Với kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng, nhất là hai mặt hàng chủ lực lúa gạo và thủy sản năm 2018, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang kỳ vọng sẽ tạo sự bứt phá trong xuất khẩu năm 2019 với nhiều thuận lợi từ các Hiệp định thương mại.
Báo cáo thị trường heo hơi năm 2018: Ngành chăn nuôi thế giới gặp khó
- Cập nhật : 24/01/2019
Nhìn lại 2018 có thể thấy đây không là một năm thuận lợi đối với thị trường heo thế giới khi vướng phải hàng loạt vấn đề về dịch bệnh, giá thức ăn chăn nuôi cao và sự biến đổi của dòng chảy thương mại dưới tác động từ cuộc tranh chấp giữa Mỹ với các đối tác lớn như Trung Quốc, Mexico hay Canada.
Kết thúc năm 2018, thị trường heo thế giới vẫn bủa vây bởi rủi ro lây nghiễm dịch tả heo châu Phi (ASF), bệnh gây xuất huyết trên da ở heo và nguy cơ tử vong lên đến 100% một khi heo đã nhiễm bệnh. Dịch bệnh không đe dọa tới tính mạng con người nhưng các chuyên gia cảnh báo biến thể của virus có thể ảnh hưởng tới sức khỏe con người trong tương lai.
Mặc dù vậy, theo giám đốc điều hành nhà chế biến thịt JBS SA, đây được coi là một cơ hội cho các nhà xuất khẩu thịt Brazil và Mỹ, khi dịch ASF đe dọa tới đàn heo lớn nhất thế giới của Trung Quốc.
Đặc biệt, việc Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận đình chiến vào đầu tháng 12/2018 và thỏa thuận thương mại mới giữa Mỹ - Mexico - Canada dự báo cũng thúc đẩy xuất khẩu thịt heo Mỹ.
Ngoài ASF, thị trường heo thế giới còn bị ảnh hưởng từ những bệnh khác như lở mồm long móng, sốt heo cổ điển…
Trên thị trường nội địa, chăn nuôi heo năm 2018 ghi nhận những chuyển biến tích cực về hai vấn đề quan trọng là giá và sản xuất.
Sau Tết Nguyên đán năm 2018, giá heo hơi vẫn chưa có nhiều thay đổi, duy trì ở mức thấp khoảng 28.000 – 35.000 đồng/kg trên cả nước.
Việc giá heo xuống thấp trong thời gian kéo dài khiến nhiều hộ chăn nuôi thua lỗ, dẫn tới phải treo chuồng và giảm đàn trong giai đoạn trước và sau Tết Nguyên đán. Điều này đã dẫn tới tình trạng thiếu cung trong những tháng sau đó, giúp giá heo hơi phục hồi trở lại vào tháng 4.
Đặc biệt tại miền Bắc, nguồn cung thiếu hụt đã hỗ trợ kéo giá heo trong khu vực, lúc cao điểm có nơi lên tới 56.000 – 57.000 đồng/kg. Hai khu vực còn lại cũng báo giá heo hơi phục hồi nhưng không mạnh như miền Bắc.
Đà tăng của giá heo miền Bắc chậm lại và chấm dứt sau tuần đầu tiên của tháng 8 vì nhu cầu yếu và chính phủ bắt đầu điều tiết thị trường để hạ nhiệt giá heo. Xu hướng trở lại vào đầu tháng 9 nhưng cũng chỉ kéo dài một tháng rồi bắt đầu chuỗi ngày giảm mạnh vì ảnh hưởng của dịch bệnh.
Miền Trung diễn biến tương tự miền Bắc, song biên độ dao động không lớn như khu vực này. Trong khi đó, miền Nam duy trì đà tăng lên mạnh nhất vào tháng 10 sau đó bắt đầu suy yếu.
Nguồn: Tố Tố - Alex Nguyễn/Vietnambiz, Kinh tế & Tiêu dùng