Tăng tỷ giá có thể làm CPI tăng nhẹ vào những tháng cuối năm. Song điều này sẽ không bị ảnh hưởng đến mục tiên ổn định lạm phát trong năm nay
“Nợ công, Chính phủ có giấu đâu!”
- Cập nhật : 22/08/2015
(Tin kinh te)
TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, cho biết con số nợ công của WB không có gì phải lạ. Đây là con số của Việt Nam cung cấp cho WB và thực tế, con số này còn thấp hơn con số mình công bố.
“Chính phủ đã phát hiện nợ công mất an toàn từ cách đây 2 năm. Ngay trong kỳ họp Quốc hội hồi tháng 5 vừa rồi tôi cũng đã nói công khai trong cuộc thảo luận là tốc độ tăng nợ công của chúng ta trong 5 năm qua là quá nhanh. Tôi còn nói sâu hơn về con số 110 tỷ USD mà WB công bố. Không có gì phải sốc, không có gì phải hoảng hốt về con số nợ công cả”, ông Kiên bình luận.
Động thái vay tiền từ nguồn dự trữ của Ngân hàng Nhà nước của Bộ Tài chính khiến dư luận lo ngại về rủi ro nợ công, nhất là mới đây WB vừa đưa ra con số nợ công của Việt Nam lên tới 110 tỷ USD (tính đến cuối năm 2014)?
Con số này có gì phải lạ. Đây là con số của Việt Nam cung cấp cho WB và thực tế, con số này còn thấp hơn con số mình công bố.
Thực tế, con số này Chính phủ đã công bố từ lâu rồi. Có điều Việt Nam công bố con số bằng tiền đồng và WB công bố bằng tiền USD. Năm ngoái, họp Quốc hội, các đại biểu Quốc hội đã đứng lên diễn đàn Quốc hội để nói vấn đề nợ công.
Có ai giấu đâu mà cũng không có gì chấn động cả. Vấn đề này đã nói nhiều rồi, không chỉ Quốc hội, mà tại các Diễn đàn Mùa thu, Mùa xuân cũng đã nói nhiều về vấn đề nợ công.
Chính phủ đã công bố, năm 2014 nợ công của chúng ta là 59,8% GDP. GDP của chúng ta là 200 tỷ USD. Như vậy, nợ công của Việt Nam khoảng 120 tỷ USD. Có gì mà phải hốt hoảng.
Câu chuyện có lẽ sẽ không nhiều bức xúc nếu như ngân sách của nước mình dư dả. Ví như vừa mới đây thôi, Bộ Tài chính có đề xuất vay 30.000 tỷ đồng để cân đối thu chi?
Cần phải nhấn mạnh, đề xuất vay 30.000 tỷ đồng của Bộ Tài chính là nghiệp vụ tài khóa.
Thực tế, kế hoạch thu ngân sách của chúng ta đang có và có nguồn thu. Tuy nhiên, có thể đến thời điểm này các bộ đôn đốc đẩy nhanh tiến độ dự án như xây dựng cơ bản… so với kế hoạch để chào mừng Đại hội Đảng. Điều này khiến các khoản ứng ODA nhiều lên và sớm hơn so với dự kiến. Trong khi các khoản thu thì phải đến hẹn mới có chứ không phải cứ cần thu là đè doanh nghiệp ra thu. Mất cân đối là vì như vậy và Bộ Tài chính mới phải vay tạm thời. Đây là nghiệp vụ tài khóa.
Mức nợ công như vậy có an toàn không?
Chúng ta đã phát hiện nó mất an toàn từ cách đây 2 năm. Ngay trong kỳ họp Quốc hội hồi tháng 5 vừa rồi tôi cũng đã nói công khai trong cuộc thảo luận là tốc độ tăng nợ công của chúng ta trong 5 năm qua là tăng quá nhanh.
Tôi còn nói sâu hơn về con số 110 tỷ USD mà WB công bố. Không có gì phải sốc, không có gì phải hoảng hốt về con số nợ công cả.
Thực tế, trong chiến lược nợ công của Việt Nam đến năm 2020, đảm bảo nợ công không vượt quá 65% GDP. Đến năm 2020 giảm còn 60%. Chính phủ cũng đã có cả chiến lược giảm nợ công và có nhiều giải pháp khả thi. Hiện nay mình đang chỉ đạo kiên quyết để thực hiện cho được. Dự kiến năm 2015 là đỉnh điểm thì nợ công lên khoảng 64%.
Tại sao năm 2015 lại là năm đỉnh điểm của nợ công?
Thực ra, nợ công năm nào cũng tăng thế. Năm nay chỉ tăng 4% và cộng với con số 59,8% của năm 2014 thì lên đỉnh điểm là 64% GDP.
Việc tăng nợ công cũng do Chính phủ phát hành trái phiếu trị giá 225.000 tỷ đồng, rồi lại phát hành thêm 165.000 tỷ đồng của quốc lộ 1 và đường 14. Việc này cũng đã được Chính phủ trình Quốc hội và Quốc hội biểu quyết thông qua rồi.
Chúng ta có rút ra bài học gì từ câu chuyện vỡ nợ của Hy Lạp không?
Bài học từ Hy Lạp cho chúng ta thấy cần phải liệu cơm gắp mắm, không thể thực hiện chính sách dân túy. Hy Lạp thực hiện chính sách dân túy, Việt Nan cũng bắt đầu thực hiện chính sách dân túy.
Chính sách dân túy có nghĩa là chúng ta tiêu nhiều hơn thu, tiêu cho phúc lợi xã hội nhiều, các chương trình mục tiêu quốc gia… cái gì chúng ta cũng muốn.