Ở nước ta, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Trước khi tham gia Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), nước ta đã tiến hành tái cơ cấu DNNN, và đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Khi tham gia TPP, đây vừa là thách thức, nhưng cũng là cơ hội để nâng cao hiệu quả cải cách DNNN.
ADB dự báo nợ công Việt Nam chiếm 62% GDP
- Cập nhật : 23/09/2015
(Tin Kinh Te)
ADB dự báo nợ công chiếm 62% GDP Việt Nam cuối năm 2015 tại lễ công bố báo cáo cập nhật triển vọng phát triển châu Á (ADOU) ngày 22-9 ở Hà Nội.
Tân giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam Eric Sidgwick (giữa) tại lễ công bố Báo cáo cập nhật triển vọng phát triển châu Á (ADOU) ngày 22-9 ở Hà Nội - Ảnh: Q. TRUNG
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo nợ công của Việt Nam, bao gồm nợ do chính phủ bảo lãnh, đến cuối năm 2015 sẽ tăng lên khoảng 62% GDP.
Trong khi đó nợ nước ngoài, chủ yếu là các khoản vay ưu đãi dài hạn, vẫn giữ ở mức 28% GDP trong ba năm qua.
Theo ADB, những mối quan ngại về nợ công và trả nợ sẽ buộc Chính phủ Việt Nam phải kềm tốc độ tăng chi tiêu để giảm bội chi ngân sách, bắt đầu từ năm 2016.
ADB cũng nâng mức dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam lên 6,5% cho năm 2015 và 6,6% cho năm 2016.
“Kết quả tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được cải thiện nhờ vào một loạt yếu tố, đặc biệt là sản lượng khu vực sản xuất công nghiệp tăng mạnh, chi tiêu tiêu dùng cũng tăng và ổn định kinh tế vĩ mô được cải thiện” - ông Eric Sidgwick, tân giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam, phát biểu.
Ngoài ra, tăng trưởng tín dụng trong năm nay được dự báo vượt qua chỉ tiêu ban đầu 13-15% của Chính phủ và sẽ tăng nhanh hơn trong năm 2016.
Cũng theo dự báo của ADB, tỉ lệ lạm phát vào tháng 12-2015 dự kiến tăng đến 2% so với cùng kỳ năm trước do cầu trong nước tăng cao, tăng trưởng tín dụng và tăng cung tiền, tăng giá xăng dầu và giá điện vào đầu năm nay, cũng như tác động của việc điều chỉnh tỉ giá 3% đối với giá cả nhập khẩu.
Tuy nhiên, ngân hàng này cho biết áp lực lạm phát trong năm nay thậm chí còn nhẹ hơn so với dự báo đã nêu trong ADO 2015, vì vậy dự báo lạm phát trung bình cả năm đã được điều chỉnh giảm xuống còn 0,9%. Lạm phát sẽ vẫn tăng lên đến 4,0% trong năm 2016.
Dự báo thặng dư cán cân vãng lai được điều chỉnh giảm xuống còn 0,5% GDP trong năm nay và giảm ít hơn, xuống 1,0% trong năm 2016.
Trong trung hạn, ADB dự báo thặng dư cán cân vãng lai sẽ tăng do nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sẽ đi vào sản xuất và tăng cường xuất khẩu.
Theo Tuổi Trẻ