Là quốc gia láng giềng, đồng thời lại là đối tác thương mại lớn nhất của nước ta, những diễn biến từ nền kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ nhiều ít tác động tới Việt Nam.
Chính phủ các quốc gia có vay ngân hàng Trung ương hay không?
- Cập nhật : 19/08/2015
(Tai chinh)
Ở hầu hết các nước phát triển, ngân hàng Trung ương (NHTW) không tài trợ cho các khoản chi tiêu của chính phủ, trừ ngoại lệ NHTW hỗ trợ tín dụng trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, như gói nới lỏng định lượng (QE) của Mỹ.
Mới đây, Bộ Tài chính vừa có đề nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho ngân sách vay 30.000 tỷ đồng.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải cho biết, theo quy định của luật Ngân sách Nhà nước và Luật NHNN thì trong trường hợp ngân sách có thiếu hụt tạm thời thì có thể vay NHNN. Đây là nghiệp vụ bình thường của kho bạc Nhà nước và sẽ được hoàn trả trong năm.
Câu hỏi đặt ra là chính phủ các quốc gia trên thế giới có vay NHTW hay không? Và trong trường hợp vay, NHTW sẽ áp hạn mức và lãi suất như thế nào?
Theo khảo sát 152 quốc gia của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), 2/3 trong số 152 quốc gia này (38 nước châu Phi, 19 nước châu Á – Thái Bình Dương, 41 nước châu Âu, 25 nước từ Trung Đông và Trung Á, 29 nước Tây bán cầu) hoặc cấm NHTW cho chính phủ vay hoặc hạn chế ở vay ngắn hạn.
Trừ Canada hay Ấn độ, việc chính phủ vay NHTW chỉ được cho phép ở cấp trung ương, trong khi cấm tài trợ cho chính quyền địa phương hay doanh nghiệp nhà nước.
Song ở hầu hết các nước, việc chính phủ vay NHTW đều phải tuân thủ các điều kiện, điều khoản theo quy định của pháp luật, ví dụ như quy mô khoản vay chỉ tương đương một tỷ lệ nhỏ trong doanh thu hàng năm của chính phủ, lãi suất khoản vay sẽ do thị trường quyết định và với thời hạn chỉ trong cùng 1 năm tài khóa.
Về lãi suất
Khảo sát cho thấy tính thống nhất về lãi suất là tương đối thấp. Ở khu vực Tây bán cầu & châu Phi, phần lớn các NHTW được trao quyền để thiết lập mức lãi suất cho vay đối với Chính phủ, hoặc quy định với điều kiện biến động của thị trường. Có một số ngoại lệ ở một số nước vùng Caribe và Châu Phi, đặc biệt là khu vực Angola, Kenya, Madagascar, và Namibia, mức lãi suất là sự đàm phán giữa các NHTW và Chính phủ.
Ở khu vực Châu Á, và Thái Bình Dương… có một số quốc gia điển hình như (Ấn độ, Nhật Bản, Malaysia). Tương tự như vậy ở khu vực Trung Đông, Trung Á, lãi cũng là sự thỏa thuận giữa hai bên. Một số nước như Jamaica, Jordan, Mozambique, Syria, Uganda, và United Arab Emirates – áp dụng mức lãi suất đối với Chính phủ bằng 0. Khu vực Israel, và một số nước châu Âu đề bù cho các khoản thâm hụt tài chính – Bộ trưởng tài chính thương lượng mức lãi suất với NHTW.
Về hạn mức và thời hạn cho vay
Hầu hết ở các nước phát triển hạn mức cho vay không vượt quá 10% trung bình các khoản thu của chính phủ trong 3 năm gần nhất.
Có một số quốc gia sử biện pháp tương đối khác để thay thế. Ví dụ, dựa theo tỷ lệ chi tiêu của chính phủ (5% ở Costa Rica), ngân sách quốc gia (25% ở Bahrain), quỹ dự trữ ngoại hối của NHTW (12% ở Argentina), …
Thời gian đáo hạn của các khoản vay của NHTW cho chính phủ có xu hướng trên 180 ngày. Tuy nghiên, ở một số nước đáo hạn vay vốn NHTW cho chính phủ không được pháp luật quy định, trong khi ở một số nước châu Phi & Caribe thời gian đáo hạn lên đến 1 năm.
Về cơ bản, IMF khuyến cáo: “Các NHTW không nên tài trợ cho chi tiêu của Chính phủ nhưng có thể được phép mua trái phiếu chính phủ ở thị trường thứ cấp cho các mục tiêu chính sách tiền tệ” hoặc “NHTW sẽ cho Chính phủ vay với mục đích bảo đảm nguồn thu thuế được trôi chảy cho đến khi nguồn thuế mới được ổn định hoặc thị trường không bị biến động mạnh về doanh thu, song không nên tài trợ cho các khu vực khác như chính quyền cấp tỉnh, và các doanh nghiệp”.
IMF cũng cho rằng, hoạt động vay và cho vay giữa chính phủ và NHTW phải minh bạch rõ ràng, phải công bố thường xuyên về số liệu, số tiền và các điều kiện kèm theo từ các khoản vay.