Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong báo cáo tháng 2/2019 dự báo sản lượng khô đậu tương thế giới niên vụ 2018/19 sẽ đạt 239,43 triệu tấn.
4 yếu tố khiến Goldman Sachs lạc quan về thị trường hàng hóa 2019
- Cập nhật : 28/01/2019
Dự báo về nguồn cung dầu mỏ sụt giảm, các chính sách kích cầu tiềm năng của Trung Quốc và bất ổn chính trị đang thúc đẩy hi vọng về sự gia tăng của ngành hàng hóa, theo Goldman Sachs.
Trả lời phỏng vấn của CNBC hôm 16/1, Jeff Curruies, người đứng đầu phòng nghiên cứu hàng hóa toàn cầu tại Golman Sachs, cho biết ngân hàng lạc quan về dầu và vàng vì vài nguyên nhân, từ việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) gợi ý ít tăng lãi suất và đồng USD suy yếu.
"Chúng tôi lạc quan về hàng hóa. Một vì lãi suất không còn tăng nữa và thực tế, chúng đã dừng lại. Hai là đồng USD thực sự rất mạnh và có thể suy yếu từ thời điểm này như sự đảo chiều đã xảy ra trong năm ngoái", ông Currie nói. Đồng USD yếu khiến dầu trở nên thu hút hơn khi hàng hóa này được giao dịch chủ yếu bằng đồng USD.
Thị trường dầu đón nhận một thông tin tích cực khi OPEC và các đông minh quyết định giảm nguồn cung một lần nữa vào tháng 12/2018, cùng với một động lực khác đang xuất hiện từ thông tin việc kích thích kinh tế của Trung Quốc có thể thúc đẩy nhu cầu.
Giá dầu dao động quanh đỉnh hai tháng xác lập hồi giữa tháng 11 trong phiên giao dịch ngày 21/1, đạt 62,94 USD/thùng đối với dầu thô Brent và 54,28 USD với dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ.
Ông Currie nói thêm một dự báo về nhu cầu gia tăng tại Trung quốc và nguồn cung dầu toàn cầu giảm cũng thúc đẩy triển vọng lạc quan đối với dầu.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã bơm 560 tỉ nhân dân tệ (tương đương 83 tỉ USD) vào hệ thống ngân hàng trong ngày 16/1, mức cao nhất được ghi nhận trong một ngày. Đây là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng rót tiền vào nền kinh tế đang chậm lại. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc là nhân tố giúp thúc đẩy nhu cầu dầu.
Tiêu cực và tích cực
Các thị trường dầu "thở phảo nhẹ nhõm" khi OPEC và các thành viên ngoài tổ chức tuyên bố sẽ giảm sản lượng trong tháng 12 năm ngoái, một lần nữa, đặt cược vào việc ổn định giá dầu lặp lại tình trạng giảm trong bối cảnh nguồn cung phình to.
Lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran, có hiệu lực trong tháng 11/2018, không tác động mạnh tới nguồn cung như dự báo vì một số quốc gia tiêu thụ dầu đã nhận được sự miễn trừ từ Washington.
Điều này khiến các nhà sản xuât dầu hàng đầu như Arab Saudi và Nga không có nhu cầu tăng sản lượng để bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung có thể xảy ra.
Ông Currie nhận định nguồn cung dầu gia tăng trước thời điểm đạt được thỏa thuận giảm sản xuất sẽ được giải quyết toàn bộ trong đầu năm 2019.
"Họ đang cắt sản xuất. Các quốc gia tăng lượng lớn sản lượng trong giai đoạn tháng 9 - tháng 11 vì dự báo về lệnh trừng phạt Iran và có nhiều quốc gia được miễn trừ hơn dự báo [...] Điều này khiến thị trường có thêm 140 triệu thùng cần phải giải quyết trong nửa đầu năm [...]", ông nói.
Theo ông Currie, có bộ ba yếu tố tiêu cực đã ảnh hưởng tới sự thể hiện của dầu trong giữa năm 2018. "Lãi suất tăng, đồng USD mạnh và dầu tăng. Ba yếu tố này cùng xuất hiện và chúng sẽ luôn dẫn tới sự suy thoái hoặc sự tạm ngừng giữa kì. Chúng tôi đang nhìn thấy nó và Fed tạm ngừng nâng lãi suất, chúng ta đang trong một đợt tạm ngừng giữa kì và điều đó thường là dấu hiệu mua vào đối với hàng hóa".
Với sự bất ổn của nền kinh tế và chính trị vẫn bao trùm triển vọng toàn cầu trong năm 2019 khi căng thẳng thương mại vẫn chưa được giải quyết và tranh chấp nội bộ tại Mỹ, châu Âu, ông Currie lưu ý vàng, tài sản an toàn đối với giới đầu tư, cũng có thể nhận được sự thúc đẩy.
"Chúng ta nói về yếu tố tiêu cực và tích cực của vàng, với yếu tố tiêu cực có thể được nhìn thấy ở sự bất ổn kinh tế tại Trung Quốc, Mỹ. Tuy nhiên, chúng ta cần yếu tố tích cực từ các thị trường mới nổi - bạn sẽ cần Ấn Độ mua vàng hoặc dầu", ông nói thêm.
Nguồn: Vietnambiz