Không ai ra biển với cánh buồm rách mà hy vọng đi được xa và thu hoạch được nhiều cá, đặc biệt khi biển lớn, sóng nhiều nhưng những khuyết tật trên cơ thể chưa được chữa lành.

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cập nhật về tiến độ dự án sân bay Long Thành...
Với dự án sân bay Long Thành, Chính phủ đang chỉ đạo, triển khai lập dự án khả thi. Dự án khả thi được lập trong 2016-2017 phấn đấu 2018 khởi công, khai thác vào năm 2023.
Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông trao đổi với báo chí bên lề Đại hội Đảng lần thứ 12.
Ông Đông cho biết, dự án sân bay Long Thành hiện đã lập dự án tiền khả thi trình Chính phủ để trình Quốc hội thông qua chủ trương trong thời gian gần nhất.
Để triển khai dự án này, theo ông Đông ngoài Bộ Giao thông Vận tải, phải có sự phối hợp các bộ, ngành, trong đó đầu tiên là huy động nguồn lực, trước hết xây dựng nhà ga, hệ thống sân đỗ…
Thứ hai, phải tập trung giải phóng mặt bằng. Bộ đã kiến nghị Chính phủ tách và lập dự án giải phóng mặt bằng trước để kịp tiến độ, ông Đông nói thêm.
Trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn, giải pháp nào để huy động nguồn lực cho giao thông đi trước tạo tiền đề để hiện đại hoá là câu hỏi Thứ trưởng Đông nhận được từ báo chí.
Ông Đông thông tin, từ nay đến 2020, nếu đúng nhu cầu thì cần 40-50 tỷ USD cho phát triển hạ tầng giao thông, như vậy mỗi năm phải huy động cỡ 7 tỷ USD, và đây là thách thức lớn
Giải pháp được ông Đông đề cập là hoàn thiện cơ chế thông qua hệ thống pháp luật để huy động tối đa nguồn lực, vì nếu chỉ trong chờ vào ngân sách Nhà nước thì sẽ rất khó khăn.
“Phải làm sao để khối tư nhân tham gia mạnh mẽ. Phải có cơ chế để khối tư nhân có lợi ích nhất định tham gia vào đó như cơ chế phí, giá, rủi ro... Đầu tư cảng hàng không, sân bay xong không bê đi được, nên phải có cơ chế chia sẻ rủi ro”, ông Đông nhấn mạnh.
Không ai ra biển với cánh buồm rách mà hy vọng đi được xa và thu hoạch được nhiều cá, đặc biệt khi biển lớn, sóng nhiều nhưng những khuyết tật trên cơ thể chưa được chữa lành.
Theo PGS-TS Trần Hoàng Ngân - Giám đốc Học viện Cán bộ TP HCM, thành viên Hội đồng Chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia - để kinh tế hái được quả ngọt khi tham gia TPP cũng như hàng loạt hiệp định thương mại tự do khác, Việt Nam cần có những bước đi dài hạn
Chỉ khi nào chúng ta phát động được phong trào toàn dân làm kinh tế, chỉ khi nào sự nghiệp làm kinh tế là sự nghiệp của toàn dân,... thì chúng ta mới thực hiện được mục tiêu vượt qua “bẫy thu nhập trung bình” và trở nên giàu có.
Mỹ đang phá tan âm mưu của Trung Quốc hiện thực hóa đường lưỡi bò thông qua đòi hỏi vô lý 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế cho Hoàng Sa...
Thái Lan vừa vận hành ba trạm bơm công suất lớn hút nước từ sông Mê Kông mà không hề tham vấn các nước có liên quan.
Thứ trưởng dẫn thống thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, trong năm 2015, xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường Châu Á đạt 79,8 tỷ USD, tăng 7,2% trong đó xuất khẩu sang thị trường ASEAN đạt 18,3 tỷ USD.
Nguồn thu mang tính ngắn hạn được đẩy mạnh tăng thu đã giúp bù đắp hụt thu ngân sách trong năm 2015.
Đây là đánh giá được Ủy viên trung ương Đảng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu trong bài tham luận trước Đại hội Đảng lần thứ XII sáng 23-1.
Sự ổn định và tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đứng trước thử thách lớn do ảnh hưởng từ khả năng biến động mạnh trên thị trường thế giới, đặc biệt là các vấn đề xung quanh việc giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc.
Lạm phát có thể sẽ đứng trước biến động mạnh trong năm 2016 do những tác động của giá năng lượng, bất lợi của thời tiết, khả năng tăng giá các nhóm hàng do Nhà nước quản lý và tốc độ tăng cung tiền
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự