Ngày 14/9/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 78/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2014 về đăng ký doanh nghiệp. Nghị định 78/2013/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 01/11/2015, thay thế Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 14/4/2010 (được sửa đổi sung, sửa đổi bởi Nghị định 05/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013).
TAND tối cao công bố áp dụng án lệ
- Cập nhật : 30/10/2015
Việc áp dụng án lệ trong xét xử được TAND tối cao kỳ vọng là bước đột phá để đảm bảo sự minh bạch của hoạt động tư pháp.
Ông Chu Thành Quang (phó vụ trưởng Vụ Pháp chế và quản lý khoa học TAND tối cao) cho biết án lệ được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Trên thế giới có hai truyền thống pháp luật là truyền thống thông luật và truyền thống dân luật (luật thành văn).
Ở những nước theo truyền thống thông luật (Anh, Mỹ...), án lệ được coi là nguồn luật. Nguyên tắc áp dụng án lệ ở những nước này là phán quyết của tòa án cấp trên có giá trị ràng buộc với phán quyết của tòa án cấp dưới.
“Án lệ gần như có giá trị bắt buộc. Tôi nói gần như chứ không phải tuyệt đối. Tuy nhiên, trong trường hợp tòa án không áp dụng án lệ mà không nói rõ lý do thì người dân có thể kháng cáo đối với bản án đó” - ông Quang nói.
Theo nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng thẩm phán TAND tối cao lựa chọn và được chánh án TAND tối cao công bố là án lệ để các tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.
Án lệ được lựa chọn phải đáp ứng ba tiêu chí: chứa đựng lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau, có tính chuẩn mực và có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử...
Các cơ quan, cá nhân, tổ chức có thể gửi đề xuất lựa chọn các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật về TAND tối cao để phát triển thành án lệ. Việc tổ chức rà soát án lệ được tiến hành định kỳ sáu tháng. Sau khi được lựa chọn, án lệ được công khai rộng rãi.
* Ông Nguyễn Sơn (phó chánh án TAND tối cao):
Bản án có tính mẫu mực
Án lệ là những bản án có tính chất mẫu mực được công bố, hành vi và nội dung tương tự cùng tính chất với nhau thì được áp dụng như nhau. Pháp luật có nhiều nội dung và cách hiểu khác nhau, làm sao để có sự áp dụng thống nhất.
Khi án lệ được ban hành thì người dân có thể biết các quan hệ xã hội có tính chất tương tự, cái gì là tội phạm, mức độ tội phạm đến đâu, như thế nào, họ không phải đi tìm hiểu.
Chúng tôi mong muốn áp dụng án lệ để tránh việc dư luận cho rằng có chạy án, tránh việc người dân đi khiếu nại tố cáo khi những vụ án tương tự cùng một tòa án thì người này xử khác người kia xử.
Theo Tuổi Trẻ Online