Trái cây nội địa “điêu đứng” vì… bị nghi là hàng Trung Quốc
Phú Yên gặp khó trong phát triển cụm công nghiệp
Việt Nam lên tiếng về việc Trung Quốc kêu gọi 'chiến tranh nhân dân trên biển'
Dân miền Tây đua nhau trồng giống xoài Đài Loan
Hà Nội đặt mục tiêu GRDP tăng bình quân 8,5-9% giai đoạn 2016-2020
- Cập nhật : 04/08/2016
Sáng 3/8, tại kỳ họp thứ hai HĐND Hà Nội khóa XV nhiệm kỳ 2016-2021, đại biểu tiếp tục thảo luận tại hội trường và quyết nghị về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2120 của thành phố.
Theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 được UBND thành phố trình tại kỳ họp, mục tiêu tổng quát của thành phố trong 5 năm tới là: Huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Kinh tế tăng trưởng cao hơn, cơ cấu chuyển dịch theo đúng định hướng: dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, có nhiều sản phẩm với hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và quản lý đô thị; xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH ngày càng đồng bộ, hiện đại, môi trường bền vững...
Kế hoạch cũng nêu rõ, chỉ tiêu tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2016 - 2020 được xác định ở mức từ 8,5 - 9%; GRDP bình quân/người vào khoảng 140 - 145 triệu đồng; Cơ cấu kinh tế tới năm 2020: Dịch vụ 67 - 67,5%, công nghiệp - xây dựng 30 - 30,5%, nông nghiệp 2,5 - 3%; Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 80%; Tỷ lệ che phủ cây xanh đạt 10 - 12m2/người...
Đối với phát triển kinh tế, thành phố sẽ tập trung vào các lĩnh vực có thế mạnh, tăng cường ứng dụng CNKH&CN cũng như xây dựng ngành CNTT thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tiếp tục phát triển hệ thống trung tâm thương mại cùng mạng lưới siêu thị. Khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ, đẩy mạnh tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Ngoài ra, quá trình sắp xếp, cổ phần hóa DNNN cũng được đẩy mạnh, thoái hết vốn tại các DN không cần nắm giữ cổ phần.
Thành phố cũng sẽ ưu tiên đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ phát triển đô thị, tập trung phát triển giao thông công cộng; xây dựng lộ trình từng bước hạn chế phương tiện giao thông cá nhân sau năm 2020 nhằm giảm ùn tắc giao thông...
Với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2120 của thành phố Hà Nội.
Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020:
(1) Tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2016-2020: 8,5-9,0%, trong đó: dịch vụ 7,8-8,3%, công nghiệp - xây dựng 10-10,5%, nông nghiệp 3,5- 4%.
(2) Cơ cấu kinh tế năm 2020: Dịch vụ 67-67,5%, công nghiệp - xây dựng 30-30,5%, nông nghiệp 2,5-3,0% .
(3) GRDP bình quân/người: 140-145 triệu đồng (khoảng 6.700-6.800 USD).
(4) Huy động vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2016-2020: khoảng 2.500-2.600 nghìn tỷ đồng.
(5) Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới: trên 80%.
(6) Tỷ lệ tố dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu Tổ dân phố văn hoá: 72%; làng được công nhận và giữ vững danh hiệu Làng văn hoá: 62%; gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa: 88%.
(7) Tỷ lệ trường công lập (mầm non, tiểu học, THCS, THPT) đạt chuẩn quốc gia: 65-70%.
(8) Số giường bệnh/vạn dân: 26,5; số bác sĩ/vạn dân: 13,5; tỷ lệ xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế (theo chuẩn mới của Bộ Y tế): 100%.
(9) Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đến năm 2020: 90,1%.
(10) Năng suất lao động xã hội tăng bình quân: 6,5%/năm.
(11) Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo: 70 - 75%.
(12) Tỷ lệ thất nghiệp thành thị: dưới 4%.
(13) Tỷ lệ hộ nghèo cuối kỳ (theo chuẩn mới): dưới 1,2%.
(14) Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh: 100%; tỷ lệ hộ dân đô thị được sử dụng nước sạch: 95-100%.
(15) Tỷ lệ đô thị hóa năm 2020: 58-60%.
(16) Tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng: 20-25% (trong đó đường sắt đô thị 1-3%).
(17) Tỷ lệ rác thải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam: khu vực đô thị 95-100%; khu vực nông thôn 90-95%. Tỷ lệ Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Cụm công nghiệp hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc quy chuẩn quốc gia tương ứng: 100%. Tỷ lệ chất thải nguy hại, chất thải y tế được xử lý: 100%.
P.L
(Thời báo Ngân hàng)