Hãng tin Nikkei cho biết, công ty Pou Chen hiện là nhà sản xuất gia công da giày lớn nhất trên thế giới, chuyên cung cấp hàng hóa cho 2 hãng nổi tiếng thế giới là Nike và Adidas cùng nhiều thương hiệu lớn khác, đang có kế hoạch chuyển nhà máy sang Việt Nam để tận dụng lợi thế TPP
Doanh nghiệp Nhà nước nào đang vay nợ nhiều nhất?
- Cập nhật : 25/11/2015
(Kinh te)
Các ông lớn Dầu khí, Điện lực, Than – khoáng sản, Hàng hải, Sông Đà… là những doanh nghiệp nhà nước đứng đầu trong danh sách vay nợ nhiều nhất từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng.
Báo cáo Quốc hội về tình hình, sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, Chính phủ cho biết, tổng số nợ phải trả của các Tập đoàn, Tổng công ty là 1.567.063 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2013.
Như vậy, Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2014 là 1,41 lần, bao gồm có 28 tập đoàn, Tổng Công ty có tỷ lệ Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần; Công ty mẹ là 23 đơn vị ). Cụ thể:
Nợ tới trên 1,5 triệu tỷ đồng
Nợ vay (vay ngắn hạn và dài hạn) từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng là 553.014 tỷ đồng, tăng 1% so với thực hiện năm 2013. Một số tập đoàn, tổng công ty có số nợ vay tương đối lớn như: Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (174.434 tỷ đồng); Tập đoàn Điện lực Việt Nam (108.457 tỷ đồng); Tập đoàn Công nghiệpThan – Khoáng sản (46.170 tỷ đồng); Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (32.282 tỷ đồng); Tổng công ty Sông Đà (20.327 tỷ đồng); Tổng công ty Xi măng Việt Nam (15.729 tỷ đồng)...
Một số Công ty mẹ thực hiện huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp, lũy kế giá trị trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành tính đến 31/12/2014 của các Công ty mẹ, bao gồm: Công ty mẹ - Tập đoàn Than – Khoáng sản phát hành 12.500 tỷ đồng; Công ty mẹ - TCT Becamex Bình Dương phát hành 7.200 tỷ đồng.
Công ty mẹ - TĐ Điện lực phát hành 2.000 tỷ đồng; Công ty mẹ - TCT Sông Đà phát hành 1.500 tỷ đồng; Công ty mẹ - TCT Hàng hải VN phát hành 522 tỷ đồng; Công ty mẹ - TCT Lắp máy VN phát hành 1.000 tỷ đồng; Công ty mẹ - TCT XD số 1 phát hành 700 tỷ đồng; Công ty mẹ -TCT Thái Sơn phát hành 100 tỷ đồng.
Cũng theo báo cáo hợp nhất của các Tập đoàn, Tổng công ty, nợ nước ngoài là 381.419 tỷ đồng, bao gồm vay ngắn hạn là 26.955 tỷ đồng; vay dài hạn là 354.464 tỷ đồng. Trong đó: vay lại vốn ODA của Chính phủ là 117.986 tỷ đồng; Vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh là 124.104 tỷ đồng; Vay nước ngoài theo hình thức tự vay, tự trả là 91.879 tỷ đồng; Còn lại là các hình thức huy động khác.
Khả năng thanh toán đã cải thiện
Đối với các Công ty mẹ, nợ nước ngoài là 253.450 tỷ đồng. Trong đó, Công ty mẹ - TĐ Điện lực là 161.891 tỷ đồng; Công ty mẹ - TCT Hàng không là 27.347 tỷ đồng; Công ty mẹ - TĐ Dầu khí quốc gia là 20.305 tỷ đồng; Công ty mẹ - TCT Đầu tư phát triển đường cao tốc là 18.525 tỷ đồng; Công ty mẹ - TCT Cảng hàng không là 12.138 tỷ đồng.
Như vậy, hệ số nợ tổng quát (tổng nợ phải trả/tổng nguồn vốn) bình quân là 0,56 lần (Công ty mẹ là 0,44 lần); hệ số khả năng thanh toán tổng quát (Tổng tài sản/tổng nợ phải trả) bình quân năm 2014 là 1,78 lần (Công ty mẹ là 2,27 lần). Đối với công ty mẹ, tổng số nợ phải trả là 826.250 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2013. Hệ số Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu bình quân năm 2014 là 0,8 lần.
Qua các chỉ số trên, Chính phủ cho rằng tình hình huy động vốn và khả năng thanh toán của các Tập đoàn, Tổng Công ty đã có dấu hiệu được cải thiện. Các đơn vị năm 2013 có tài sản không đảm bảo khả năng thanh toán nợ hiện có thì tình hình tài chính năm 2014 bước đầu đã được khắc phục qua quá trình thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước như: TCT Xăng dầu quân đội (1,01 lần); TCT Hàng hải VN (1,8 lần).
Tuy nhiên, vẫn còn đơn vị có hệ số thanh toán nợ tổng quát (Tổng tài sản/Tổng nợ phải trả) nhỏ hơn 1 như Công ty TNHH MTV Haprosimex – Hà Nội là 0,51 do kinh doanh thua lỗ, âm (-) vốn chủ sở hữu nên tài sản không đảm bảo khả năng thanh toán nợ hiện có.