Tăng sức ép lên Chính phủ về mức tăng lương tối thiếu vùng
Tuyển chọn ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang Nhật Bản làm việc
Thay 3 thành viên ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ
Phú Yên: Nông dân ồ ạt phá mía, sắn để trồng tiêu
Các nhà máy đường lo lắng khi vào vụ mới
Tin trong nước đọc nhanh 30-08-2015
- Cập nhật : 30/08/2015
Ninh Thuận: Khánh thành cầu dây văng An Đông
Sáng nay (29/8), UBND tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức lễ khánh thành cầu An Đông thuộc phường Đông Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.
Cầu An Đông là cây cầu nối liền đôi bờ Bắc - Nam sông Dinh và là điểm kết nối cuối cùng của công trình đường ven biển dài 107 km của tỉnh Ninh Thuận.
Với nhịp cầu lớn 140m, cầu An Đông là một trong những công trình cầu dây văng có nhịp lớn nhất cả nước hiện nay. Hệ thống cáp dây văng do Công ty Freyssinet, Pháp trực tiếp cung ứng và lắp đặt. Đây cũng là hạng mục cuối cùng trên tuyến đường ven biển của tỉnh Ninh Thuận được thông suốt từ phía Nam - mũi Cà Ná, giáp ranh giới tỉnh Bình Thuận tới phía Bắc - Du Long, giáp tỉnh Khánh Hòa.
Dự án có tổng kinh phí hơn 1.327 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Cây cầu có tổng chiều dài hơn 3,4 km, mặt cầu rộng 20,5m.
Công trình được khánh thành đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, đáp ứng niềm mong đợi của bà con hai bên bờ sông Dinh bị chia cắt bao đời nay.
Hơn 1,8 tỉ USD mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất
Tổng vốn đầu tư để nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất lên tới 1,813 tỉ USD (khoảng 40.000 tỉ đồng).
Ngày 28-8, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn đã ký kết hợp đồng tư vấn lập thiết kế tổng thể dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất với Công ty Amec Foster Wheeler Energy Limited (Anh).
Theo Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn, tổng vốn đầu tư để nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất lên tới 1,813 tỉ USD (khoảng 40.000 tỉ đồng).
Theo hợp đồng, sau khi nâng cấp, Nhà máy lọc dầu Dung Quất (hiện chỉ có thể lọc 100% dầu thô Bạch Hổ) sẽ chế biến được các loại dầu thô thông dụng trên thế giới, công suất được nâng lên 8,5 triệu tấn dầu thô/năm (hiện là 6,5 triệu tấn/năm), sản phẩm xăng dầu đáp ứng được tiêu chuẩn Euro 5 của châu Âu...
Đầu tư 300 triệu USD cho nhà máy kéo sợi
Dự án có tổng vốn đầu tư 300 triệu USD với công suất khoảng 30.000 tấn sợi các loại/năm, góp phần giải quyết việc làm cho hơn 3.000 lao động...
Ngày 28-8, tại Khu công nghiệp Thuận Đạo (tỉnh Long An), Ban quản lý khu kinh tế Long An đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho dự án nhà máy kéo sợi của Tập đoàn Huafu (Hong Kong), thuộc nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may.
Được biết, dự án có tổng vốn đầu tư 300 triệu USD với công suất khoảng 30.000 tấn sợi các loại/năm, góp phần giải quyết việc làm cho hơn 3.000 lao động, dự kiến giai đoạn 2 sẽ hoàn thành vào quý 1-2017.
Nhiều doanh nghiệp có tới 30 loại phụ cấp
Các doanh nghiêp cần phải rà lại khoản nào thật sự là lương, khoản nào là phụ cấp và khoản nào là bổ sung để trả về đúng tên của nó.
Đó là phát biểu của bà Tống Thị Minh, vụ trưởng Vụ Lao động - tiền lương (Bộ Lao động - thương binh và xã hội), tại buổi đối thoại về những thay đổi và cập nhật trong chính sách lao động, tiền lương với sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp phía Nam ở TP.HCM sáng 28-8.
Bà Minh cho biết các loại phụ cấp của doanh nghiệp có đủ tên gọi: phụ cấp viên chức, phụ trách cán bộ, phụ cấp chuyên cần, phụ cấp năng suất... và thực tế đều là lương, nhưng từ trước đến nay không được doanh nghiệp đưa vào lương để đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) thấp hơn.
Theo bà, các doanh nghiêp cần phải rà lại khoản nào thật sự là lương, khoản nào là phụ cấp và khoản nào là bổ sung để trả về đúng tên của nó. Lý do bà Minh đưa ra là bắt đầu từ đầu năm 2016 khi Luật BHXH mới có hiệu lực, căn cứ để đóng BHXH là lương thực tế sẽ bao gồm cả mức lương (lương cơ bản) và các khoản phụ cấp.
Lộ trình thực hiện cụ thể Luật BHXH mới: 2016 - 2017 thu BHXH trên mức lương cộng phụ cấp lương (chưa có bổ sung khác), đến ngày 1-1-2018 sẽ thu BHXH trên mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác.
Bộ Tài chính bịt lỗ hổng lách thuế
Tại một cuộc hội thảo liên quan đến thuế TTĐB gần đây, nhiều chuyên gia kinh tế có chung nhận định rằng, chính sách thuế hiện hành tạo điều kiện cho doanh nghiệp cố tình lách, qua đó trốn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Điển hình như vụ việc Kiểm toán Nhà nước đề nghị truy thu thuế lên tới hơn 400 tỷ đồng đối với Sabeco. Khi đó, Sabeco bị cho là thiết lập hệ thống công ty con để lách thuế, trốn thuế. Thực tế không riêng gì Sabeco, hầu hết DN lớn, phân phối hàng hóa trên toàn quốc đều có hệ thống cty con, cháu như Sabeco.
Động thái mới nhất, Bộ Tài chính, vừa đưa ra dự thảo sửa đổi quy định liên quan đến Luật Thuế TTĐB nhằm khỏa lấp những lỗ hổng đó. Cụ thể, để khắc phục việc chuyển giá tính thuế TTĐB qua công ty con hoặc công ty con trong cùng công ty mẹ, Bộ Tài chính đề nghị quy định giá tính loại thuế này đối với trường hợp cơ sở sản xuất bán hàng qua các công ty con là giá do công ty con hoặc công ty con trong cùng công ty mẹ bán ra.
Khi đưa ra đề xuất ban đầu ít tháng trước, Bộ Tài chính vấp phải ý kiến trái chiều của các hiệp hội, doanh nghiệp, bởi họ cho rằng, đề xuất quy định này chưa phù hợp với Luật Thuế TTĐB.
Tuy nhiên, trong đề xuất mới nhất, Bộ Tài chính giải thích rằng, trường hợp cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế TTĐB bán hàng qua các công ty con hoặc bán hàng qua các công ty con khác trong cùng công ty mẹ thì giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá công ty con bán ra thị trường. Quan hệ công ty mẹ, công ty con được xác định theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Ngoài ra, Bộ Tài chính đề nghị thêm, đối với hàng hóa nhập khẩu, giá tính thuế TTĐB là giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu, giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư cho rằng, khi phát hiện chính sách có kẽ hở, cơ quan chức năng cần hoàn thiện luật pháp, bịt kẽ hở đó. Không để doanh nghiệp và người dân gánh chịu hậu quả do kẽ hở pháp luật gây ra. Ông Phạm Công Tham, Phó Chủ tịch Hội Kiểm toán, kế toán Việt Nam khẳng định, lỗ hổng chính sách thì phải sửa, không thể bắt người dân và doanh nghiệp hứng chịu.