Năm 2015 lạm phát ở mức 0,63%, thấp nhất trong 15 năm qua. Tuy nhiên, chỉ những tháng đầu năm 2016 này, đã có dấu hiệu cho thấy nhiều tác động sẽ làm tăng lạm phát.

Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam phục hồi lên 6,3% năm 2017, nhờ nhu cầu tiêu dùng và tín dụng tăng, Ngân hàng thế giới (WB) dự báo.
Sáng này 5/10, WB đã công bố Báo cáo Cập nhật Kinh tế Đông Á – Thái Bình Dương (Tháng 10/2016).
Theo đó, WB cho biết tăng trưởng ở các nước đang phát triển trong khu vực được kỳ vọng sẽ tiếp tục được duy trì trong 3 năm tới với mức 5,8% trong năm 2016 và 5,7% trong giai đoạn 2017-2018. Tuy nhiên, các nước vẫn đối mặt với rủi ro tăng trưởng đáng kể và cần phải thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu yếu kém về tài chính và tài khoá.
Cụ thể, đối với nền kinh tế lớn như Trung Quốc, WB cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục quá trình chuyển đổi dần sang mô hình tăng trưởng chậm hơn nhưng bền vững hơn, từ 6,7% năm nay xuống còn 6,5% năm 2017 và 6,3% năm 2018.
Còn các nước khác trong khu vực dự kiến sẽ duy trì tăng trưởng ổn định ở mức 4,8% năm nay, 5,0% năm 2017 và 5,1% năm 2018. Nhìn chung các nước đang phát triển trong khu vực sẽ đạt mức tăng trưởng 5,8% năm 2016 và 5,7% giai đoạn 2017-2018.
Tại Việt Nam, theo nhận định của WB, tăng trưởng sẽ bị suy giảm trong năm nay do bị hạn nặng nhưng sẽ tăng trở lại mức 6,3% năm 2017.
WB cũng nhận xét dù bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại nhưng Việt Nam vẫn chứng tỏ khả năng chống chịu của mình. Trong 3 quý đầu năm 2016 tăng trưởng kinh tế giảm nhẹ do nông nghiệp bị hạn hán nặng nề và tăng trưởng công nghiệp sụt giảm. Nhưng ổn định kinh tế vĩ mô vẫn được duy trì và sức ép lạm phát không đáng kể.
Tỉ lệ giảm nghèo của Việt Nam vẫn tiếp tục giảm xuống nhưng sản xuất nông nghiệp sụt giảm đã đem lại một số rủi ro trong ngắn hạn. Sinh kế các hộ gia đình dựa vào nông nghiệp đặc biệt bị ảnh hưởng. Viễn cảnh trung hạn vẫn tích cực, nhưng cần phải thực hiện tái cơ cấu, cải cách tài khoá và cải cách ngân hàng quyết liệt hơn nữa thì mới có thể khắc phục được các yếu kém vĩ mô và tăng cường tăng trưởng trong trung hạn.
“Viễn cảnh tăng trưởng các nước đang phát triển khu vực Đông Á Thái Bình Dương vẫn tích cực mặc dù tăng trưởng toàn cầu suy giảm nhưng được bù lại bởi tiêu dùng và đầu tư trong nước tăng mạnh,” bà Victoria Kwakwa, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách khu vực Đông Á Thái Bình Dương nhận xét.
Bà cũng cho biết thêm “Thách thức dài hạn là làm sao duy trì được tăng trưởng, làm cho nó trở nên thiết thực với nhiều người hơn, ví dụ thông qua thu hẹp khoảng cách về thu nhập và tiếp cận dịch vụ công, nhất là tại Trung Quốc; cải thiện cơ sở hạ tầng tại các nước khác trong khu vực; giảm bớt tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em triền miên; và tận dụng công nghệ để thúc đẩy hòa nhập tài chính.”
Ngoài ra, WB cũng đã phân tích viễn cảnh các nước trong khu vực Đông Á Thái Bình Dương trong bối cảnh thách thức toàn cầu, trong đó gồm có các yếu tố như tăng trưởng chậm tại các nền kinh tế phát triển, viễn cảnh không mấy sáng sủa tại hầu hết các nước đang phát triển và thương mại toàn cầu trì trệ. Theo đó, WB dự đoán cầu nội địa trong toàn khu vực vẫn mạnh. Giá nguyên vật liệu vẫn duy trì ở mức thấp sẽ có lợi cho các nước nhập khẩu và giúp lạm phát kiềm chế ở mức thấp tại hầu hết các nước trong khu vực.
Do đó, WB khuyến nghị các nước tập trung giải quyết các tồn tại nhằm duy trì tăng trưởng bền vững và hòa nhập trong trung hạn, ví dụ giảm yếu kém hạ tầng, giảm tình trạng suy dinh dưỡng và thúc đẩy hòa nhập tài chính.
Năm 2015 lạm phát ở mức 0,63%, thấp nhất trong 15 năm qua. Tuy nhiên, chỉ những tháng đầu năm 2016 này, đã có dấu hiệu cho thấy nhiều tác động sẽ làm tăng lạm phát.
Số lượng doanh nghiệp chết trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, y tế và nông nghiệp tiếp tục tăng rất mạnh trong 3 tháng đầu năm 2016.
Phó tổng giám đốc VNA Trịnh Ngọc Thành cho hay, hàng không có cách tính giá riêng so với các loại hình vận tải khác, dù giữ giá vé nhưng thực chất giá đã giảm theo giá xăng dầu.
Đó là nhận định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong buổi làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vào sáng nay, ngày 21/4.
Theo Luật Đầu tư, từ 1.7.2016, toàn bộ các quy định về điều kiện kinh doanh tại các văn bản dưới cấp Nghị định sẽ không còn hiệu lực thi hành.
Khi vào Việt Nam, Idemitsu Kosan và đối tác sẽ khởi động bằng việc cung ứng dầu nhớt tại miền Trung, phân phối nhiên liệu này cho các hãng xe Nhật Bản tại thị trường Việt Nam.
Cung cấp tư vấn thuế, pháp lý, kiểm toán, kế toán, phân tích dữ liệu thị trường…, gọi chung là dịch vụ phát triển kinh doanh, là một xu hướng ngày một phát triển trong mô hình kinh doanh hiện đại. Tuy nhiên thách thức lớn nhất để loại hình dịch vụ này phát triển ở Việt Nam là nhận thức của DN và chất lượng của chính cơ sở cung cấp dịch vụ.
Sự tham gia của đại gia Nhật trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ xăng dầu với nhiều kỳ vọng sẽ tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường này – nơi bấy lâu vốn được coi là “đất riêng” doanh nghiệp nội địa. Nhưng "miếng bánh" này liệu có dễ xơi?
Tập đoàn Idemitsu Kosan của Nhật đã nhận được giấy phép đầu tư mở công ty liên doanh với một đơn vị của Kuwait, nhằm xây dựng hệ thống phân phối lẻ xăng dầu tại Việt Nam.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đang tích cực khảo sát các giá cả quan đến tỉ giá VND/USD. Trước đây thường chỉ các doanh nghiệp FDI quan tâm đến chuyện này.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự