tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Quảng Ngãi “hụt hơi” vì dự án FDI chậm triển khai

  • Cập nhật : 16/09/2015

(Tin kinh te)

Hàng loạt dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trị giá hàng tỷ đô đã “bỏ của chạy lấy người” khiến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi không đạt được kế hoạch đề ra.

nha may thep guang lian tri gia 3,5 ty usd da "rut chan" khoi quang ngai, khien tinh nay tan giac mo fdi. - anh vu quang

Nhà máy thép Guang Lian trị giá 3,5 tỷ USD đã "rút chân" khỏi Quảng Ngãi, khiến tỉnh này tan giấc mơ FDI. - Ảnh Vũ Quang

 

Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ngãi, tăng trưởng kinh tế của tỉnh này đã không hoàn thành kế hoạch đề ra theo mục tiêu Nghị quyết đại hội XVIII nhiệm kỳ 2011-2015: tăng trưởng chỉ đạt 7,2%/15%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội chỉ đạt 40%; giá trị sản xuất công nghiệp đạt thấp 4,6%/17-18%; bình quân đầu người cao nhưng thực tế thu nhập của đa số nhân dân còn thấp…

Tỉnh Quảng Ngãi lý giải nguyên nhân khiến tăng trưởng kinh tế không đạt kỳ vọng là do năm 2009, nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động tạo ra sản phẩm mới, đưa tốc dộ tăng trưởng GDP năm 2010 đạt 35,2% và bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 18,52%. Tuy nhiên, quá trình thực hiện các dự án lọc hóa dầu và việc mở rộng dự án nhà máy lọc dầu (1,8 tỷ USD) vẫn chưa được Tập đoàn Dầu khí triển khai.

Cùng với đó, các dự án FDI như: nhà máy thép Guang Lian (3,5 tỷ USD), nhà máy giấy Tân Mai (5.000 tỷ đồng), khu liên hợp công nghiệp tàu thủy (700 triệu USD)… gặp nhiều khó khăn, dự án đã buộc dừng triển khai.

Chính điều này đã khiến chỉ tiêu tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011 – 2015 chỉ đạt 65.000 tỷ đồng bằng 40% Nghị quyết đã đề ra.

Khi các dự án lớn không được triển khai hoặc triển khai không đúng tiến độ đã ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của ngành xây dựng; không tạo ra sản phẩm mới cho ngành công nghiệp. Nên giá trị sản xuất của ngành công nghiệp đạt thấp (4,6%/17-18%) kéo theo tăng trưởng GDP của tỉnh thấp nên không đạt chỉ tiêu đã đề ra. Đồng thời, cũng ảnh hưởng trực tiếp đến ngành phát triển dịch vụ nên chỉ đạt ở mức 12,8%/15-16% và tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh cũng chỉ đạt 16,5%/20%.

Được biết, nhà máy thép Guang Lian được cấp phép năm 2008 tổng vốn đầu tư 3,5 tỷ USD, được đầu tư bởi Tập đoàn E-United (Đài Loan). Đến tháng 7/2015, chủ đầu tư dự án này chính thức có văn bản thông báo việc không thể thu xếp tài chính cho nhà máy thép Guang Lian. Trước đó, sau nhiều lần điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư nhưng chủ dự án vẫn không thể triển khai, ngoài việc khoan hàng trăm cọc thí nghiệm.

Nhận định dự án khó có thể tiếp triển khai khi nguồn tài chính dần cạn kiệt. Đầu năm 2012, Tập đoàn sản xuất thép JFE và E-United đã ký thỏa thuận về việc JFE sẽ nghiên cứu đầu tư dự án này. Nếu JFE đầu tư dự án, thì nhiều khả năng, E-United sẽ chuyển toàn bộ phần đầu tư của mình cho JFE. Nhưng, JFE đã xin rút lui sau 2 năm nghiên cứu dự án.

Một dự án khác là nhà máy Công nghiệp nặng Kumwoo - Dung Quất, chậm so tiến độ trong giấy chứng nhận đầu tư cấp lần đầu là 66 tháng (đã được điều chỉnh tiến độ 4 lần).

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Văn Dũng, Phó trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất cho hay: Dự án Kumwoo - Dung Quất chúng tôi đang kiến nghị với tỉnh thu hồi do quá chậm tiến độ.

(Theo CafeF)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục