Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao yêu cầu VKSND thành phố Hà Nội và Vụ 3 VKSND tối cao kiểm tra lại vụ việc trên, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.
Phiên tòa 4/8: Đại diện NHNN trả lời hàng loạt câu hỏi "nóng" về Ngân hàng Xây dựng
- Cập nhật : 05/08/2016
Luật sư bào chữa cho Phạm Công Danh hỏi tiếp Ngân hàng Nhà nước
-Ngân hàng xây dựng có đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng vốn điều lệ từ 3000 tỷ lên 7.500 tỷ đồng không?
-Một trong những biện pháp tài chính để tái cơ cấu Ngân hàng xây dựng là phải đảm bảo mức vốn điều lệ bằng vốn pháp định theo quy định của pháp luật.
-Về phía Ngân hàng xây dựng đã nộp khoản 4.500 tỷ đồng vào tài khoản ngân hàng xây dựng tại Ngân hàng Nhà nước. Bà có biết số tiền này không?
-Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nhận được đề nghị của Ngân hàng xây dựng về sửa vốn điều lệ mới tuy nhiên sau khi kiểm tra thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lại không có cơ sở để phê duyệt vốn điều lệ mới này. Chính vì thế Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản trả lời là không phê duyệt. Còn số tiền 4.500 tôi thấy đã được đề cập tại cơ quan điều tra và tôi không có ý kiến gì khác.
-Như vậy theo kết luận điều tra thì khoản tiền này đang nằm ở khoản tiền gửi của Ngân hàng xây dựng tại Ngân hàng Nhà nước. Có đúng như vậy?
-Tôi đã nói đó là kết luận điều tra, tôi không có ý kiến gì khác.
-Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có lập đoàn công tác kiểm tra, xử lý, làm việc với nhóm bà Trần Ngọc Bích khiếu nại về 124 sổ tiết kiệm không? Vì sao giữ sổ lại và không giải quyết cho người ta?
Ông Nghiệp (NHNN) trả lời.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giao cho chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Long An phối hợp tổ giám sát kiểm tra một số thông tin trong đó có thông tin này.
-Có quyết định lập đoàn kiểm tra không, thời gian nào?
-Thành lập ngày 23/9, kiểm tra những giao dịch trên 5 tỷ đồng trở lên
-Ông có thể cho biết nội dung và kết quả giải quyết khiếu nại của nhóm bà Trần Ngọc Bích thế nào không?
-Theo kết quả làm việc của đoàn thì các nhà đầu tư mới với phần nguồn tiền tham gia tái cơ cấu và nguồn tiền sổ tiết kiệm rất phức tạp. Đoàn kiểm tra không đủ thời gian, không đủ thẩm quyền để xử lý.
-Tổ giám sát ngân hàng xây dựng thành lập ngày tháng năm nào, chức năng quyền hạn của họ?
-Vì vấn đề này đã được chuyển sang giai đoạn 2, tôi xin phép không trả lời.
Trước khi bị mua lại, Ngân hàng xây dựng có giá trị thực âm hơn 80 nghìn đồng/cổ phiếu
Luật sư bào chữa cho Phạm Công Danh tiếp tục hỏi đại diện NHNN
-Theo luật của các tổ chức tín dụng thì các tổ chức tín dụng không được huy động với lãi suất vượt trần. Việc này là vi phạm pháp luật. Trong quá trình làm việc thì thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng có phát hiện nhiều trường hợp vi phạm và xử lý nghiêm minh và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng có chỉ thị số 02 năm 2014 chấn chỉnh việc huy động vốn trong đó quy định việc xử phạt các tổ chức tín dụng huy động vốn.
-Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử phạt nghiêm minh nhưng trên thực tế có các ngân hàng chi lãi suất vượt trần đúng không?
-Tôi xin phép không trả lời câu hỏi này.
-Đến khi nào Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có đánh giá thực trạng hoạt động Ngân hàng xây dựng Việt Nam trước thời điểm xảy ra vụ án? Nội dung nêu trong cáo dựa vào báo cáo tài chính và báo cáo của ngân hàng nêu ra tình trạng của ông Phạm Công Danh điều hành ngân hàng khiến ngân hàng thua lỗ 18 nghìn tỷ đồng. Bà biết không?
-Tôi không có ý kiến về những thứ nêu trong cáo trạng tuy nhiên kết quả của Ngân hàng xây dựng theo đơn vị đánh giá độc lập Ernst and Young (EY) thì lỗ đến thời điểm 30/11/2014 là âm hơn 270 tỷ đồng, giá trị thực của vốn điều lệ âm hơn 24 nghìn tỷ đồng.
-Thế trong cáo trạng âm 18 nghìn là số liệu gì?
-Tôi không có ý kiến về cáo trạng.
-Nếu theo định giá của EY thì nợ xấu của nhóm nào là khó giải quyết?
-Số liệu này không liên quan đến vụ án và trách nhiệm trả lời là của EY. Tôi không có ý kiến việc này.
-Cơ sở pháp lý nào để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định mua lại Ngân hàng Xây dựng với giá 0 đồng/cổ phiếu?
+Thứ nhất: Luật các tổ chức tín dụng
+Thứ hai, luật ngân hàng Nhà nước
+Thứ 3 là quyết định số 48/2013
+Thứ 4, là quyết định phê duyệt lại các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015.
-Bà vừa đọc tên một loạt các luật, quy định nhưng cho tôi hỏi có dòng nào trong đó quy định rằng một ngân hàng yếu kém trong diện kiểm soát đặc biệt thì ngân hàng có thể đặt biện pháp mua lại giá 0 đồng không?
-Giá cả giao dịch phải phù hợp giá trị. Không có nhà đầu tư nào mua lại Ngân hàng xây dựng và theo các định giá của đơn vị độc lập EY thì cơ sở để mua lại giá 0 đồng Ngân hàng Xây dựng là do Ngân hàng xây dựng lúc đó có giá trị thực âm hơn 80 nghìn đồng/cổ phiếu.
-Các thông tin này Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã công bố cho 554 cổ đông của Ngân hàng xây dựng chưa?
-Việc này đã được công bố tại Đại hội cổ đông.
-Theo các quy định của luật các tổ chức tín dụng, luật ngân hàng, quyết định 48 thì sẽ có trình tự là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ cho phép các nhà đầu tư, cổ đông biết và có ý kiến và đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng yếu kém của ngân hàng. Đã bao giờ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện cho cổ đông Ngân hàng xây dựng thực hiện quyền này của mình chưa? Giữa giải pháp mua lại 0 đồng và cho ngân hàng yếu kém đó phá sản thì có khi nào Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tính đến phương án cho phá sản không?
Bà Hòa xin không trả lời câu hỏi này.
Luật sư tiếp tục hỏi đại diện NHNN
-Đến khi nào thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp nhận phương án tái cơ cấu do nhóm cổ đông mới là nhóm Tập đoàn Thiên Thanh đề nghị tiếp quản Ngân hàng Đại Tín và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đánh giá ra sao về đề án này?
Bà Nguyễn Thị Hòa trả lời:
-Việc phê duyệt đề án tái cơ cấu thực hiện qua nhiều bước khác nhau:
+Bước ban đầu là chấp thuận chủ trương.
+Bước thứ hai là Chấp nhận cho nhóm đầu tư mới nhận chuyển nhượng cổ phần của nhóm nhà đầu tư cũ để chính thức trở thành cổ đông ngân hàng Đại Tín.
+Bước ba là chính thức chấp thuận đề án.
-Vậy thì ở bước thứ 2, các nhóm sẽ đưa vào hồ sơ chấp nhận chuyển nhượng. Tôi xin hỏi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có biết trước thời điểm chuyển giao đó thì nhóm bà Hứa Thị Phấn và nhóm nhà đầu tư mới Tập đoàn Thiên Thanh do ông Danh làm đại diện đã có thỏa thuận liên quan ngân hàng Đại Tín không?
-Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không phê duyệt thỏa thuận này thì bà cho biết Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có biết nguồn vốn của Tập đoàn Thiên Thanh để xử lý nợ xấu không? Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản gì chỉ đạo không?
-Nguồn vốn và nhà đầu tư tham gia vào tái cơ cấu thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có chỉ đạo về nguyên tắc. Đối với nguồn vốn thực tế thì cơ quan điều tra đã công bố, chúng tôi không có ý kiến.
-Có bao giờ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp nhận ý kiến từ hiệp hội Bất động sản, của Bộ xây dựng hoặc của Tập đoàn Thiên Thanh về mong muốn thành lập một ngân hàng cho các doanh nghiệp ngành xây dựng không?
-Cá nhân tôi không được nhận ý kiến này.
-Như vậy bà cũng không biết Bộ xây dựng có công văn gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề xuất thành lập Ngân hàng xây dựng Việt Nam của Hiệp hội xây dựng, bất động sản Việt Nam không ạ?
-Kính thưa Hội đồng xét xử tôi đã trả lời câu hỏi này rồi.
-Trên thỏa thuận cũng như hợp đồng chuyển nhượng giữa bà Hứa Thị Phấn và ông Phạm Công Danh thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có đánh giá gì về pháp lý không?
-Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không có chức năng đánh giá hợp đồng dân sự giữa các bên.
-Cụ thể thời gian đổi tên Ngân hàng xây dựng theo các quyết định?
-Hiện tôi không có thông tin này, xin phép trả lời sau.
-Luật sư Hoài đưa ra các quyết định chuyển đổi là 23/3 và hỏi tiếp: Trước thời điểm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quyết định chuyển đổi tên gọi thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dựa trên cơ sở nào?
-Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định rất rõ và luật doanh nghiệp cũng quy định rất rõ quy định đổi tên.
-Về mặt pháp lý Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê chuẩn quyết định bổ nhiệm chủ tịch HĐQT thì người đại diện theo pháp luật theo nghị quyết HĐQT mới chính thức có quyền điều hành ngân hàng?
-Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không chuẩn y các thành viên HĐQT, Ban kiểm soát…của các tổ chức tín dụng mà chỉ có dự kiến các chức danh trên cơ sở các tổ chức tín dụng bầu qua ĐHCĐ và HĐQT.
3 nguyên nhân khiến NH Đại Tín thua lỗ
Sau khi xét hỏi những người có liên quan, Tòa mời các luật sư có ý kiến.
Luật sư Phan Trung Hoài (hỏi chính cho nhóm luật sư bảo vệ Phạm Công Danh):
Luật sư mời đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Hòa cho biết liên quan Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm nay có 3 đại diện. Những câu hỏi nào liên quan ai thì sẽ giới thiệu người đó lên trả lời.
-Thưa đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trước khi chấp thuận chuyển đổi tên để thành lập VNCB thì thực trạng tài chính Ngân hàng Đại Tín như thế nào?
-Về thực trạng thì ông Thảo sẽ trả lời câu hỏi này.
Ông Đặng Văn Thảo (phó vụ trưởng tiền tệ tài chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam): Ông Thảo hỏi Hội đồng xét xử có được phép trả lời câu hỏi này không. Hội đồng xét xử cho biết nếu có những nội dung như trong cáo trạng thì được phép trả lời. Chỗ nào không trả lời được thì thôi. Ông Thảo cho biết chưa đọc cáo trạng nhưng thông qua các phương tiện truyền thông thì có trích phần số liệu.
Chốt số liệu vào tháng 29/2/2012 thì theo kết luận điều tra tổng tài sản có 20.846 tỷ, âm vốn chủ sở hữu 2.855 tỷ, kết quả kinh doanh lỗ lũy kế hơn 6.600 tỷ.
-Xin ông cho biết trong cơ cấu tổng dư nợ xấu của Đại Tín như trong kết kết luận thanh tra thì có đến 95% nợ xấu này là của nhóm khách hàng nào?
-(Ông Thảo tiếp tục hỏi Hội đồng xét xử có phải trả lời không và cuối cùng trả lời). Luật sư hỏi ông Thảo đã bao giờ cầm trong tay bản cáo trạng chưa và ông Thảo bảo chưa bao giờ được cầm.
-Ông có biết nợ xấu theo cáo trạng ra sao không?
(Tòa ngắt lời, yêu cầu luật sư hỏi, luật sư Hoài cho biết do thông tin nào ông Thảo cũng nói chưa đọc cáo trạng nên mất công tòa).
-Luật sư Hoài: Ông không rõ thì tôi xin phép đọc cáo trạng và hỏi có phải nợ xấu tập trung 2 nhóm khách hàng là nhóm bà Hứa Thị Phấn và nhóm Phương Trang không?
-Đúng là có 2 nhóm, xin gọi tắt là nhóm bà Hứa Thị Phấn và nhóm Phương Trang.
-Ông có nhớ như kết luận thanh tra thì nợ xấu rất xấu. Ông cho biết nguyên nhân gây ra nợ xấu là vì sao không?
-Nguyên nhân dẫn đến thua lỗ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có kết luận có 3 nguyên nhân:
+Thứ nhất, Bà Hứa Thị Phấn là cố vấn HĐQT và tỷ lệ sở hữu cao tại ngân hàng, thao túng tài chính ngân hàng để phục vụ các dự án, công ty của bà.
+Thứ hai, nhóm khách hàng của Công ty Phương Trang đã sử dụng một lượng tiền lớn của ngân hàng Đại Tín mà cụ thể là của nhân dân đã chây ì trả nợ nhằm chiếm đoạt số tiền này của Ngân hàng Đại Tín gây khó khăn cho ngân hàng Đại Tín.
+HĐQT, ban điều hành Ngân hàng Đại Tín vi phạm luật các tổ chức tín dụng trong việc cấp tín dụng cho nhóm bà Hứa Thị Phấn và Phương Trang.
Đây là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng khó khăn của Đại Tín.
-Trong kết luận thanh tra có đưa ra những cách xử lý các sai phạm đó không?
-Có nhiều kiến nghị trong đó có kiến nghị ngân hàng Đại Tín bằng mọi biện pháp phát mại, khởi kiện…để xử lý nợ của các khách hàng này nhưng Ngân hàng Đại Tín sau đó là Ngân hàng xây dựng chưa xử lý được các khoản nợ này. Chúng tôi cũng đã chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra của bộ công an để xem xét.
-Cơ quan điều tra bộ công an có giải đáp gì không?
-Cho đến nay thì tôi cũng không rõ lắm, tôi đã chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra.
Tòa mời ông Phạm Công Trung
-Anh là người đại diện theo pháp luật Tập đoàn Thiên Thanh thay ông Phạm Công Danh đúng không?
-Dạ đúng.
-Tập đoàn Thiên Thanh có ý kiến xin phép cho Tập đoàn Thiên Thanh được giải tỏa những tài sản kê biên. Chỉ khi được giải tỏa kê biên thì Tập đoàn Thiên Thanh mới có thể cùng phối hợp ngân hàng thỏa thuận với các đối tác để bán, góp phần khắc phục hậu quả. Chúng tôi khẳng định có thể bán tài sản với giá cao hơn mức ngân hàng bán.
-Tài sản ở công ty Việt Trung của ai?
-Đây là tài sản của tôi. Tôi sở hữu 60%, bà Linh sở hữu 40%.
-Tiền đâu có những tài sản này?
-Công ty này có từ 1987, do Quảng Ngãi cấp giấy phép.
-Tài sản có bị kê biên không?
-Dạ có.
-Ông có ý kiến gì không?
-Tôi đề nghị giải tỏa kê biên và trả lại tài sản cho công ty Việt Trung.
-Một số bị cáo khai rằng anh yêu cầu họ lên làm giám đốc?
-Tôi khẳng định không có yêu cầu ai lên làm giám đốc. Trước kia thì chúng tôi độc lập về kinh tế nhưng vì là anh em nên có lúc tôi lên Tập đoàn Thiên Thanh và trong những lần đó có động viên anh em cán bộ công nhân viên còn không có chuyện yêu cầu ai làm giám đốc cả.
Vợ của Phạm Công Danh đề nghị dùng tài sản trả nợ ngân hàng
Tòa mời bà Quách Kim Chi - vợ ông Phạm Công Danh
-Hiện tại bà với ông Phạm Công Danh vẫn là vợ chồng đúng không?
-Dạ đúng.
-Ông Phạm Công Danh nói rằng những tài sản của ông cũng là tài sản của bà đồng sở hữu đúng không?
-Dạ đúng ạ.
-Đối với những tài sản của vợ chồng tôi đang thế chấp tại ngân hàng thì tôi xin phép thực hiện theo điều khoản của hợp đồng tín dụng. Những phần còn lại (nếu có) tôi xin bàn với chồng để xử lý.
-Bây giờ không có thời gian để bàn.
-Vậy thưa quý tòa là quan điểm của tôi đối với vấn đề này là sẽ trả nợ cho ngân hàng. Sau khi hoàn thành trả nợ ngân hàng, nếu còn phần còn lại thì tôi nhận phần tài sản của tôi.
-Đối với những tài sản khác kê biên?
-Với những tài sản đó tôi xin tòa giải tỏa kê biên để góp phần khắc phục hậu quả.
-Quyền sử dụng đất tại Quảng Ngãi thuộc về ai?
-Nếu tôi không nhầm thì là của công ty IDICO.
-Không phải. Mảnh đất nông nghiệp do công ty Việt Trung đứng tên cơ?
-Dạ, tôi không rõ vấn đề này.
-Đối với những tài sản liên quan đến bà thì bà có ý kiến gì không?
-Những tài sản đang thế chấp tại ngân hàng, tôi đề nghị sẽ giải quyết với ngân hàng theo đúng quy định của hợp đồng tín dụng.
Tòa hỏi đại diện công ty Gỗ Hiệp Tín - đơn vị thuê lại bất động sản mà Thiên Thanh đã thế chấp ngân hàng Agribank Tân Phú.
Vị đại diện trả lời: -Trước năm 2003, ký hợp đồng thuê mặt bằng 33 triệu/tháng, thanh toán hàng tháng. Thanh toán bằng chuyển khoản vào Tập đoàn Thiên Thanh. Bà Phan Thị Lan chủ tịch Gỗ Hiệp Tín ký. Còn bên Tập đoàn Thiên Thanh là anh Phó GĐ.
-Có biết khu đất đã được thế chấp tại ngân hàng để vay vốn không?
-Chúng tôi không hề biết.
-Thế đến tòa này thì bên anh có ý kiến gì không?
-Bây giờ tài sản kê biên thì chúng tôi có phải trả tiền thuê mặt bằng không? Bao giờ chúng tôi phải chuyển đi?
-Sau khi tài sản bị kê biên thì công ty có sản xuất kinh doanh trên đó không?
-Thưa có.
-Có thì có chuyển tiền là đúng rồi. Còn về bao giờ phải chuyển đi thì công ty cũng nên lựa chọn dần để tránh việc bị đình trệ hoạt động kinh doanh.
Tòa yêu cầu đại diện ngân hàng Agribank Láng Hạ phải có mặt
Tòa hỏi Agribank Láng Hạ
Luật sư bảo vệ quyền lợi của Agribank Láng Hạ đứng lên. Tuy nhiên Tòa không cho phép luật sư lên mà yêu cầu ngân hàng lên nhưng đại diện ngân hàng không có mặt.
Ngân hàng Xây dựng sẽ trả 124 sổ tiết kiệm cho nhóm Trần Ngọc Bích khi nào nhóm này trả hết nợ ngân hàng
Chiều nay 4/8, Tòa án Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm gây thất thoát nghìn tỷ ở Ngân hàng Xây dựng.
Tòa hỏi đại diện Ngân hàng Xây dựng (VNCB - Nay đã đổi tên thành CB)
Đại diện Ngân hàng CB đứng lên bổ sung lời phát biểu sáng nay. Ngân hàng CB sáng nay cho biết về 124 sổ tiết kiệm sẽ trả theo quyết định của tòa nhưng bây giờ xác nhận không trả cho đến khi bà Bích trả nợ.
Theo cáo trạng, hiện nhóm Trần Ngọc Bích vẫn đang nợ Ngân hàng CB 5.190 tỷ đồng tiền gốc (vay ngày 21 và 26/8/2013). Còn 124 sổ tiết kiệm của nhóm Bích có số dư 5.881 tỷ đồng.
Hội đồng xét xử mời đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Bà Nguyễn Thị Hòa - Phó Chánh thanh tra cơ quan thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
-Bà cho biết Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã mua lại VNCB từ thời điểm nào, giá mua bao nhiêu?
-Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã mua lại VNCB từ 5/3/2015. Giá mua 0 đồng. Mua theo quyết định số 249 ngày 5/3/2015.
-Thuộc Nhà nước ạ.
-Việc đó tôi không nói thêm ở đây. Các bị cáo Danh, Mai đã nhiều lần nói rằng đã nhiều lần xin trả lại việc cơ cấu lại Ngân hàng Đại Tín nhưng được cơ quan thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam động viên nhiều lần, đúng không?
Bà Hòa đọc một mạch các chủ trương liên quan tái cơ cấu nhưng Hội đồng xét xử cắt ngang. Yêu cầu tập trung vào câu hỏi.
-Với tư cách tham mưu cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và sau này là Thủ tướng đồng ý phương án tái cơ cấu thì, trách nhiệm của cơ quan thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và những người liên quan như thế nào?
-Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nhiều khâu, nhiều cấp. Liên quan đến tái cơ cấu thì trên nguyên tắc:
+Trên cơ sở tự nguyện của các tổ chức tín dụng
+Chủ trương định hướng của Chính phủ về tái cơ cấu.
Tập đoàn Thiên Thanh đang nợ VNCB 6.667 tỷ đồng
Hội đồng xét xử tiếp tục mời đại diện VNCB
-Tài sản số 5 Phạm Ngọc Thạch có bị kê biên không?
-Xin Hội đồng xét xử cho tôi kiểm tra lại và bổ sung sau.
-Thế nhóm Trần Ngọc Bích đang có 124 sổ tiết kiệm tại VNCB đúng không?
-Dạ đúng.
-VNCB có ý kiến gì không?
-Về sổ tiết kiệm thì chúng tôi sẽ trả cho Bà Bích theo quyết định của Hội đồng xét xử. Tôi bổ sung nợ của nhóm Tập đoàn Thiên Thanh là 6.667 tỷ làm tròn tính đến 31/12/2015.
Hội đồng xét xử mời ông Trần Xuân Hải-Tập đoàn Thiên Thanh nhưng ông Hải không có mặt. Tòa hỏi ông Phạm Công Danh
-Nhà ở 43D do ai đứng chủ quyền?
-Do bị cáo với vợ đứng tên hoặc do bị cáo đứng tên. Bị cáo không nhớ rõ vì lâu quá.
-Còn nhà ở Bích Vân Đồn?
-Nhà Bích Vân đồn đã nhận đền bù rồi.
-Nhà ở 2 địa điểm khác thì ai đứng tên?
-Tôi không nhớ rõ nhưng dù là tôi đứng tên hay vợ đứng tên thì tôi cũng nghĩ đó là tài sản 2 vợ chồng.
-Tài sản của công ty Việt Trung, Quảng Ngãi của ai?
-Tài sản này hình thành từ lâu. Em tôi là người điều hành nhưng có lúc tôi giúp đỡ về mối quan hệ. Thi thoảng là có quan hệ qua lại về tiền giúp đỡ nhau. Nhưng tài sản này của em tôi.
-Theo các tài liệu thì các tài sản này mặc dù ông Trung đứng tên nhưng là của bị cáo đúng không?
-Dạ không đúng. Mong Hội đồng xét xử xem xét lại vì trong số những người đứng tên có nhiều người không có tiền nhưng gia đình ông Trung thì có tiền. Thi thoảng tôi cũng có vay mượn. Tài sản này của ông Trung.
-Thế công ty Tuấn Văn là của ai? Có phải của Tập đoàn Thiên Thanh không?
-Theo nhận thức của tôi thì tôi cũng không biết có thuộc Tập đoàn Thiên Thanh hay không. Tôi thành lập từ trước khi vào ngân hàng cho mục đích kinh doanh và nhờ họ đứng tên. Với việc này không biết có thuộc Tập đoàn Thiên Thanh hay không.
-Khi bị bắt thì bị cáo bị thu giữ những gì?
-Đồng Hồ, nhẫn, tiền mặt và một số tài sản. Nhẫn, đồng hồ, tiền (217 triệu) thì tôi nghĩ là của vợ chồng tôi. Đồng Hồ là kỷ vật, nhẫn cũng thế. Đây là tiền vợ chồng tôi bỏ tiền ra mua. Kể cả việc mua căn hộ nào đó thì vợ tôi cũng đưa tiền cho tôi nên tôi cho rằng là là tài sản chung.
Tôi thực sự rất bức xúc vì bà Bích rất nhiều lần khẳng định không liên quan đến tôi nhưng nhận những tài sản của tôi và những người thân của tôi mà lại cho rằng là của bà Trang. Mong Hội đồng xét xử làm rõ ra việc này.
Bà Bích cho rằng có quan hệ với bà Trang với giá trị giao dịch hàng ngàn, ngàn tỷ như thế có chứng từ gì không?
VNCB yêu cầu tòa giải tỏa kê biên tài sản để bán và khắc phục hậu quả
Hội đồng xét xử mời bà Trần Ngọc Bích
-Bà Bích cho biết có nhận thế chấp thửa đất của công ty Thiên Long Hải không?
-Công ty Long Hải có làm công chứng.
-Quan hệ thế nào mà Thiên Thanh Long Hải thế chấp?
-Chị Trang có vay tiền tôi và dùng thửa đất của Thiên Thanh Long Hải làm tài sản thế chấp.
-Khoản vay đó thế nào?
-500 tỷ và đã thanh toán xong. Sau đó cũng dùng thửa đất này để thực hiện khoản vay khác. Vì có một số khoản vay khác chưa trả xong nên tôi vẫn giữ tài sản thế chấp này.
-Liên quan đến khoản này thì bà có mong muốn gì?
-Mong muốn Hội đồng xét xử giải tỏa kê biên thửa đất khu Du Lịch Kỳ Vân vì đã thực hiện chuyển nhượng.
Hội đồng xét xử hỏi VNCB
-VNCB hiện đang nhận thế chấp bao nhiêu BĐS của Tập đoàn Thiên Thanh và Phạm Công Danh?
-Tài sản của 12 công ty của ông Danh.
Đại Hoàng Phương- dư nợ 418,2 tỷ gốc và lãi đến 31/12/2015- đảm bảo bằng tài sản sân vận động Chi Lăng và đất Trường Chinh. VNCB mong muốn giải tỏa kê biên để VNCB bán và khắc phục hậu quả.
Thiên Thanh thế chấp 3 BĐS cho Bảo hiểm dầu khí PVI
Hội đồng xét xử mời Tổng công ty bảo hiểm dầu khí PVI
-Ông cho biết PVI nhận thế chấp những gì liên quan các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Thiên Thanh và ông PCD?
-PVI và Tập đoàn Thiên Thanh có ký hợp đồng hợp tác đầu tư. Theo hợp đồng thì Tập đoàn Thiên Thanh thế chấp tại PVI 3 bất động sản tại TP.HCM và Đà Nẵng để giao dịch 450 tỷ gồm 150 tỷ và 300 tỷ, thời hạn 1 năm.
Đến 2012 thì thấy việc hợp tác đầu tư này không khả quan nên 2 bên thống nhất chuyển nhượng toàn bộ tài sản đã thế chấp.
Nhưng đến tận 2014 thì có sự việc khởi tố bị can nên các tài sản này bị cơ quan cảnh sát điều tra kê biên.
Sau đó đến 2015 thì PVI và Tập đoàn Thiên Thanh kiến nghị cơ quan điều tra cho giải tỏa kê biên vì hai bên đã ký hợp đồng chuyển nhượng thanh toán tiền cho PVI trước đó. Những hoạt động chuyển nhượng này phù hợp quy định theo pháp luật và cơ quan điều tra đã chấp thuận. Hiện các tài sản này đã được chuyển tên cho PVI.
-Quan hệ tài chính 2 bên còn gì nữa không?
-Đa phần giải quyết đã xong. Mong muốn Hội đồng xét xử giữ nguyên kết quả đã giải quyết.
Thêm hàng loạt khoản Phạm Công Danh vay tại NH Phương Nam
Hội đồng xét xử tiếp tục mời Ngân hàng Phương Nam (đã sáp nhập vào Sacombank)
-Ông cho biết Phương Nam có nhận thế chấp tài sản số 26 tại Lý Thường Kiệt không?
-Có ạ.
-Có ạ.
-Nhận thế chấp tài sản Tây Thạnh đảm bảo cho 2 khoản vay 400 tỷ và 592 tỷ của Tập đoàn Thiên Thanh và Công ty Quốc tế Thiên Thanh.
Còn tài sản ở Lý Thường Kiệt cũng đảm bảo cho khoản vay của ông Phạm Công Danh.
-Ông cho biết giá trị 3 khoản này là bao nhiêu?
-Tạm tính nay là 704,9 tỷ cả vốn lẫn lãi.
-Những tài sản này do ai quản lý?
-Phía ông Danh quản lý.
-Nhưng hiện tại đang được kê biên đúng không. Yêu cầu của phía ngân hàng thế nào?
-Sacombank mong muốn Hội đồng xét xử xem xét giải tỏa kê biên vì các tài sản này đều có đăng ký tài sản giao dịch đảm bảo, kê biên là không đúng. Mong Hội đồng xét xử giải tỏa kê biên và giao cho Sacombank quản lý.
-Ngoài các khoản vay này còn khoản vay nào nữa không?
-Còn khoản vay của công ty Du Lịch Long Hải Thiên Thanh, công ty Toàn Tâm…
-Thôi, để tôi đọc, ông xem có đúng không
+495 Phan Chu Trinh: Tập đoàn Thiên Thanh thế chấp, đảm bảo khoản vay 57 tỷ
+374 Thạch Giá: Thế chấp khoản vay 37 tỷ
+Số 2, Thanh Khê,Đà Nẵng
+Số 8, 189, Thanh Khê, Đà Nẵng
+4 bất động sản ở Nguyễn Văn Giai
Tất cả tài sản của ông Danh tại Sacombank thì ông yêu cầu chung như thế nào?
- Mong Hội đồng xét xử giải tỏa kê biên và giao cho Sacombank quản lý.
Tập đoàn Thiên Thanh đang nợ lãi và gốc 254 tỷ ở Agribank Tân Phú
Hội đồng xét xử hỏi Agribank chi nhánh Tân Phú
-Ông cho biết Agribank Tân Phú có cho công ty của Tập đoàn Thiên Thanh vay tiền bằng hợp đồng tín dụng không?
-Có cho Tập đoàn Thiên Thanh vay.
-Hạn mức cho Tập đoàn Thiên Thanh vay là 170 tỷ nhưng dư nợ hiện tại là 159,4 tỷ nợ gốc. Hợp đồng này được bảo đảm bằng mảnh đất ở Bình Dương thuộc sở hữu của công ty Quốc tế Thiên Thanh thuộc Tập đoàn Thiên Thanh và lô đất tại Củ Chi.
-2 lô đất này do bên nào quản lý?
-Lô đất ở Củ Chi do . Còn Bình Dương thì không rõ lắm, hình như một nhân viên của Tập đoàn Thiên Thanh. 2 lô đất này đều được công chứng đăng ký giao dịch bảo đảm.
-Đến tòa hôm nay ông có ý kiến gì?
-Hiện lãi và gốc khoảng 254 tỷ. Agribank đề nghị tòa giải chấp kê biên để phát mãi tài sản, giúp Agribank xử lý tài sản đảm bảo và phần còn lại dư ra nếu có sẽ chuyển về tài khoản đảm bảo thi hành án cho vụ án này.
Tòa hỏi bị cáo Danh
-Bị cáo biết 2 lô đất này đã thế chấp tại Agribank Tân Phú rồi nhưng lại cho công ty Gỗ Hiệp Tín thuê. Ông nói sao về vấn đề này?
-Tập đoàn Thiên Thanh có bộ phận quản lý, khai thác bất động sản (do anh Hùng quản lý). Tài sản thế chấp vẫn có thể khai thác.
Hội đồng xét xử mời ông Phạm Công Trung nhưng ông Trung không có mặt.
Phạm Công Danh nợ NH Phương Nam 30 tỷ đồng, có tài sản thế chấp
Tòa hỏi ông Phạm Công Danh về 2 tài sản số 90, số 88. Ông Danh xác nhận đó là các tài sản đồng sở hữu của ông Danh và bà Chi. 2 tài sản này đang được thế chấp tại Ngân hàng Phương Nam và theo bị cáo Danh nhớ thì chưa giải chấp.
Hội đồng xét xử hỏi đại diện Sacombank (Phương Nam cũ sáp nhập)
-2 tài sản số 90, 88 có phải đang được thế chấp tại Sacombank không?
-Dạ đúng. Đây là tài sản của ông Danh và bà Chi. Cho đến nay tài sản này và lãi khoảng hơn 30 tỷ đồng. Đã khởi kiện hợp đồng tín dụng tại tòa án Phú Nhuận.
Khi cho vay thì vụ án chưa rõ ràng. Hiện tài sản được kê biên. Mong Hội đồng xét xử xem xét việc kê biên, giao cho Sacombank xử lý cùng hợp đồng tín dụng đang khởi kiện tại tòa Phú Nhuận.
Đại diện các cơ quan định giá trong tố tụng hình sự trả lời về giá trị các bđs
Viện kiểm sát hỏi đại diện các công ty liên quan chuỗi cung ứng vật liệu xây dựng như Cao Phước Nhàn (công ty Phước Đại); Lê Đài (Công ty địa ốc Bảo Giang); Phan Quốc Thái (công ty Phú An); Nguyễn Quốc Phú (Công ty Phú Nguyễn)...
Các công ty ký hợp đồng đa phần không nhớ, không biết là ký giấy tờ gì, được nhờ đứng tên, các công ty này chủ yếu không hoạt động, được nhân viên Tập đoàn Thiên Thanh đem hồ sơ cho ký.
Hội đồng xét xử mời đại diện Phó trưởng ban sở định giá TP.HCM
-Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự TP.HCM có tiến hành định giá theo yêu cầu của C46 đối với tài sản bất động sản. Đối với tài sản trong vụ án Phạm Công Danh, về danh mục có 14 còn mặt bằng có 16. Một đất sản xuất kinh doanh, 1 đất nông nghiệp, 3 đất Bộ Quốc Phòng.
+Bất động sản là đường 90, đường số 3, Hưng Gia, phường 5, quận 1, TP.HCM do ông Danh và vợ đứng tên là hơn 3 tỷ.
+Bất động sản là tài sản số 88, đường số 3, Hưng Gia của ông Phạm Công Danh và Quách Kim Chi trị giá hơn 9 tỷ…
2 căn nhà trên thế chấp để vay vốn cho Phước Đại.
+Một bất động sản nữa đứng tên ông Phạm Công Danh trị giá khoảng 3 tỷ.
Theo HĐ định giá trong tố tụng hình sự thì 3 bất động sản này hiện không có gì thay đổi về giá trị.
Hội đồng xét xử hỏi đại diện Bình Dương
-Thửa đất ở thị trấn Long Hải liên quan vụ án Phạm Công Danh
-Mảnh đất này thuộc Tập đoàn Thiên Thanh Long Hải
-Giá trị quyền sử dụng đất và tài sản trên đất là bao nhiêu?
-Khoảng 34 tỷ vào tháng 7/2014. Đến tháng 4/2015 giá khoảng hơn 32 tỷ.
Tòa mời HĐ định giá trong tố tụng hình sự tỉnh Quảng Nam, Long An, Quảng Ngãi nhưng không có mặt.
Sáng nay ngày 4/8, Phiên tòa xét xử Phạm Công Danh tiếp tục bằng phần hỏi bà Trần Ngọc Bích về câu hỏi hôm trước Viện kiểm sát hỏi về các khoản tiền mà Ông Vũ Anh Tuấn và ông Lộc nhận đưa về cho bà Bích.
-Tôi xác nhận đây không phải là tiền lãi ngoài. Từ lãi ngoài được ghi thêm vào trên nhiều chứng từ. Đề nghị Viện kiểm sát xác minh từ lãi ngoài từ đâu ra vì các chứng từ luật sư đưa một số chứng từ không có từ lãi ngoài.
Dòng chữ lãi ngoài được ghi thêm. Hiện đang tồn tại 2 hồ sơ. Một hồ sơ Viện kiểm sát đưa tôi và bộ hồ sơ luật sư đưa tôi có 1 bút lục có ghi thêm và 1 bút lục là không có dòng chữ ghi thêm. Bút lục 5073 không có dòng chữ lãi ngoài…
Viện kiểm sát yêu cầu bà Bích làm văn bản liên quan đến lời khai nói trên.
Bà Bích tiếp tục khẳng định: Về khoản 5.190 tỷ bà có bằng chứng chứng minh không phải tôi đồng thuận chuyển tiền.
Viện kiểm sát yêu cầu cung cấp bằng chứng và gửi cùng văn bản trên.
-Bà là giám đốc Number1 Hà Nam. Bà giải thích thế nào về 2 hồ sơ ký mua vật liệu xây dựng?
-Về 2 hợp đồng Number1 Hà Nam ký với 2 công ty của ông Phạm Công Danh về mua vật liệu xây dựng. Người giới thiệu mua là chị Phạm Thị Trang. Bà Bích khẳng định không biết là công ty của ông Phạm Công Danh, mua là do chị Trang giới thiệu.
-Thế bà có gặp gỡ đối tác cung cấp không hay chỉ nghe Phạm Thị Trang bảo ký là ký?
-Khi chị Trang biết tôi có nhu cầu mua thì giới thiệu cho tôi và bảo rằng là công ty chỗ chị Trang. Tôi có xem giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Lúc đó các điều kiện mua bán rất rõ ràng nên tôi ký.
Theo Trí thức trẻ/CafeF