EU.
Về cơ hội khi tham gia các Hiệp định này, ông Dũng khẳng định, chúng ta có cơ hội tăng xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, chúng ta còn có cơ hội tăng công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xoá đói giảm nghèo.
Bên cạnh đó, tham gia FTA với EU còn giúp Việt Nam tái cơ cấu và nâng cao năng lực cạnh tranh; cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn, tham gia vào các chuỗi cung ứng mới.