Ngày 8/12, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) khẳng định Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ tạo ra một đối trọng lớn đối với kinh tế Trung Quốc và khiến nước này mất đi các khoản đầu tư đáng kể do dòng vốn này chạy sang những quốc gia có chi phí thấp hơn như Malaysia và Việt Nam.
BIDV: Nếu siết 4.700 tỷ đồng cổ tức tiền mặt của BIDV, VietinBank, GDP Việt Nam sẽ giảm gần 70.000 tỷ đồng
- Cập nhật : 13/06/2016
Việc Nhà nước thu hồi toàn bộ 4.700 tỷ đồng cổ tức tại các ngân hàng khiến vốn tự có của khối ngân hàng thương mại Nhà nước không tăng, dẫn đến dư nợ tín dụng mỗi năm bị thiếu hụt mất 280 nghìn tỷ đồng, khiến GDP Việt Nam giảm ở mức 69,1 nghìn tỷ/năm trong giai đoạn 2016 – 2020.
Trung tâm nghiên cứu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa có báo cáo yêu cầu tăng cường năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) cho mục tiêu phát triển kinh tế đất nước.
Đến cuối năm 2015, khối NHTMNN gồm 4 ngân hàng (Agribank, BIDV, VietinBank, Vietcombank) chiếm 45% tổng tài sản, 50,2% tổng dư nợ tín dụng và 46,3% nguồn vốn huy động của toàn hệ thống.
BIDV đánh giá: Trong quá trình thực hiện vai trò đối với nền kinh tế, năng lực tài chính của khối NHTMNN thể hiện qua hệ số an toàn vốn (CAR) bị suy giảm nghiêm trọng.
Tình trạng vốn tự có tăng không đủ bù đắp mức tăng tài sản có rủi ro (TSCRR) của khối NHTMNN làm suy giảm hệ số CAR.
Hệ số CAR của khối NHTMNN Việt Nam đã giảm từ mức 10,8% năm 2011 xuống mức 9,4% hiện nay – gần chạm ngưỡng tối thiểu 9% theo quy định của NHNN, thấp hơn mức bình quân của ASEAN là 10,3%. Trong tình trạng hiện nay, việc tăng vốn nhằm nâng hệ số CAR là cần thiết.
- Vốn tự có của khối sẽ ở mức bằng năm 2015 là 203 nghìn tỷ đồng và theo đó khả năng tăng trưởng TSCRR còn lại chỉ là 101 nghìn tỷ, tương ứng với mức tăng trưởng 4,67% so với năm 2015 và tăng trưởng tín dụng ở mức 7-8% năm 2016.
- Khi đó, dư nợ tín dụng mỗi năm bị thiếu hụt mất 280 nghìn tỷ đồng.
- Với mức ICOR Việt nam giai đoạn 2016-2020 ước tính ở mức 4,7 (trên cơ sở kế hoạch phát triển KTXH 2016-2020 đã được quốc hội thông qua xác định tỷ lệ đầu tư/GDP ở mức 31-32% và tăng trưởng GDP ở mức 6,5-7%), số vốn tín dụng thiếu hụt sẽ làm giảm GDP trung bình 1 năm trong giai đoạn 2016-2020 ở mức 69,1 nghìn tỷ/năm, tương ứng với mức giảm tăng trưởng GDP (theo giá so sánh) là 0,55%-0,6%/năm.
- Qua đó, dự kiến tăng trưởng GDP giai đoạn 2016-2020 sẽ chỉ ở mức 6,05-6,4%/năm.
Việc tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với yếu cầu còn có ảnh hưởng trực tiếp tới thu lãi tín dụng và lợi nhuận của khối NHTMNN, từ đó làm giảm thuế nộp ngân sách Nhà nước (NSNN) và giảm thu nhập của người lao động.
“Theo tính toán, việc tăng trưởng tín dụng giảm so với yêu cầu ở mức 5-10% trong vòng 5 năm (2016-2020) sẽ làm giảm khoản thu của NSNN khoảng 1.800 – 5.000 tỷ đồng tiền thuế”, báo cáo của BIDV cho biết.
Trước đó, trong giai đoạn 2013-2014, theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước, toàn bộ cổ tức của NHTMNN không được sử dụng để gia tăng năng lực tài chính của ngân hàng phải chuyển nộp về NSNN.
Trong bối cảnh ngân sách Nhà nước thâm hụt hơn 3 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2016, Bộ Tài chính đã gửi công văn đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo người đại diện phần vốn Nhà nước tại BIDV và VietinBank biểu quyết chia cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt thay vì bằng cổ phiếu để trả vào Ngân sách Nhà nước.
Phản hồi về công văn này, Tổng giám đốc VietinBank - ông Lê Đức Thọ cho biết ngân hàng này đang đề xuất với Bộ Tài chính xem xét việc giữ lại lợi nhuận để tăng vốn như Đại hội đồng cổ đông đã thông qua.
Ngay sau đó, Bộ Tài chính tiếp tục có thông báo yêu cầu VietinBank và BIDV thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, chi trả cổ tức bằng tiền mặt vào ngân sách Nhà nước.
Mới đây, BIDV cũng ra thông báo cho biết việc chi trả cổ tức, phân phối lợi nhuận của ngân hàng là tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.
Bảo Bảo
Theo Trí Thức Trẻ/CafeBiz