tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh 22-09-2015

  • Cập nhật : 22/09/2015

TP HCM e ngại kho hóa chất ở cảng lớn nhất Việt Nam

Lo ngại 332 container và bồn chứa hóa chất trong cảng Cát Lái, sát khu dân cư và trường học tiềm ẩn nguy hiểm, UBND quận 2 kiến nghị thành phố chỉ đạo cảng di dời.

Trong văn bản khẩn gửi UBND TP HCM, UBND quận 2 cho biết khu vực bãi IMDG của cảng Cát Lái có 332 container và bồn chứa hóa chất nguy hiểm, dễ cháy nổ. Dù khu vực này được bố trí riêng biệt (diện tích 2,8 ha) nhưng rất gần với khu dân cư Cát Lái (50 ha), Ventura Cát Lái. Bên cạnh đó, trong phạm vi bán kinh 100 m còn có trường mầm non Sơn Ca, trường tiểu học Mỹ Thủy và trường THCS Cát Lái.

cat lai la cang lon nhat viet nam. anh: d.l

Cát Lái là cảng lớn nhất Việt Nam. Ảnh: Đ.L

Trong khi đó, theo quận 2, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (đơn vị quản lý cảng Cát Lái) chỉ sử dụng rào chắn bằng tôn cao 2 m, chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện, giải pháp an toàn phòng cháy chữa cháy theo quy định.

"Bãi IMDG quá gần với khu dân cư và các công trình công cộng, việc xây tường ngăn cháy và bố trí các container rỗng dọc theo tường không có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ cháy nổ hay giảm bớt thiệt hại nếu có sự cố nổ hóa chất tại đây. Việc tồn tại bãi IMDG tại khu vực này là rất nguy hiểm", văn bản của UBND quận 2, nêu.

Theo đó, UBND quận 2 kiến nghị UBND TP chỉ đạo Tổng công ty Tân Cảng Cát Lái nhanh chóng thực hiện các nội dung bảo đảm an toàn mà Cảnh sát PCCC TP đã yêu cầu như: tại khu vực giáp ranh với khu dân cư phải xây tường ngăn cháy với chiều cao tối thiếu 3 m, dày ít nhất 0,2 m; bố trí các container rỗng dọc theo tường ngăn cháy cao bằng các container và bồn chữa cháy nguy hiểm; khoảng cách từ các container rỗng đến tường ngăn cháy tối thiểu là 6 m...

Đồng thời, đề nghị đơn vị này xem xét lại quy hoạch khu vực chứa hàng hóa để chuyển đến địa điểm biệt lập, xa khu dân cư. Bên cạnh đó, quận cũng kiến nghị thành phố chỉ đạo Cảnh sát PCCC thường xuyên kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy tại cảng này.

Cảng Cát Lái là cảng lớn và hiện đại nhất Việt Nam. 85% lượng container hàng hóa tại khu vực TP HCM phải lưu thông qua cảng này.


Quảng Ngãi cho vay 7.800 tỷ đồng phát triển kinh tế khu vực nông thôn

quang ngai cho vay 7.800 ty dong phat trien kinh te khu vuc nong thon

Quảng Ngãi cho vay 7.800 tỷ đồng phát triển kinh tế khu vực nông thôn

 Đến cuối tháng 8, các tổ chức tín dụng đã tạo điều kiện cho hơn 180.000 khách hàng thuộc địa bàn nông nghiệp, nông thôn vay vốn để phát triển kinh tế, với tổng giá trị vốn vay lên đến 7.800 tỷ đồng, 

Theo Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ngãi, trong thời gian qua, các tổ chức tín dụng đã tăng cường công tác huy động vốn tại chỗ, tranh thủ tối đa các nguồn vốn khác để phục vụ cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Theo đó, đến cuối tháng 8, các tổ chức tín dụng đã tạo điều kiện cho hơn 180.000 khách hàng thuộc địa bàn nông nghiệp, nông thôn vay vốn để phát triển kinh tế, với tổng giá trị vốn vay lên đến 7.800 tỷ đồng, chiếm 23% tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn.

Các khoản cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng 66,15% tổng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, các khoản cho vay tín dụng thông thường 5.390 tỷ đồng, chiếm 68,78% tổng dư nợ; dư nợ cho vay theo chính sách củ Nhà nước đạt 2.447 tỷ đồng, chiếm 31,22% tổng dư nợ cho vay phát triển nông thôn.

Theo đánh giá của UBND tỉnh Quảng Ngãi, nguồn vốn đầu tư tín dụng ngân hàng đối với nông nghiệp, nông thôn đã giúp hàng nghìn lượt nông dân và các khách hàng khác ở nông thôn được tiếp cận nguồn vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng.  Nguồn vốn này cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện cải tiến và áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên, vẫn còn một số khách hàng chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Hầu hết các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn chưa được bao tiêu sản phẩm, nên việc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và xem xét tính khả thi, hiệu quả của dự án, phương án sản xuất để cho vay còn khó khăn.

Kinh tế trang trại, hợp tác xã trong tỉnh tuy có phát triển nhưng các chủ trang trại, hợp tác xã hầu hết chưa được cấp giấy chứng nhận trang trại, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, năng lực quản trị, điều hành còn hạn chế chưa đáp ứng được các điều kiện để ngân hàng cho vay,…

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi, ông Phạm Trường Thọ, tại buổi lễ đánh giá chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn hôm 18/9 đã yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện tốt các Nghị định của Chính phủ về cho vay vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp. 

Ông cũng yêu cầu các sở, ngành chức năng, các tổ chức đoàn thể phối hợp chặt chẽ với ngân hàng, giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Ông kêu gọi doanh nghiệp, ngoài nguồn vốn tín dụng của Nhà nước, tổ chức đầu tư và liên kết với nông dân trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.


Bắt thêm 3 cán bộ hải quan 
An Giang

Ngày 19-9, nguồn tin Tuổi Trẻ cho biết Cơ quan điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam thêm ba cán bộ công chức của Cục Hải quan An Giang. 

Ba cán bộ gồm các ông Nguyễn Hữu Hoàng (chánh văn phòng), Đinh Hồng Lĩnh (chi cục phó Chi cục Hải quan cửa khẩu Vĩnh Hội Đông), Lâm Quang Thiện (cán bộ Chi cục Hải quan cửa khẩu Vĩnh Hội Đông).

Theo điều tra ban đầu, trong thời gian ông Hoàng làm chi cục trưởng, ông Lĩnh làm chi cục phó và ông Thiện công tác ở Chi cục Hải quan cửa khẩu Bắc Đai (huyện An Phú) đã có hành vi nhận tiền của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho bị can Phạm Thanh Dũng (giám đốc Công ty TNHH Tân Thành Lợi, đã bị khởi tố, bắt giam) làm giả hồ sơ xuất khẩu, làm thủ tục xin hoàn thuế, giúp doanh nghiệp này chiếm đoạt tiền của Nhà nước.

Liên quan đến chuyên án điều tra việc gian lận để chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng tiền hoàn thuế VAT trong xuất khẩu hàng hóa qua Campuchia tại An Giang do Bộ Công an, Công an TP.HCM và Công an An Giang thụ lý, đến nay đã có nhiều chủ doanh nghiệp và hơn 40 cán bộ, công chức Cục Hải quan An Giang bị khởi tố (phần lớn bị bắt giam).

Trong số đó có tám người trước đó là chi cục trưởng và chi cục phó hải quan hai cửa khẩu Khánh Bình và Bắc Đai. Ngoài ra, cơ quan điều tra đã làm việc, lấy lời khai của lãnh đạo và hàng chục cán bộ khác của Cục Hải quan An 


“Bỏ quên” tái xuất gần 2 triệu tấn xăng dầu?

Số liệu trên được Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu ra khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi ngày 21/9.

Xăng dầu tạm nhập có gây thất thu ngân sách?

Cho ý kiến về dự thảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga phản ánh thực trạng kiểm soát đường đi của xăng dầu tạm nhập tái xuất rất khó khăn khi nghiên cứu về thất thu trong lĩnh vực xăng dầu. Bà Nga cho biết, trong 4 năm đã có số liệu cho cho thấy, đã cho tạm nhập và “bỏ quên” tái xuất gần 2 triệu tấn xăng dầu.

“Việc cho tạm nhập tái xuất đối với mặt hàng nào thì phải căn cứ vào quy định của quốc tế, nhất là công ước Kyoto”, từ quan điểm đó, bà Nga đề nghị kiểm tra lại xem có đúng là việc tạm nhập tái xuất đối với các mặt hàng lỏng như xăng dầu có bị lách luật, tạm nhập và cho bán trong nước, gây thất thu cho ngân sách và ảnh hưởng đến sản xuất trong nước không.

Trên cơ sở đó, Chính phủ phải xác minh xem thời gian qua, việc miễn thuế đối với những mặt hàng tạm nhập tái xuất thường bị lách luật và lợi dụng tập trung vào những mặt hàng nào.

“Đề nghị kiểm tra lại xem có đúng là việc tạm nhập tái xuất đối với các mặt hàng lỏng như xăng dầu thời gian qua bị lách luật, tạm nhập và cho bán trong nước có gây thất thu cho ngân sách và ảnh hưởng đến sản xuất trong nước không?”, bà Nga nêu.


Mỗi tháng TP.HCM chi bao nhiêu để chống ngập?

Sau trận ngập khủng khiếp cách đây vài ngày, nhiều người dân ở TP.HCM thắc mắc không biết, tiền chi cho công tác chống ngập mỗi tháng tốn bao nhiêu?

Theo số liệu chúng tôi thu thập được, chỉ tính tiền duy tu nạo vét, quản lý  và vận hành hệ thống cống thoát nước trên địa bàn TP, trong 8 tháng đầu năm 2015 đã tốn hơn 103 tỉ đồng. Như vậy trung bình mỗi tháng tiền chi cho hoạt động quản lý vận hành thoát nước ( nạo vét công, vận hành trạm bơm…) đã hơn 10 tỉ đồng.

  tien chi cho cong tac chong ngap o tp.hcm da vuot qua kha nang chi tra cua ngan sach nha nuoc ( anh k.b)

  Tiền chi cho công tác chống ngập ở TP.HCM đã vươt quá khả năng chi trả của ngân sách nhà nước ( anh K.B)

Riêng trong tháng 9-2015, theo báo cáo của Công ty TNHHMTV Thoát nước Đô thị TP, để đảm bảo công tác duy tu, quản lý vận hành hệ thống thoát nước cần tới 13,4 tỉ đồng.

Về chống ngập nói chung, trong báo cáo cho Thủ tướng Chính phủ mới đây, UBNN TP cho biết, trong 10 năm qua, số tiền chi cho các dự án chống ngập đã hơn 24.300 tỉ đồng.  Tuy nhiên, các dự án này cũng chỉ mới tạo được ra được khoảng 1,2% khối lượng công việc theo quy hoạch chống ngập cho TP.  Để chống ngập cho khu vực rộng 550 km2, trong giai đoạn 2016-2020, TP.HCM cần huy động khoảng 66.820 tỉ đồng.

Cũng theo báo cáo của UBDN TP, tính đến hết năm 2014, tổng dư nợ vay của các dự án chống ngập đã hơn 25.100 tỉ đồng. Dự kiến trong 5 năm tới, bình quân mỗi năm TP phải bố trí khoảng 4.250 tỉ đồng để chi trả nợ gốc và lãi vay.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục