Quy định mới về đăng ký doanh nghiệp; nhiều chính sách cho lao động nữ; gia cố tàu bọc vỏ thép được vay 70% giá trị nâng cấp... là những chính sách có hiệu lực kể từ ngày 01/ 11/2015.
Xử lý hình sự 4 người đứng đầu để xảy ra tham nhũng
- Cập nhật : 29/10/2015
(Tin phap luat)
Sáng 28-10, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết có 46 người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng bị xử lý, trong đó 4 người bị xử lý hình sự.
Về kết quả phát hiện và xử lý tham nhũng, báo cáo cho thấy ngành Thanh tra đã phát hiện 100 vụ (tăng 46 vụ so với cùng kỳ 2014), 172 đối tượng (tăng 85 đối tượng so với cùng kỳ 2014) có hành vi tham nhũng và liên quan đến tham nhũng với số tiền 40,7 tỉ đồng.
Cơ quan điều tra các cấp đã thụ lý điều tra 351 vụ án, 813 bị can phạm tội về tham nhũng, trong đó: khởi tố mới 178 vụ, 317 bị can (so với cùng kỳ năm trước giảm 61 vụ/242 bị can); thiệt hại khoảng 600 tỉ đồng và 9.887 m2 đất; đã thu hồi nộp ngân sách nhà trên 103 tỉ đồng và 2.887 m2 đất. Đã kết luận điều tra 198 vụ, 489 bị can; đình chỉ điều tra 04 vụ, 02 bị can; tạm đình chỉ 09 vụ, 23 bị can.
Viện kiểm sát các cấp thụ lý giải quyết 323vụ/806 bị can về các tội danh tham nhũng, truy tố 310 vụ/697 bị can (giảm 19 vụ/54 bị cáo so với năm 2014).
Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử sơ thẩm 260 vụ, 577 bị cáo về các tội danh tham nhũng (giảm 27 vụ, 98 bị cáo so với năm 2014), trong đó tỷ lệ tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng chiếm 41,6 % (năm 2014 là 41,2%); số bị cáo được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ chiếm 18,5% (năm 2014 là 21,3%).
Các vụ án, vụ việc tham nhũng năm 2015 gây thiệt hại khoảng trên 950 tỉ đồng và 9.887 m2 đất; đã thu hồi trên 505 tỉ đồng, đạt 55,8% (tỷ lệ này năm 2013 là 10%, năm 2014 là 22,3%) và thu hồi được 2.887 m2 đất (đạt 29,2%).
Đã có 46 người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng bị xử lý, trong đó 4 người bị xử lý hình sự.
Về công tác thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, tố cáo: Ngành Thanh tra đã triển khai 6.515 cuộc thanh tra hành chính, 116.334 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; kiến nghị chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; kiến nghị thu hồi 52.253 tỉ đồng; kiến nghị xử lý trách nhiệm 1.945 tập thể, 14.339 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 65 vụ, 50 đối tượng; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, thu hồi và xử lý 912,4 tỉ đồng.
Kiểm toán Nhà nước đã ban hành 181 báo cáo kiểm toán, kiến nghị xử lý tài chính 23.024 tỉ đồng; kiến nghị xử lý nhiều tập thể liên quan, 30 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 01 vụ.
Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác PCTN và kết quả phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN đã kiểm tra, giám sát, đôn đốc hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và công tác PCTN tại 04 bộ, ngành, 10 địa phương. 16 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã xét xử sơ thẩm 05 vụ, phúc thẩm 05 vụ án; Viện Kiểm sát đã có cáo trạng truy tố 06 vụ; cơ quan Điều tra đã kết luận điều tra đề nghị truy tố 04 vụ, đang điều tra 07 vụ.
Chính phủ nhìn nhận việc thực hiện một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng hiệu quả còn thấp. Một số vụ việc trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, giám định tư pháp còn chậm, chưa đạt yêu cầu; tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng tuy hằng năm đều tăng nhưng vẫn còn thấp so với số tài sản bị chiếm đoạt.
Kết quả PCTN thời gian qua đã có tác dụng phòng ngừa, răn đe nhất định đối với tệ tham nhũng. Tuy nhiên tình hình tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp.
“Tình trạng nhũng nhiễu trong khu vực công còn phổ biến, biểu hiện qua nạn hối lộ, lót tay, chạy chọt khi giao dịch với các cơ quan công quyền. Đã xuất hiện tình trạng tham nhũng có tính lợi ích nhóm trong một số lĩnh vực”-báo cáo của Chính phủ nhận định.
Qua kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng cho thấy tính chất tham nhũng ngày càng phức tạp, thủ đoạn tinh vi hơn, phạm vi, tính có tổ chứccủa các vụ việc, vụ án tham nhũng rõ nét hơn. Một số vụ tham nhũng gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước. Tham nhũng vẫn là một trong những vấn đề bức xúc của xã hội hiện nay, là một nguy cơ gây mất ổn định chính trị, xã hội.