Cả nước hiện có 174 bệnh viện tư nhân, với định hướng phát triển đúng đã từng bước đáp ứng được nhu cầu của người bệnh. Nỗ lực của khối y tế ngoài công lập đang góp phần hạn chế “chảy máu ngoại tệ” theo người dân ra nước ngoài khám chữa bệnh.
Kinh tế Việt Nam 2016-2020: Một số đột phá phát triển
- Cập nhật : 09/09/2015
(Tin kinh te)
Nhiều ý kiến tâm huyết đã được các chuyên gia kinh tế, nhà khoa học góp ý tại Diễn đàn: Kinh tế Việt nam 2016-2020: Một số đột phá phát triển'.
Sáng 4/9, Diễn đàn khoa học 'Kinh tế Việt nam 2016-2020: Một số đột phá phát triển' đã được Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương tổ chức nhằm tiếp tục bổ sung, hoàn thiện luận cứ khoa học và thực tiễn xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016-2020).
Phát biểu khai mạc diễn đàn, GS.TSKH Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp Việt Nam cho biết, đây là sự kiện tiếp theo Liên hiệp hội Việt Nam thực hiện nằm trong chương trình thí điểm Diễn đàn khoa học chuyên nghiệp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Tại Diễn đàn, ông Đinh Văn Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban kinh tế Trung ương bày tỏ tinh thần cầu thị lắng nghe các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm có tính khoa học và thực tiễn để góp phần vào việc xây dựng kế hoạch 5 năm 2016-2020.
Theo đó ông Cương bay tỏ mong muốn các ý kiến góp ý tập trung vào 2 nhóm vấn đề chính: Nhóm vấn đề về thể chế, tư duy mới cho phát triển kinh tế và nhóm vấn đề cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, năng suất lao động và TFP.
Tại diễn đàn các đại biểu tập trung thảo luận về nhóm vấn đề thể chế cho rằng 1 trong 3 đột phá đề ra tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN với trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính.
Các ý kiến cũng phân tích cần làm rõ những giải pháp nào là trọng tâm, đột phá về thể chế nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong thời gian tới.
Về mô hình tăng trưởng kinh tế những năm tới của nước ta được khuyến nghị nên là là mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất và hiệu quả hướng tới sự phát triển nhanh và bền vững. Trong đó tăng trưởng dựa trên sự kết hợp hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, lấy tăng trưởng theo chiều sâu là hướng chủ đạo.
Các ý kiến cũng chỉ rõ trong giai đoạn 2016-2020 chúng ta cần xác định mục tiêu gì, ưu tiên cho mục nào để phân bổ nguồn lực và vai trò của các chủ thể kinh tế sẽ như thế nào để triển khai mô hình tăng trưởng kinh tế.
Tại Diễn đàn các đại biểu cũng thảo luận cụ thể những giải pháp trọng tâm, trọng điểm để có thể cải tạo đột phá trong thúc đẩy quá trình tái cơ cấu, tháo gỡ các điểm nghẽn của nền kinh tế nhằm mục tiêu đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, đảm bảo phát triển nhanh, bền vững.