tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Ngành chăn nuôi kém cạnh tranh, thiếu bền vững khi tham gia TPP

  • Cập nhật : 06/08/2015

(Tin kinh te)

Chăn nuôi là ngành lớn thứ hai trong nông nghiệp của Việt Nam, chỉ đứng sau trồng trọt. Tuy nhiên, ngành này lại bị coi là ngành kém cạnh tranh, không bền vững và dễ chịu tác động xấu của các hiệp định thương mại tự do.

chan nuoi

Chăn nuôi

Đây là đánh giá của TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR),thuộc Đại học quốc gia Hà Nội tại hội thảo Tác động của Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và  Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) lên nền kinh tế Việt Nam diễn ra ngày 3/8 ở Hà Nội.

Ông Nguyễn Đức Thành đánh giá, khi gia nhập các hiệp định thương mại như TPP, AEC, các ngành có lợi thế so sánh sẽ được hưởng lợi nhiều nhất trong khi những ngành kém lợi thế sẽ chịu thua thiệt ở nhiều mức độ khác nhau. Ví dụ, chăn nuôi là ngành lớn thứ hai trong nông nghiệp của Việt Nam, chỉ đứng sau trồng trọt. Tuy nhiên, nó lại bị coi là ngành kém cạnh tranh, không bền vững và dễ chịu tác động xấu của các hiệp định thương mại tự do.

ong nguyen duc thanh

Ông Nguyễn Đức Thành

Cụ thể, đối với ngành chăn nuôi mà đặc biệt là sữa, theo ông Thành sẽ chịu sự cạnh tranh với những nước có lợi thế lớn như Mỹ, Úc và Newzeland, và ngành chăn nuôi hiện nay gặp nhiều rào cản ở góc độ vi mô như đất đai, nguyên liệu hay tổ chức sản xuất, và kết nối thị trường. Đây là những vấn đề nếu không tháo gỡ sẽ rất khó khăn cho ngành chăn nuôi khi gia nhập TPP cũng như các hiệp định khác.

"Vấn đề của ngành chăn nuôi hiện nay không phải sản lượng mà là chất lượng. Nếu vẫn sản xuất theo cách truyền thống như hiện nay thì chúng ta không thể cạnh tranh được vì không thể vượt qua hàng rào kỹ thuật của các nước dựng lên, trong khi các nước khác xuất khẩu vào Việt Nam lại không hề gặp phải rào cản"- TS Thành nhìn nhận.

Từ những thực trạng trên, nhóm nghiên cứu của VEPR đề xuất cần nhanh chóng có quy chuẩn về truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm ngành chăn nuôi, cho phép truy xuất được các thành phần, ngày sản xuất, vùng nuôi, trại giống…qua các giai đoạn của quá trình sản xuất, chế biến và phân phối. Quy chuẩn về truy xuất nguồn gốc sẽ góp phần bảo vệ người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp kiểm soát, quản lý quá trình sản xuất và hỗ trợ giải quyết các mâu thuẫn phát sinh.

Trong hầu hết các kịch bản tác động của TPP và AEC đối với toàn bộ nền kinh tế, Việt Nam là quốc gia có được mức thay đổi GDP lớn nhất tính theo phần trăm. Tuy nhiên, tác động từ AEC chỉ ở mức nhỏ, trong khi ảnh hưởng của TPP lên nền kinh tế là lớn hơn nhiều lần. Mức tăng trưởng có được nhờ tự do hóa thương mại chủ yếu đến từ thay đổi trong chi tiêu và đầu tư, lớn hơn mức tăng nhập khẩu sau khi thuế quan được cắt giảm. Cùng với đó, Việt Nam cũng là nước đạt được mức tăng phúc lợi kinh tế lớn nhất tính theo phần trăm thay đổi. Về đầu tư, mức tăng đầu tư của Việt Nam là ấn tượng nhất trong các nước, xấp xỉ mức tăng của Nhật và gần gấp đôi mức tăng của Úc, Malaysia và Mỹ

(Theo Vinanet)

Trở về

Bài cùng chuyên mục