Mặc dù đa số các đại biểu Quốc hội đều đồng ý với phương án phát hành 3 tỷ USD trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế, song Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn vẫn trăn trở về bài học Vinashin và nỗi lo gánh nặng nợ công lên thế hệ sau.
Kinh tế Việt Nam ít chịu tác động tiêu cực như các quốc gia mới nổi khác
- Cập nhật : 03/09/2015
(Tin kinh te)
Các thông điệp chính sách cần rõ ràng nhưng cần linh hoạt để đảm bảo tính nhất quán trong thông tin và thống nhất, đồng bộ giữa thông điệp chính sách và hành động.
Tuy nền kinh tế còn một số khó khăn như thu NSNN chậm hơn so với kế hoạch, phát hành TPCP khó đạt kế hoạch đề ra. Nhưng ổn định vĩ mô tiếp tục được duy trì, tăng trưởng tiếp tục đà hồi phục, sản xuất tăng khá. Tăng trưởng phục hồi khuyến khích tiêu dùng và đầu tư tư nhân nên đều có mức tăng trưởng tốt.
Thị trường chứng khoán (TTCK) suy giảm nhưng có cơ sở để phục hồi. Khu vực ngân hàng ổn định thanh khoản, tăng trưởng tốt, trích lập DPRR tăng. Đây là nhận định trong báo cáo phục vụ phiên họp Chính phủ tháng 8/2015 của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia.
Đặc biệt, trước việc đồng nhân dân tệ mất giá, NHNN đã chủ động điều chỉnh biên độ và tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Ủy ban đánh giá: “Sự điều chỉnh này là kịp thời với liều lượng hợp lý, vừa duy trì lợi thế cạnh tranh của hàng Việt Nam đối với Trung Quốc cũng như các nước trong khu vực, vừa không ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát".
Ủy ban nhấn mạnh: "Động thái điều chỉnh tỷ giá của NHNN được coi là nhanh nhạy, tạo hiệu ứng tích cực hỗ trợ cho cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam cũng như hỗ trợ tâm lý cho thị trường”.
Trước mức lạm phát của tháng 8 là 0,61% và lạm phát cơ bản là 2,41%, lạm phát bình quân 8 tháng đầu năm là 0,83% so với cùng kỳ năm trước và lạm phát cơ bản là 2,42%. Nhìn chung, cả lạm phát và lạm phát cơ bản hầu như giữ nguyên trong 6 tháng gần đây.
Dựa trên kỳ vọng của thị trường thông qua những thay đổi của lợi suất TPCP, Ủy ban dự báo hai lần điều chỉnh tỷ giá của NHNN trong tháng 8 làm lạm phát có thể chỉ tăng thêm chỉ xấp xỉ 0,2 điểm % - mức tăng không đáng kể. Do đó, Ủy ban giữ nguyên dự báo năm 2015 lạm phát cơ bản khoảng 3% và lạm phát (tổng thể) thấp hơn 3%.
Ủy ban đã phân tích và đánh giá khá kỹ về khu vực tài chính. Theo Ủy ban, khu vực ngân hàng ổn định thanh khoản, tăng trưởng tín dụng tốt, trích lập DPRR tăng. Hiện tại, khả năng thanh khoản của khu vực ngân hàng khá tốt.
"Đặc biệt, TTCK có suy giảm nhưng có cơ sở để phục hồi do các yếu tố cơ bản của nền kinh tế và thị trường chứng khoán vẫn ở mức độ tích cực”, Ủy ban dự báo.
Sự suy giảm của TTCK do cả yếu tố nội tại và nguyên nhân đến từ bên ngoài nền kinh tế. Về yếu tố nội tại, do khối ngoại bán ròng cổ phiếu dầu khí khi giá dầu giảm trở lại và tỷ giá USD/VND điều chỉnh tăng gần 3% trong tháng 8.
Khẳng định, thị trường chứng khoán có cở sở để phục hồi trở lại, Ủy ban dự báo nền kinh tế Việt Nam vẫn giữ được những cân đối lớn và thương mại, đầu tư và ít chịu tác động tiêu cực như các quốc gia mới nổi khác. Ủy ban dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2015 vẫn đạt và vượt mục tiêu (6,2%), ổn định vĩ mô tiếp tục duy trì.
Tuy nhiên phân tích yếu tố Trung Quốc, Ủy ban kiến nghị, Việt Nam chưa nên có những điều chỉnh chính sách lớn và điều chỉnh kế hoạch kinh tế - xã hội. Cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến sức khỏe của kinh tế Trung Quốc cũng như chính sách kinh tế, chính sách tiền tệ của Trung Quốc để có phản ứng chính sách thích hợp.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu, rộng và quy mô thị trường tài chính thế giới cao gấp 4-5 lần quy mô nền kinh tế thực, tâm lý thị trường đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu phần lớn các nhà kinh doanh, đầu tư có cùng cảm nhận và phản ứng cùng chiều thì sẽ tạo thành một lực cung - cầu rất lớn, có thể vượt ra ngoài sự kiểm soát của các Chính phủ.
Ủy ban khuyến nghị: Cùng với việc theo dõi sức khỏe của kinh tế thế giới cần theo dõi hàng ngày diễn biến thị trường tài chính, tiền tệ, hàng hóa thế giới. Mặt khác, các cơ quan hoạch định chính sách cần xây dựng sẵn các kịch bản ứng phó để tránh thụ động.
Thị trường tài chính tiền tệ của Việt Nam hiện đã có liên thông nhất định đến thị trường tài chính quốc tế và chịu ảnh hưởng tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy, công tác truyền thông đóng vài trò hết sức quan trọng để duy trì lòng tin của thị trường.
Ủy ban khuyến nghị các cơ quan hoạch định chính sách cần tăng cường công tác truyền thông để định hướng thị trường theo mục tiêu chính sách. Các thông điệp chính sách cần rõ ràng nhưng cần linh hoạt để đảm bảo tính nhất quán trong thông tin và thống nhất, đồng bộ giữa thông điệp chính sách và hành động.
Trong 8 tháng đầu năm, DN thành lập mới tăng 29,2% về số lượng và 29,9% về vốn so với cùng kỳ năm 2014. Trong khi đó, số DN hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động giảm 2,9% so với cùng kỳ năm 2014.