Các ông lớn Dầu khí, Điện lực, Than – khoáng sản, Hàng hải, Sông Đà… là những doanh nghiệp nhà nước đứng đầu trong danh sách vay nợ nhiều nhất từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng.
“Tăng lương quá cao, lợi bất cập hại”
- Cập nhật : 02/09/2015
(Tin kinh te)
Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng chỉ nên tăng 10% lương tối thiểu, đồng quan điểm với VCCI và con số thấp hơn 6% so với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đưa ra.
Mới đây, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã họp đàm phán 2 lần về tăng lương tối thiểu vùng song đều thất bại do các bên bất đồng quan điểm.
Trong đó, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) muốn tăng lương dưới 10% nhưng phía công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) lại muốn tăng hơn 16%.
Mức tăng hơn 16% được đưa ra nhằm đẩy nhanh tiến độ đàm đảm bảo tiền lương tối thiểu bằng với mức sống tối t hiểu của người lao động theo Bộ Luật Lao động trong khi đó mức tăng dưới 10% nhằm đảm bảo giá thành hàng hoá sản phẩm phù hợp, doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Người lao động có thể thiệt thòi nhưng…
Nêu quan điểm về vấn đề này, ông Bùi Sỹ Lợi cho biết, nếu tăng lương quá cao sẽ lợi bất cập hại, người lao động được cải thiện mức sống tốt hơn nhưng doanh nghiệp sẽ rất khó khăn vì giá thành sản phẩm đội lên.
"Hiện chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm ở Việt Nam hơn 18,3% trong khi các nước ở ASEAN chỉ khoảng 16%, nghĩa là mức chi trả tiền lương cho người lao động ở ta đang cao hơn khu vực", ông Lợi dẫn số liệu.
Do đó, ông Lợi cho biết, cần phải đảm bảo hài hoà lợi ích giữa chủ sử dụng lao động và người lao động, giữa 2 bên cần sự chia sẻ và mức tăng 10% là hợp lý, trung hoà giải quyết được xung đột giữa 2 bên.
Để lý giải thêm về đề xuất trên, ông Lợi cho biết, theo Nghị quyết của Quốc hội năm 2016, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cố gắng dưới 5% nhưng nay chưa đến 2%, thời điểm cuối năm, qua tết, lạm phát cũng chỉ ở mức 3-4%, cùng lúc năng suất lao động khoảng 3,7% nếu với xu hướng hướng phát triển 4-5% thì 2 yếu tố cấu thành tiền lương tối thiểu khoảng 7-8%.
Ông Lợi cũng nhấn mạnh rằng, với mức tăng 10%, người lao động có thể thiệt thòi nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu và lộ trình đến năm 2018 lương tối thiểu mới đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu.
Đồng thời cho biết, tăng lương 10% cơ bản đáp ứng nhu cầu của người lao động và nếu quá cao doanh nghiệp khó khăn, thu hẹp sản xuất, việc làm giảm và ngân sách sẽ bị ảnh hưởng. Thậm chí, do tiền lương là một trong các yếu tố cấu thành giá nên tiền lương cao việc hội nhập kinh tế, xuất khẩu của Việt Nam sẽ khó khăn.
Cũng đưa ra các số liệu thống kê về chỉ số lạm phát, và năng suất lao động của Việt Nam trong 10 năm qua với mức tăng khoảng trên 3%, ông Vũ Tiền Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết, mức độ tăng lương tối thiểu trong nền kinh tế gắn với 2 chỉ số này.
"Một nền kinh tế mà lương tăng quá cao so với tốc độ tăng năng suất lao động là một nền kinh tế tự sát", ông Lộc nhấn mạnh.
Ngoài ra, ông Lộc cũng dẫn khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới cho rằng, nếu Việt Nam tăng lương có nghĩa là phải giảm việc làm.
Việt Nam tính lương tối thiểu cao?
Bàn luận thêm về vấn đề lương tối thiểu, ông Lợi cho biết, các nước trên thế giới đều có quy định về lương tối thiểu để doanh nghiệp lựa chọn phương pháp và hình thức trả lương.
Việc tính toán lương tối thiểu và nhu cầu sống tối thiếu khác sau ở mỗi nước, trong đó một số nước tính tiền lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và 50% nhu cầu khẩu ăn theo nhưng Việt Nam lại tính là nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và 70% nhu cầu của người ăn theo.
"Một đất nước năng suất lao động đang thấp, tiền lương thấp mà an sinh xã hội đi trước một bước sẽ ảnh hưởng đến tiền lương. Cần phải tính người lao động gánh thêm bao nhiêu là đủ, nếu cao quá trong khi năng suất lao động thấp sẽ có điểm nghẽn trong phát triển kinh tế, làm tăng trưởng chậm lại", ông Lợi cho hay