Khai trương đường bay Hải Phòng - Nha Trang
Nông nghiệp cần thu hút các doanh nghiệp mọi thành phần
Cụ ông bị làm khó khi rút tiền tiết kiệm 300 triệu đồng
'Mong muốn Singapore chia sẻ kinh nghiệm giám sát'
Phụ cấp độc hại, đặc thù bằng 10% mức lương hiện hưởng
Nga hạ thủy tàu ngầm Kilo cuối cùng đóng cho Việt Nam
- Cập nhật : 15/11/2015
(Kinh te)
Sáng 28/9, tại nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi ở thành phố St Petersburg đã diễn ra lễ hạ thủy tàu ngầm HQ-187 Bà Rịa-Vũng Tàu thuộc Dự án 636, lớp Varshavyanka (NATO gọi là Kilo) đóng cho Việt Nam.
Tham dự lễ hạ thủy về phía Việt Nam có Ủy viên Trung ương Đảng, Chuẩn đô đốc Phạm Hoài Nam, Tư lệnh Hải quân Việt Nam; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa Vũng Tàu Nguyễn Tuấn Minh; Đại sứ Đặng mệnh toàn quyền Việt Nam tại LB Nga Nguyễn Thanh Sơn.
Về phía Nga có Tư lệnh Hải quân Nga, Viktor Chirkov; Tổng giám đốc Nhà máy Admiralty Verfi, Aleksandler Buzakov; Phó Tổng giám đốc công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport, Igor Sevaschianov.
HQ-187 Bà Rịa Vũng tàu là tàu ngầm Kilo cuối cùng trong lô 6 chiếc thuộc lớp Varshavyanka Nga đóng cho Việt Nam. Việt Nam đã tiếp nhận 4 tàu ngầm Kilo là HQ-182 Hà Nội; HQ-183 TP Hồ Chí Minh, và HQ-184 Hải Phòng và HQ-185 Đà Nẵng. Chiếc thứ 5 - HQ-186 Khánh Hòa đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm tại Biển Baltic.
Hợp đồng Nga ký với Việt Nam về chế tạo và cung cấp 6 tàu ngầm diesel-điện hiện đại lớp Varshavyanka cho Hải quân Việt Nam trị giá 2 tỷ USD được ký năm 2009. Hợp đồng bao gồm cả quá trình đào tạo thủy thủ đoàn cho tàu ngầm cũng như cung cấp các thiết bị cần thiết.
Tàu ngầm Dự án 636 lớp Varshavyanka (NATO gọi là Kilo) Nga đóng cho Việt Nam có lượng choán nước 3.100 tấn, tốc độ tối đa 20 hải lý/giờ, có thể lặn sâu 300m với thủy thủ đoàn 52 người.
Tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm cùng với tổ hợp tên lửa tấn công Klub. Khả năng chạy êm của tàu khiến các chuyên gia NATO phải gọi nó là "hố đen" trong lòng đại dương.
Với các tàu ngầm Varshavyanka hiện đại, Việt Nam sẽ tăng cường đáng kể khả năng phòng thủ biển, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của đất nước.