Khi nói đến việc tái khởi động lại các vòng đàm phán cho TPP-11, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe luôn nhấn mạnh hai giá trị làm nền tảng cho Hiệp định Mậu dịch khu vực châu Á-Thái Bình Dương thế hệ mới này là: “Tự do” và “Công bằng”.
Ngành chăn nuôi trước ngưỡng cửa hội nhập: Giải bài toán về năng suất
- Cập nhật : 12/08/2015
(Kinh te)
Chúng ta cần đặt mục tiêu đến năm nào Việt Nam không nằm cuối bảng về năng suất ngành chăn nuôi trong 12 nước TPP – đó là quan điểm của GS TSKH Nguyễn Quang Thái – Phó chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế VN trong cuộc trao đổi cùng DĐDN về giải pháp cho ngành chăn nuôi trước thềm TPP.
Theo ông Thái, năng suất thể hiện trình độ phát triển của mỗi nền kinh tế. Vì vậy, trong thời gian tới, chúng ta phải chủ động về con giống và thức ăn chăn nuôi để tăng năng suất ngành chăn nuôi.
– Đối với những sản phẩm chăn nuôi giá rẻ nhập khẩu vào Việt Nam, khi thuế nhập khẩu đã về 0%, liệu chúng ta có thể dùng các biện pháp hàng rào kỹ thuật để giúp sản phẩm chăn nuôi nội có đủ thời gian hội nhập không, thưa ông?
Công cụ bảo hộ sản phẩm trong nước chủ yếu của các quốc gia thời gian qua là thuế nhập khẩu. Hàng rào kỹ thuật về cơ bản để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tất nhiên, đây cũng là một kênh để bảo hộ sản phẩm trong nước, nhưng không nhiều.
Chúng ta phải thay đổi tư duy về cách tiếp cận đối với hàng rào kỹ thuật. Hàng rào kỹ thuật chủ yếu liên quan đến các tiêu chuẩn kiểm dịch động vật. Đúng là thời gian vừa qua, việc kiểm dịch động vật của Việt Nam nhìn chung vẫn được đánh giá thấp và chúng ta cần phải cải thiện hoạt động này, nhưng mục tiêu hàng đầu vẫn là bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Các DN không nên trông chờ quá nhiều vào giải pháp hàng rào kỹ thuật.
Việc một số sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu bán với giá quá rẻ trên thị trường trong nước vừa qua cũng khiến chúng ta không khỏi lo lắng. Tất nhiên, vấn đề này có thể liên quan đến cả năng suất lao động. Tuy nhiên, thật khó có thể loại trừ khả năng gian lận thương mại, bán phá giá hay chất lượng kiểm dịch động vật chưa tốt. Trước những phản ánh của báo chí như vậy, tôi cho rằng, các cơ quan quản lý nhà nước cần vào cuộc và xem xét lại vấn đề một cách thật nghiêm túc và tỷ mỉ. Qua đó, thông tin đến người dân và DN một cách đầy đủ nhất có thể.
– Chuyển đổi mô hình kinh tế trong ngành chăn nuôi từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn dường như là một thách thức quá lớn đối với Việt Nam, khi mô hình này đã trở thành một tập quán sản xuất từ nhiều đời nay, thưa ông?
Đúng là chuyển đôi mô hình sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn chúng ta đã nói quá nhiều. Nhưng đây không chỉ là khẩu hiệu, hay nói là làm ngay được. Tôi cho rằng, giải pháp quan trọng nhất vào lúc này chính là liên kết nông đân trong mô hình hợp tác xã (HTX) kiểu mới. Những ưu việt của mô hình HTX kiểu mới đã được chỉ ra rất nhiều, nhưng vấn đề cốt lõi là sự liên kết giữa các HTX với DN.
Chúng ta cần nhiều cơ chế thúc đẩy, khuyến khích sự gắn kết DN với HTX kiểu mới. Bản thân các HTX kiểu mới khi vừa thành lập tiềm lực còn nhiều hạn chế. Họ phải có cơ chế thuận lợi để kết nối và tận dụng tiềm lực của các DN. Để tạo cơ chế kết nối HTX với DN trước tiên phái nói đến việc hỗ trợ đào tạo nông dân trong mô hình sản xuất lớn, sản xuất liên kết. Sản xuất nhỏ cũng phải biết làm thương hiệu, phải đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu thị trường. Sản phẩm muốn có giá trị cao để bán ra thị trường trong nước và xuất khẩu thì yêu cầu đầu tiên là chất lượng sản phẩm phải cao và ổn định.
Các DN không thể tiếp cận lĩnh vực chăn nuôi một cách tràn lan mà buộc phải lựa chọn những ngành, sản phẩm có lợi thế nhất.
Về phía DN, họ sẽ liên kết với HTX thông qua việc cung cấp con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc và dịch vụ thú y, đồng thời bao tiêu sản phẩm. Những mô hình liên kết như vậy đã được thí điểm thành công ở một số địa phương như nhiều HTX nuôi bò sữa tại Huyện Củ Chi. Do kiểm soát được chất lượng nên giá sữa HTX được DN nhập vào cao hơn gấp 2 – 3 lần so với giá sữa bên ngoài. Từ những mô hình như vậy, chúng ta có thể nhân rộng và nghiên cứu thêm những mô hình của nhiều quốc gia phát triển khác.– Vậy ngành chăn nuôi cần làm gì để tận dụng được lợi thế của TTP sắp tới, thưa ông?
Vấn đề chính là tính chủ động của các DN. DN cần phải gắn kết với nhau thành chuỗi liên kết để tận dụng lợi thế của hội nhập. Và điều quan trọng, như tôi đã nói ở trên, chúng ta phải giải được bài toán năng suất. Chúng ta cần đặt mục tiêu đến năm nào Việt Nam không nằm cuối bảng về năng suất ngành chăn nuôi trong 12 nước tham gia TPP.
– Xin cảm ơn ông!