Tấm huy chương vàng Olympic được hàng nghìn vận động viên khát khao chinh phục bởi đó là niềm tự hào của cả một quốc gia. Thực tế, huy chương vàng chỉ chứa một lượng vàng rất nhỏ và chủ yếu được đúc từ bạc.
Tin trong nước đọc nhanh chiều 22-09-2015
- Cập nhật : 22/09/2015
ADB sẽ nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam lên mức 6,5%
Ông Eric Sidgwick (tân Giám đốc ADB) đã đưa ra những nhận định tích cực của ADB về kinh tế Việt Nam.
Chiều 21/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp ông Eric Sidgwick, tân Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam.
Tại buổi tiếp, ông Eric Sidgwick đã đưa ra những nhận định tích cực của ADB về kinh tế Việt Nam.
Cho rằng nhờ sự điều hành đúng hướng, kiên định và hiệu quả trong 3 năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã bước vào quỹ đạo tăng trưởng cao trở lại; kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát ở mức thấp; kiểm soát ngân sách tốt và thâm hụt không quá lớn; dữ trữ ngoại hối tiếp tục tăng.
Thâm hụt thương mại không đáng lo ngại vì chủ yếu là nhập khẩu hàng hóa vốn và nhập khẩu là để phục vụ cho xuất khẩu. Nợ công của Việt Nam tăng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát và đang thực hiện khá tốt chiến lược cơ cấu lại nợ công theo hướng tăng nợ trong nước và giảm nợ vay nước ngoài. Bên cạnh đó Việt Nam tiếp tục thu hút một lượng lớn vốn FDI cũng như khôi phục được lòng tin của người tiêu dùng.
“Với những gì chúng tôi thấy, trong cuộc họp báo vào ngày mai (22/9) về tầm nhìn và triển vọng tăng trưởng của khu vực châu Á, ADB sẽ chính thức nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam lên mức 6,5% trong năm 2015 và khoảng 6,6% vào năm 2016” - ông Eric Sidgwick cho biết.
Khẳng định mong muốn mục tiêu tiếp tục làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác giữa ADB với Việt Nam vốn hết sức tốt đẹp, ông Eric Sidgwick cho biết đang phối hợp với các cơ quan xây dựng Chiến lược 5 năm hỗ trợ Việt Nam, theo đó ADB sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn và lãi suất thấp cho các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội thiết yếu và phát triển bền vững của Việt Nam.
Bày tỏ vui mừng về quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và ADB, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự hợp tác, hỗ trợ hiệu quả về chính sách, kỹ thuật và nguồn lực của ADB dành cho Việt Nam, từ đó góp phần quan trọng vào mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững của Việt Nam.
Với tinh thần đó, Việt Nam mong muốn tiếp tục hợp tác tốt đẹp với ADB cũng như sử dụng hiệu quả các nguồn lực mà ADB hỗ trợ; coi ADB là người bạn đồng hành với quá trình phát triển của Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng những đánh giá và dự báo của ADB về kinh tế Việt Nam là khá sát với các dự báo của các cơ quan chức năng của Việt Nam; tuy nhiên, nêu rõ Chính phủ Việt Nam chưa hài lòng với những kết quả đạt được, nhất là mục tiêu kiểm soát vững chắc kinh tế vĩ mô trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động khó lường và khó dự báo cũng như phải tăng cường hơn nữa năng lực dự báo và ứng phó chính sách của Chính phủ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định quan điểm nhất quán của Chính phủ Việt Nam là tiếp tục kiểm soát và bảo đảm ổn định vững chắc kinh tế vĩ mô nhằm tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững của nền kinh tế Việt Nam cả trước mắt và lâu dài. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cam kết tiếp tục triển khai thành công mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế, nhất là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước và tái cơ cấu hệ thống tài chính-ngân hàng.
Thủ tướng cho biết Việt Nam thành công trong việc giảm nợ xấu từ mức 17% xuống còn 3% vào thời điểm này và cơ bản xử lý xong các ngân hàng yếu kém.
Về vấn đề nợ công, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định các giải pháp mà Chính phủ đang chỉ đạo triển khai bảo đảm kiểm soát an toàn và sử dụng hiệu quả nợ công, theo đó, bảo đảm an toàn nợ công, kiểm soát nợ trong giới hạn Luật quy định, trả nợ đúng hạn, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay và dành nguồn vốn này để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội thiết yếu. (Vietnam+)
Quy định mới về xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ
Theo đó, cấm xếp hàng hóa, hành lý trên xe máy vượt quá bề rộng giá đèo hàng về mỗi bên 0,3m, vượt quá phía sau giá đèo hàng 0,5m, cao quá 1,5m tính từ mặt đường xe chạy.
Mới: Miễn, giảm tiền sử dụng đất khi cấp giấy chứng nhận
Theo đó, thực hiện miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở tại địa phương đối với hộ gia đình, cá nhân tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo;
Giảm 50% tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; riêng đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở (nếu có) thì hộ gia đình, cá nhân phải nộp 100% tiền sử dụng đất theo giá đất cụ thể tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp thanh toán sau thời gian được ghi nợ tiền sử dụng đất, cơ quan thuế xác định số tiền sử dụng đất phải nộp bằng số tiền sử dụng đất còn lại phải nộp tính theo giá đất tại thời điểm trả nợ trừ số tiền sử dụng đất được miễn, giảm.
Cuối năm khởi công quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên
Dự án quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư hoàn chỉnh đáp ứng quy mô cao tốc theo hình thức hợp đồng BOT theo Văn bản số 1501/Ttg-KTN, ngày 24/8/2015.
Dự án do Ban Qquán lý dự án 2 là cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhà đầu tư quan tâm là Liên danh CTCP Việt Xuân Mới, Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh và IMICO; đơn vị tư vấn lập đề xuất là TEDI.
Theo báo cáo của Phó tổng giám đốc Ban Quản lý dự án 2, ông Lưu Việt Khoa tại buổi họp với lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải sáng 21/9, dự án xây dựng quốc lộ 3 mới được phê duyệt đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai đến hiện tại, nhiều hạng mục chưa hoàn chỉnh do thiếu nguồn vốn.
Bên cạnh đó cũng cần có nguồn vốn để giải quyết nợ đọng xây dựng cơ bản cho các nhà thầu thi công quốc lộ 3 mới. Vì vậy, việc nghiên cứu đầu tư dự án theo hình thức PPP để huy động các nguồn vốn đảm bảo hoàn thiện và khai thức dự án có hiệu quả là rất cần thiết.
Dự án có điểm đầu là Ninh Hiệp (nút giao với QL1A mới với phía Bắc cầu Phù Đổng- huyện Gia Lâm, Hà Nội); điểm cuối nối với điểm đầu của tuyến tránh Thái Nguyên (phường Tân Lập-Thái Nguyên). Dự án có tổng chiều dài khoảng 61,3km; cấp đường cao tốc loại A với tốc độ thiết kế tăng từ 80-100km/h lên 100-120km/h với 6 trạm thu phí (kín).
Trước đề xuất của triển khai dự án theo hình thức BOT của Ban Quản lý dự án 2, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường yêu cầu Ban PPP và Ban Quản lý dự án 2 nghiên cứu các điều kiện đối với JICA.
Thứ trưởng đặc biệt lưu ý khu vực Nhà máy Sam Sung, phải nghiên cứu hoàn thiện nút giao thông này để có thể khai thác lâu dài mà không làm ảnh hưởng đến nhà đầu tư, tạo thành kết cấu hoàn chỉnh, không ảnh hưởng đến đường vào ra của đường cao tốc, đảm bảo an toàn giao thông cho công nhân khu vực nói chung và người tham gia giao thông”.
Ngoài ra, Thứ trưởng Trường yêu cầu các đơn vị liên quan phải tính toán tổng mức đầu tư, thiết kế và các vấn đề liên quan đến vốn phải công khai, minh bạch và chính xác bởi đây là dự án đầu tư theo hình thức BOT. Đồng thời yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh tiến độ để có thể khởi công dự án vào cuối tháng 12/2015.
Tháng 9: Giá xăng dầu đã khiến CPI Hà Nội giảm 0,1% so với tháng trước
Theo thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 năm 2015 giảm 0,1% so với tháng trước và tăng 0,34% so cùng kỳ.
Trong tháng này, nhóm có chỉ số giá tăng cao nhất là nhóm giáo dục tăng 1,39%. Nguyên nhân là do tăng học phí các trường đại học, cao đẳng theo lộ trình tăng giá học phí.
Nhóm hàng nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tiếp tục tăng (tăng 0,13% so với tháng trước). Nguyên nhân khiến nhóm này tăng vẫn chủ yếu là tăng một số mặt hàng rau, thủy hải sản và trứng.
Có 2 nhóm hàng có chỉ số giảm là nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (giảm 0,7%) do giá gas, dầu hỏa giảm.
Chỉ số giá nhóm giao thông giảm mạnh (giảm 3,28%), do giá xăng dầuđược điều chỉnh giảm 2 lần vào các ngày 19/8 và 3/9.
Trong tháng này, chỉ số giá vàng tăng 3,36% và chỉ số giá USD tăng 2,77% so với tháng trước.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 9 tháng năm 2015 tăng 0,71% so với cùng kỳ năm trước.