tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Giá trị gia tăng trong nông nghiệp 'giậm chân' một thập niên

  • Cập nhật : 09/08/2015

(Thi truong)

Tại hội thảo công bố báo cáo nghiên cứu, khảo sát “tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu và thay đổi trong nông thôn VN” hôm qua do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư (CIEM) phối hợp với Viện Chiến lược và chính sách phát triển nông nghiệp thực hiện, Giáo sư Finn Tarp, Trường đại học Copenhagen (Đan Mạch), Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết nhiều kết quả đáng chú ý trong cuộc khảo sát này.

nguoi dan o vung nong thon van con chu yeu song bang nghe nong - anh: bach duong

Người dân ở vùng nông thôn vẫn còn chủ yếu sống bằng nghề nông - Ảnh: Bạch Dương

 
Cụ thể, khảo sát 10 năm ở 12 tỉnh, thành phố của VN (mỗi năm khoảng 3.000 - 4.000 hộ dân ở các vùng nông thôn) cho thấy dù VN đã tiến hành đổi mới, cải cách, làm thay đổi bộ mặt nông thôn nhưng chưa giải quyết được hết các vấn đề đói nghèo. Giá trị gia tăng trong nông nghiệp/lao động giậm chân tại chỗ suốt một thập niên qua, không tăng lên cùng quá trình tăng trưởng của nền kinh tế. Nhìn nhận đã có những tiến bộ ở khu vực nông thôn như điều kiện hạ tầng cơ sở được cải thiện; tỷ lệ suy dinh dưỡng và thiếu hụt thực phẩm giảm dần; dịch vụ công nghệ thông tin đã tốt hơn nhiều nước trong khu vực; người dân có xu hướng tham gia hoạt động phi nông nghiệp nhiều hơn... nhưng theo đánh giá, người dân ở các vùng nông thôn vẫn nghèo, chủ yếu sống bằng nghề nông, GDP bình quân đầu người ở nhóm thấp nhất so với các nước trong khu vực, chưa bằng Philippines và chỉ tốt hơn Campuchia dù tỷ trọng dịch vụ công nghiệp, dịch vụ có tăng lên.
 
Đưa ra các kết luận trên, nhóm nghiên cứu đã khuyến cáo: Chính phủ nên duy trì sự tập trung vào những nhu cầu phát triển vật chất, con người ở nông thôn, đặc biệt chú ý đến những tỉnh khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số, nếu không, khoảng cách giàu - nghèo tiếp tục bị nới rộng. “Chính phủ cần có những chính sách sâu, rộng hơn giúp nâng cao năng suất trong nông nghiệp, tăng cường sử dụng công nghệ hiện đại gắn với công nghệ thông tin. Loại bỏ rào cản đối với các hoạt động thị trường đất đai; chuyển đổi mạnh cơ cấu nông nghiệp và hỗ trợ các hoạt động phi nông nghiệp, phát triển các doanh nghiệp hộ gia đình; đầu tư lớn hơn cho nguồn nhân lực, giáo dục ở nông thôn…”, Giáo sư Finn Tarp nêu.

(Theo Báo Thanh Nien)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục