Trước thông tin Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) xem xét việc thoái hết vốn Nhà nước tại 10 doanh nghiệp, một số doanh nghiệp trong số này cho rằng, Nhà nước cần bán đấu giá công khai, rộng rãi và minh bạch để đem về lợi ích cao nhất.
Ngành Tài chính kiến nghị thu hồi trên 9.163 tỷ đồng từ thanh tra
- Cập nhật : 30/10/2015
(Tai chinh)
Theo thống kê mới nhất, tính đến hết tháng 9-2015, hệ thống thanh tra tài chính đã thực hiện 69.576 cuộc thanh tra, kiểm tra; phát hiện và kiến nghị thu hồi trên 9.163 tỷ đồng, xử phạt vi phạm hành chính 2.390 tỷ đồng.
Thời gian qua, hệ thống các cơ quan thanh tra ngành Tài chính tiếp tục chủ động tổ chức thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra. Nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề mang tính thời sự được dư luận quan tâm, theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và phục vụ cho công tác quản lý điều hành của Bộ Tài chính.
Tính đến cuối tháng 9-2015, hệ thống thanh tra ngành Tài chính đã thực hiện 69.576 cuộc thanh tra, kiểm tra; phát hiện và kiến nghị thu hồi trên 9.163 tỷ đồng, xử phạt vi phạm hành chính 2.390 tỷ đồng.
Cùng với việc xử phạt, thanh tra ngành Tài chính đã có nhiều kiến nghị chấn chỉnh công tác quản lý tài chính ngân sách, tiền, tài sản Nhà nước và kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách góp phần quan trọng vào việc thực hiện tốt các quy định của pháp luật về tài chính ngân sách.
Số tiền đã thu nộp ngân sách Nhà nước là 10.905 tỷ đồng, bao gồm các khoản thu từ kiến nghị năm trước.
Trong đó, riêng Thanh tra Bộ Tài chính đã triển khai 29 cuộc theo kế hoạch và 5 cuộc kiểm tra đột xuất tại 24 đơn vị theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tài chính. Qua đó phát hiện và kiến nghị xử lý về tài chính trên 1.764 tỷ đồng. Các đơn vị được thanh tra, kiểm tra đã thực hiện kiến nghị xử lý tài chính 3.631 tỷ đồng, bao gồm cả số kiến nghị từ những năm trước.
Trong lĩnh vực Hải quan, 9 tháng đầu năm 2015, toàn hệ thống đã triển khai thực hiện 31 cuộc thanh tra chuyên ngành, số tiền kiến nghị truy thu là gần 37,7 tỷ đồng; xử phạt vi phạm hành chính 268,6 triệu đồng; đã thu nộp ngân sách nhà nước 422,4 triệu đồng.
9 tháng, Tổng cục Hải quan đã thực hiện 1.819 cuộc kiểm tra sau thông quan; quyết định truy thu 1.197 tỷ đồng (gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2014), đã thực thu vào ngân sách Nhà nước 1.157 tỷ đồng bao gồm cả
Ngân sách Trung ương năm 2015 dự kiến hụt thu khoảng 31.300 tỷ đồng. Để bù đắp số thiếu hụt này, bên cạnh việc cương quyết thu hồi khoản nợ 34.000 tỷ đồng doanh nghiệp có khả năng nộp nhưng chưa nộp; tập trung vào thu hồi các khoản thu phải chấp hành của một số doanh nghiệp lớn có ý thức chấp hành pháp luật chưa nghiêm, cố tình chiếm dụng các khoản phải nộp ngân sách thì thanh tra, kiểm tra cũng là một giải pháp cần thiết. Đây là nhiệm vụ cần đấu tranh khai thác đúng pháp luật, không tận thu nhưng đảm bảo công bằng.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Thu nợ từ những năm trước; phối hợp phát hiện, bắt giữ 13.102 vụ buôn lậu, trị giá hàng hóa vi phạm khoảng 132,8 tỷ đồng; thu nộp ngân sách Nhà nước gần 100 tỷ đồng.
Trong lĩnh vực Thuế, thông qua việc áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế, các đơn vị chức năng trong hệ thống Thuế chủ yếu tập trung thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở kinh doanh có dấu hiệu rủi ro cao về thuế; các tổ chức cá nhân có giao dịch đáng ngờ; các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, có dấu hiệu chuyển giá.
Đặc biệt, vừa qua, các đơn vị Thuế đã tập trung thanh tra hoàn thuế Giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp có hoàn thuế lớn, các doanh nghiệp hoàn thuế Giá trị gia tăng hàng hóa xuất khẩu qua biên giới đất liền; thanh tra công tác xử lý hóa đơn nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn nhằm trốn thuế, gian lận thuế.
Toàn hệ thống Thuế đã thực hiện thanh tra, kiểm tra 51.971 doanh nghiệp và kiểm tra trên 1,4 triệu hồ sơ khai thuế tại cơ quan Thuế. Số thuế xử lý tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là 8.400 tỷ đồng. Số thuế đã nộp ngân sách Nhà nước lên tới 6.012 tỷ đồng.
Tăng cường thanh, kiểm tra, đảm bảo cân đối ngân sách
Từ nay đến cuối năm tình hình kinh tế - xã hội dự báo vẫn còn nhiều khó khăn và sẽ tác động không nhỏ đến nhiệm vụ thu - chi ngân sách Nhà nước của ngành Tài chính.
Do đó, Bộ Tài chính xác định công tác thanh tra, kiểm tra cần phải được thực hiện có hiệu quả tập trung vào tổ chức triển khai hoàn thành Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2015; bố trí đủ kinh phí, lực lượng để triển khai có hiệu quả kế hoạch thanh tra, kiểm tra, đồng thời đảm bảo bố trí đầy đủ lực lượng dự phòng trong trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất.
Các tổ chức thanh tra chú trọng công tác khảo sát, nắm địa bàn, xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2016 theo hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ và Bộ Tài chính, hoàn thành việc xây dựng và trình phê duyệt Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2016 theo đúng thời gian quy định.
Bên cạnh đó, các đơn vị cần phải tổ chức triển khai thực hiện tốt quy định về giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra ban hành theo Thông tư số 05/2015/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1-11-2015 để đảm bảo phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực trong quá trình thanh tra, kiểm tra.
Đặc biệt, tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa các đơn vị trong nội bộ ngành Tài chính và giữa Bộ Tài chính với các cơ quan chức năng khác nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; tăng cường theo dõi, đôn đốc thực hiện kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, làm rõ nguyên nhân việc thực hiện chậm hoặc thực hiện thiếu triệt để có kiến nghị, đề xuất biện pháp khắc phục.