Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định, trong quá trình chuẩn bị cho việc ký kết và phê chuẩn Hiệp định, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy nhanh quá trình chuẩn bị trong nước, tăng cường phổ biến kiến thức và nâng cao năng lực cho các địa phương, doanh nghiệp để thực hiện nghiêm túc cam kết cũng như tận dụng hiệu quả lợi ích của TPP.
Goldman Sachs: Việt Nam sẽ là nền kinh tế lớn thứ 17 thế giới vào 2025
- Cập nhật : 09/10/2015
(Tin kinh te)
Đến năm 2025, GDP của Việt Nam có thể đạt 450 tỷ USD từ 186 tỷ USD hiện tại và trở thành nền kinh tế lớn thứ 17 thế giới, theo Goldman Sachs.
"Việt Nam đang trở thành trung tâm công nghệ. Chúng tôi tin rằng cơ sở hạ tầng và hệ thống công nghệ tại Việt Nam sẽ dẫn dần nâng lên chuỗi giá trị”, Sherry Boger, tổng giám đốc Intel Việt Nam nói.
Việt Nam là 1 trong 12 nước đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hiệp định này hứa hẹn sẽ giúp hàng hóa Việt Nam được miễn thuế quan khi vào các nước trong khối vốn chiếm 40% GDP toàn cầu.
Ban đầu TPP sẽ tạo lực đẩy lớn nhất đối với xuất khẩu dệt may và da giày của Việt Nam nhưng về sau TPP cũng sẽ giúp Việt Nam hấp dẫn nhiều hơn đầu tư công nghệ cao. Viện kinh tế Quốc tế Peterson dự đoán, Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ TPP.
TPP chỉ là một phần trong chiến lược nâng chuỗi giá trị của Việt Nam sau 3 thập kỷ được coi là trung tâm sản xuất chi phí thấp. Việt Nam cũng đã nới lỏng quy định về thuế, nâng cấp hạ tầng, theo đổi các hiệp định thương mại khác nhằm giành ưu thế trước các đối thủ cạnh tranh như Myanmar, Campuchia.
Kinh tế Trung Quốc chậm lại kể từ năm 2011 và xu hướng dịch chuyển cơ cấu kinh tế của nước này đã góp phần củng cố lợi thế cạnh tranh sản xuất chi phí thấp của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất linh kiện ô tô, dệt may, nội thất. Chi phí nhân công của Việt Nam ước tính thấp hơn của Trung Quốc khoảng 20%,.
Ngân hàng oldman Sachs dự đoán, đến năm 2025, GDP của Việt Nam có thể đạt 450 tỷ USD từ 186 tỷ USD hiện tại và trở thành nền kinh tế lớn thứ 17 thế giới từ thứ hạng 55 hiện tại.
GDP của Việt Nam tăng trưởng 6% năm 2014 và dự báo tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tương tự trong năm nay. Kể từ khi mở cửa nền kinh tế cho đầu tư nước ngoài, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dao động trong ngưỡng 5-10%/năm.
“Việt Nam đang là một trong những điểm đến cạnh tranh trong khu vực cho đầu tư trực tiếp nước ngoài”, Sandeep Mahajan, chuyên gia kinh tế của World Bank tại Việt Nam nhận định.
Ngoài TPP, Việt Nam được kỳ vọng sẽ ký kết hiệp định thương mại tự do với EU trước 2018. Hiệp định cho phép xóa bỏ thuế quan đánh vào hàng hóa Việt Nam xuất sang EU. Thêm vào đó, Việt Nam cũng đang hoàn tất quy định cho phép nhà đầu tư sở hữu 100% cổ phần tại các công ty niêm yết.
(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)