Thái Lan vừa vận hành ba trạm bơm công suất lớn hút nước từ sông Mê Kông mà không hề tham vấn các nước có liên quan.

Lạm phát có thể sẽ đứng trước biến động mạnh trong năm 2016 do những tác động của giá năng lượng, bất lợi của thời tiết, khả năng tăng giá các nhóm hàng do Nhà nước quản lý và tốc độ tăng cung tiền
Đó là nhận định được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (Đại học Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội) đưa ra trong Báo cáo kinh tế vĩ mô quý IV/2015.
Theo VEPR, điểm sáng đáng chú ý nhất của kinh tế Việt Nam 2015 là tín hiệu tích cực từ tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,68%, riêng Quý 4/2014 đạt 7,01%, cao nhất kể từ năm 2011.
Sản xuất công nghiệp và xây dựng được xem là thành tố quan trọng nhất đóng góp cho sự cải thiện về tốc độ tăng trưởng. Mức tăng 9,64% trong năm 2015 đã cao hơn nhiều so với các con số 5,08% và 6,42% của hai năm 2013 và 2014.
Tín hiệu đáng ghi nhận theo VEPR là việc sử dụng lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp được cải thiện đáng kể, đặc biệt là DN ngoài Nhà nước. Lượng lao động ngành công nghiệp tăng 6,4% trong năm 2015 và khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng đến 4,6%, so với mức tăng chỉ 2,5% năm 2014.
Bên cạnh số liệu về sản lượng, các chỉ báo khác về sản xuất công nghiệp cũng cho thấy rõ nét sự phục hồi và thoát khỏi khủng hoảng của nền kinh tế. Chỉ số PMI liên tục cao trên ngưỡng 50 điểm, đặc biệt ở mức rất cao trong hai quý đầu năm 2015. Theo VEPR, tăng trưởng tín dụng trong năm khoảng 18% cho thấy tổng cầu của nền kinh tế đang hồi phục mạnh.
Mức tăng giá tiêu dùng năm 2015 mặc dù thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây khi chỉ ở mức 0,63%. Nếu loại trừ các mặt hàng lương thực-thực phẩm, năng lượng và các mặt hàng do nhà nước quản lý khỏi rổ hàng hóa, lạm phát lõi của Việt Nam tăng 2,05% trong năm 2015.
VEPR cho rằng, lạm phát lõi là tương đối phù hợp và cần được duy trì để giữ kỳ vọng lạm phát ở mức thấp, từ đó giúp cho mặt bằng lãi suất ổn định, tạo thuận lợi cho quá trình hồi phục kinh tế.
Nhận định về năm 2016, VEPR cho rằng lạm phát có thể đứng trước những biến động mạnh hơn. Trước hết là do giá năng lượng và nhiều loại hàng hóa đã ở mức thấp kỷ lục và có khả năng sẽ đi ngang hoặc tăng nhẹ.
Thứ hai, hiện tượng thời tiết El Nino đang tác động bất lợi đến nguồn cung gạo, có thể khiến giá cao hơn trong năm 2016. Đáng chú ý, quyền số của nhóm hàng lương thực sẽ được điều chỉnh giảm giai đoạn 2016-2020 dù vẫn giữ một tỷ trọng cao.
Thứ ba, khả năng tăng giá các nhóm hàng do nhà nước quản lý bao gồm điện, dịch vụ y tế và giáo dục trong năm 2016 là lớn. Thứ tư, tốc độ tăng cung tiền vượt xa GDP danh nghĩa đang tích lũy những rủi ro gây bất ổn về giá. Do đó, VEPR cho rằng lạm phát 2016 sẽ ở mức 4-5%.
Thái Lan vừa vận hành ba trạm bơm công suất lớn hút nước từ sông Mê Kông mà không hề tham vấn các nước có liên quan.
Thứ trưởng dẫn thống thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, trong năm 2015, xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường Châu Á đạt 79,8 tỷ USD, tăng 7,2% trong đó xuất khẩu sang thị trường ASEAN đạt 18,3 tỷ USD.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cập nhật về tiến độ dự án sân bay Long Thành...
Nguồn thu mang tính ngắn hạn được đẩy mạnh tăng thu đã giúp bù đắp hụt thu ngân sách trong năm 2015.
Đây là đánh giá được Ủy viên trung ương Đảng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu trong bài tham luận trước Đại hội Đảng lần thứ XII sáng 23-1.
Sự ổn định và tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đứng trước thử thách lớn do ảnh hưởng từ khả năng biến động mạnh trên thị trường thế giới, đặc biệt là các vấn đề xung quanh việc giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc.
Kế thừa những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ Đại hội XI, Dự thảo văn kiện chuẩn bị trình Đại hội XII của Đảng đã nêu rõ định hướng cũng như giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.
Hy vọng từ 3 chữ C. Đó là Chất lượng – Công nghệ – Chuỗi giá trị, có lẽ là thứ ta cần trong thế giới không còn “phẳng” mà “nhanh”, các ứng dụng mới sẽ thay đổi lối sống và nhịp sống của con người như hiện nay.
Việc Trung Quốc tăng cường các chuyến bay phi pháp ra Trường Sa, tạo ra các sự cố trên biển, xây dựng thêm cơ sở hạ tầng, sẽ khiến tình hình phức tạp hơn.
BVSC dự báo, nếu kinh tế vĩ mô tích cực lạm phát năm 2016 sẽ ở mức 1-2%, còn ở kịch bản bình thường, lạm phát khoảng 3-5%. Trong trường hợp tiêu cực nhất, lạm phát có thể lên mức 6-7%.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự