“Thanh tra Chính phủ xác định việc chuyển công ty mẹ trong mô hình mẹ - con từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần mà ông Thăng có vốn góp chiếm 93,37% vốn điều lệ là sai phạm có tính bước ngoặt”.
Lo âu bao trùm ngành chăn nuôi khi hội nhập
- Cập nhật : 06/01/2016
(Kinh te)
Theo chuyên gia Nguyễn Lân Hùng, kể từ khi có thông tin gia nhập TPP, không khí lo âu bao trùm cả ngành chăn nuôi, từ lãnh đạo cho đến nông dân.
Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng chia sẻ về khó khăn và thách thức của ngành chăn nuôi Việt Nam khi hội nhập. Ảnh: Alex.
Có thể nói, ngành chăn nuôi đã đi qua năm 2015 với nhiều thuận lợi khi không “dính” phải dịch bệnh nghiêm trọng. Song, ngành cũng gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với sản phẩm ngoại giá rẻ và nhiều thách thức trong hội nhập.
Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng đã có cuộc trao đổi với chúng tôi:
- Khi chúng ta công bố gia nhập TPP, riêng với ngành chăn nuôi, không khí lo âu bao trùm, từ lãnh đạo đến nông dân.
Mỗi nơi đã có một suy nghĩ và cách làm riêng để tìm cách tháo gỡ khó khăn khi hội nhập. Song, kết quả sẽ phải chờ năm 2016.
- Ông nhận định như thế nào khi nhiều ý kiến cho rằng, chăn nuôi sẽ “vỡ trận” khi TPP có hiệu lực?
- Khi hội nhập, ngành chăn nuôi của chúng ta khó khăn trông thấy, bế tắc trông thấy và có thể thua trông thấy. Bởi với cơ chế, mức đầu tư và trình độ khoa học kỹ thuật như hiện tại thì ngành chăn nuôi Việt khó mà thắng được.
Tại thời điểm này, dù biết nhiều khả năng thua nhưng chúng ta (ngành chăn nuôi) vẫn cứ phải vào (hội nhập) và tự vươn lên thôi. Chúng ta không thể mãi thế này được! Bởi nếu chúng ta không dám thử sức, không đối diện với khó khăn thì sẽ không có cơ hội vươn lên dù là nhỏ nhất.
Mình phải hội nhập để quyết tâm vươn lên cải tiến, nâng cao chất lượng và năng suất. Có thể ban đầu mình thua nhưng sau này mình sẽ thắng. Trong khi đó, hội nhập là điều tất yếu trong bất cứ lĩnh vực nào.
- Theo ông, vì sao nhiều năm nay, DN (doanh nghiệp) trong nước vẫn chưa mặn mà đổ vốn vào nông nghiệp, mà cụ thể là chăn nuôi?
- Thực tế, sau lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, một loạt DN đã có kế hoạch tham gia vào các lĩnh vực nông nghiệp. Thế nhưng, để bắt tay vào thực tế thì DN còn băn khoăn bởi hướng đi và cơ chế của chúng ta vẫn chưa rõ ràng và thông thoáng.
Đơn cử như trường hợp của Bầu Đức (Đoàn Nguyên Đức) - Chủ tịchTập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Đại gia này làm nông nghiệp ở Lào thì rất dễ và thành công, nhưng khi về Việt Nam lại gặp khó. Điều này cho thấy, chúng ta cần phải xem xét lại, mở rộng cơ chế để đón nhận DN mạnh, đầu tư cho nông nghiệp. Có như thế, nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng của chúng ta mới tiến lên được.
- Gần đây, thịt ngoại ồ ạt nhập vào Việt Nam và đang ngày càng được người tiêu dùng Việt đón nhận. Tình trạng này cho thấy điều gì?
- Thịt ngoại được người Việt đón nhận là việc dễ hiểu thôi. Noa vừa ngon lại vừa rẻ. Đơn cử như việc nuôi gà công nghiệp ở nước ngoài. Máng ăn của chúng cũng là cái cân. Khi hết thức ăn nó tự động đổ vào với trọng lượng được điều chỉnh tự động bằng máy móc. Người chăn nuôi không tốn nhiều công sức. Sau 2 tháng, mỗi con gà đã nặng tới 4 kg, hơn hẳn cách nuôi của người Việt.
Hay kể tới việc nuôi bò ở Úc. Một gia đình ở đây có thể nuôi tới hàng trăm con bò cùng lúc. Mỗi con có thể nặng lên tới cả tấn. Họ không nuôi thủ công mà hoàn toàn bằng tự động hóa, theo một quy trình được lập trình sẵn. Năng suất vật nuôi rất cao, chất lượng thịt tốt, bò sạch trong khi chi phí nuôi lại rẻ. Do đó, thịt ngoại không có gì khó khăn khi cạnh tranh với chúng ta.
Trong khi đó, ở Việt Nam, mỗi gia đình chỉ chăn nuôi có vài ba con nhưng đã đầu tắt mặt tối. Thời gian và công nuôi từ nhỏ đến khi được thu kéo dài và tốn công gấp mấy lần họ, lại cộng thêm chi phí thức ăn đắt đỏ, đẩy giá thành sản phẩm lên cao.
Người dân còn chăn nuôi cá thể thì khó có thể cạnh tranh với nước ngoài được. Chăn nuôi nhỏ lẻ rất dễ thua!
- Ông có lời khuyên nào cho cả DN và người chăn nuôi để tồn tại và cạnh tranh với hàng ngoại khi hàng loạt FTA chuẩn bị có hiệu lực?
- Trong hội nhập lớn như hiện tại, chúng ta phải phát huy tiềm năng sinh học, tìm ra những cái độc đáo của riêng mình. Chúng ta đừng chạy theo họ hoàn toàn, mà phải tìm ra thế mạnh của mình là những loài vật nào, cây trồng nào có giá trị mà nước bạn không có.
Ví dụ như việc nuôi gà công nghiệp, chúng ta làm sao theo kịp họ. Trong khi đó, những con đặc sản như gà màu, vịt trời, gà Đông Tảo, lợn rừng... thịt ngon, ta có sẵn lại rất dễ nuôi....tại sao không chú trọng nuôi, rồi xuất khẩu?
Tùy từng nơi mà chúng ta sẽ có một hoặc nhiều con đặc sản có tiềm năng khác nhau. Nhưng tôi cho rằng, có một con mà Việt Nam nên làm và phải làm lớn là con trâu. Thế mạnh của Việt Nam là con trâu. Nhưng con trâu của chúng ta mới chỉ là hàng hóa trong nước, chưa xuất khẩu, chưa được chào hàng ra bên ngoài.
Tôi lên Mường Khương, một con trâu mộng bán được 60 triệu đồng. Chúng chỉ ăn cỏ và người dân thường chăn thả tự nhiên trên đồi. Sức đề kháng của trâu rất tốt. Tuy nhiên, dân ta có câu: "Trâu sợ gió, bò sợ nước". Vậy chúng ta chỉ cần nuôi tập trung, xây dựng hệ thống che chắn tốt thì chúng dễ dàng vượt qua mùa đông. Nếu tổ chức nuôi trâu tốt, chúng ta sẽ rất thắng.
Ngoài ra, chúng ta còn có thể phát huy nuôi chim trĩ, nuôi chim công và các loại đặc sản khác… Song nếu vẫn giữ nguyên cách chăn nuôi kiểu cũ: chăn nuôi nhỏ lẻ, kỹ thuật cồng kềnh, thức ăn quá đắt... thì việc thành công sẽ rất khó.
"Khi gia nhập TPP, ngành chăn nuôi Việt sẽ có nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên chúng ta hội nhập. Chúng ta từng tham gia ASEAN, WTO… ngành nông nghiệp đã có nhiều cạnh tranh. Ngành chăn nuôi đã có những quan tâm của Chính phủ.
Chúng tôi xin khẳng định, ngành chăn nuôi sẽ có ít nhất 10 năm trước khi thuế về 0%".
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, Trưởng đoàn đàm phán TPP.