Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công Thương cho biết Bộ dự kiến trình Chính phủ Luật Thương mại 2005 (sửa đổi) vào năm 2017 và thông qua vào năm 2018.
Quốc hội nhất trí sửa đổi bổ sung 3 luật về thuế
- Cập nhật : 28/10/2015
(Tin kinh te)
Đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhất trí với tờ trình Chính phủ về sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung 3 luật về thuế, trong đó sửa đổi bổ sung Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, và Luật quản lý thuế.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế
Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng bộ Tài chính Đinh Tiến Dũngđã nêu rõ: để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thách thức thì cần thiết phải có những giải pháp về thuế phù hợp, cụ thể.
Về thuế giá trị gia tăng, cần phải bổ sung các giải pháp chính sách nhằm tiếp tục hỗ trợ sản phẩm nông sản; khuyến khích hợp lý xuất khẩu; ngăn chặn tình trạng gian lận trong hoàn thuế Giá trị gia tăng; đồng thời tiếp tục giảm thủ tục hành chính trong việc kê khai, nộp thuế và hoàn thuế giá trị gia tăng chưa hợp lý.
Về thuế tiêu thụ đặc biệt, cần thiết phải sửa đổi đối với mặt hàng ô tô và sửa đổi quy định về giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu để bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước; sửa đổi giá tính thuế đối với trường hợp cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất bán cho cơ sở thương mại để bảo đảm chính sách minh bạch.
Về quản lý thuế, cần xử lý những khoản nợ thuế của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần để góp phần thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện cổ phần hóa, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước; đồng thời, cần bổ sung quy định miễn nộp thuế đối với hộ gia đình, cá nhân có số thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thấp để giảm thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho cơ quan thuế tập trung lực lượng để quản lý có hiệu quả các nguồn thu ngân sách.
Thẩm tra về dự án Luật này, Ủy ban Tài chính, ngân sách nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung 3 luật về thuế, trong đó sửa đổi bổ sung Luật thuế giá trị gia tăng (gồm 2 nội dung), Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (gồm 3 nội dung) và Luật quản lý thuế(gồm 3 nội dung) và thực hiện theo quy trình thông qua tại 1 kỳ họp của Quốc hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết, việc sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm góp phần tiếp tục thực hiện chính sách, cải thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và khuyến khích nội địa hóa, phát triển công nghiệp hỗ trợ,...
Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính, ngân sách nhận thấy, Luật thuế giá trị gia tăng và Luật quản lý thuế mới được Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi hiện nay chưa đến thời điểm hiệu lực thi hành (01/01/2016), nay Chính phủ tiếp tục đề nghị sửa đổi là chưa thực sự hợp lý, dẫn đến thiếu ổn định trong chính sách về thu ngân sách.
Về sửa đổi, bổ sung Luật thuế giá trị gia tăng, đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính, ngân sách thấy rằng, việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực mà Nhà nước đang thực hiện xã hội hóa, khuyến khích đầu tư là cần thiết.
Do đó, Ủy ban Tài chính, ngân sách nhất trí với Tờ trình của Chính phủ cho phép không điều chỉnh lại số thuế giá trị gia tăng đã hoàn nếu các dự án chuyển đổi mục đích đầu tư sang các lĩnh vực mà Nhà nước đang khuyến khích, thực hiện chính sách xã hội hóa như bệnh viện, trường học, vệ sinh, môi trường.
Về nội dung sửa đổi, bổ sung Luật quản lý thuế, tại khoản 3, khoản 4 quy định tỷ lệ tính tiền chậm nộp, đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính, ngân sách cho rằng, mức phạt tiền chậm nộp 0,05%/ngày (tương đương với khoảng 18,25%/năm) theo quy định hiện hành là quá cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp, do đó nhất trí với Dự thảo luật điều chỉnh giảm mức phạt tiền chậm nộp thuế từ 0,05%/ngày xuống còn 0,03%/ngày (tương đương với khoảng 10,95%/năm).
Đức Anh
Theo Vinanet