Hàng loạt các doanh nghiệp “ngôi sao” một thời bất ngờ báo lỗ ngàn tỷ khiến cổ phiếu giảm giá cả chục lần. Túi tiền của rất nhiều nhà đầu tư bốc hơi cùng với sự sa cơ của đại gia.
Phiên tòa 5/8: Phạm Công Danh mong bà Phấn trả lại khoản 3.600 tỷ để khắc phục hậu quả
- Cập nhật : 06/08/2016
Luật sư Hải hỏi đại diện CB. Tổng giám đốc Ngân hàng xây dựng (CB) lên
-Ông có biết nội dung thỏa thuận giữa nhóm Phú Mỹ và Tập đoàn Thiên Thanh?
-Tôi không biết.
-Ông Danh cho biết trong giao dịch với bà Phấn thì ông Danh khai đã chuyển vào tài khoản bà Phấn 3.600 tỷ còn bà Phấn nói không nhận được đồng nào hết. Theo ông giao dịch đó có giá trị pháp lý không?
-Tôi không theo dõi hợp đồng đó nên không biết có giá trị không.
-Ông có biết 2 bất động sản ở Nhà Bè và Quận 2?
-Theo tôi được biết thì nhóm Phú Mỹ đang thế chấp tại VNCB.
-Ông có thể cho biết ai trong nhóm Phú Mỹ thế chấp không?
-Nhóm đó rất nhiều và nếu luật sư quan tâm thì tôi sẽ cung cấp sau.
-Hiện còn dư nợ thế nào?
-Nợ lãi và nợ ủy thác đầu tư khoảng 2 ngàn tỷ. Tôi không nhớ chính xác nên nếu cần sẽ cung cấp sau.
-Ông cho biết ông Danh có thực hiện chuyển tiền cho bà Phấn thông qua ngân hàng không?
-Tôi sẽ về xem lại hồ sơ chứng từ và cung cấp sau.
-Ông có ý kiến ra sao về trách nhiệm của ông Danh liên quan khoản chuyển tiền này?
-Tôi không có ý kiến.
-Ông Danh đề nghị bà Sáu Phấn là bà Phấn chuyển lại số tiền này. Ông có ý kiến ra sao?
-Tôi không có ý kiến việc này vì đây là quan hệ giữa ông Danh và bà Sáu Phấn. Quan điểm của ngân hàng là khách hàng vay nợ thì phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân hàng thì mới giải tỏa được tài sản đảm bảo.
DATC định giá khu đất khu vận động Chi Lăng hơn 10,4 nghìn tỷ
Luật sư Hải hỏi hội đồng định giá trong tố tụng hình sự Đà Nẵng
-Ông cho biết biên bản định giá ngày 6/5/2016 có đóng dấu mật là thế nào?
-Thưa Hội đồng xét xử, do sở ban hành. Đóng dấu mật là do trước đó có một công văn đóng dấu mật. (Tòa ngắt lời, yêu cầu việc đảm bảo bí mật với những tài liệu không được công khai).
-Các giấy tờ này đã gửi đến cơ quan nào?
-Có gửi đến cơ quan cảnh sát điều tra.
-Họ có ý kiến gì không?
-Hội đồng chưa nhận được ý kiến gì.
-Lý do yêu cầu định giá từ 2015 mà đến tháng 5/2016 mới có kết quả định giá?
-Do yêu cầu định giá tài sản trong quá khứ nên chúng tôi gặp khó khăn trong việc tìm lại các cơ sở định giá.
-Đây là kết luận định giá tài sản hay thông tin tài sản.
-Do không có thông tin về giá thị trường nên hội đồng định giá căn cứ vào giá đất khu vực mà Đà Nẵng công bố hàng năm.
-Bản định giá này không căn cứ trên giá thị trường đúng không?
-Có xác định. Hội đồng thẩm định hệ số thị trường lúc đó là hệ số 2.
-Căn cứ nào để xác định hệ số thị trường khi mà ông không có thông tin thị trường.
-Vì đây là quyết định của cả hội đồng nên tôi xin phép không trả lời câu hỏi này.
-Tại sao Hội đồng định giá không thực hiện được yêu cầu của cơ quan cảnh sát điều tra mà không có ngay các giấy tờ gửi cơ quan cảnh sát điều tra?
-Có gửi cho cơ quan cảnh sát điều tra.
(Tòa ngắt lời là yêu cầu luật sư không đi quá sâu vào những tình tiết và những câu nào người đại diện không trả lời được, không chắc, không thể trả lời thì không trả lời).
-Ông nghĩ sao việc DATC định giá khu đất khu vận động Chi Lăng là hơn 10,4 nghìn tỷ còn theo định giá của cơ quan định giá các ông chỉ ~1.393 tỷ?
-Tôi xin phép không trả lời câu hỏi này.
Phạm Công Danh mong được làm việc riêng với nhóm bà Trần Ngọc Bích
Luật sư Hoài hỏi bị cáo Phạm Công Danh liên quan đến các khoản tiền liên quan đến khả năng khắc phục sai phạm
-Có phải Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang giữ khoản tiền 4.500 tỷ đồng mà các cổ đông nộp tiền tăng vốn điều lệ đúng không?
-Dạ thưa đúng.
-Đối với khoản tiền chuyển cho bà Hứa Thị Phấn có nguồn gốc từ rút tiền và bị coi là bất hợp pháp và hợp đồng được coi là vô hiệu. Anh đề nghị thu hồi lại cho nhà nước để đối trừ nhằm khắc phục sai phạm. Anh đồng ý không?
Việc đề nghị này không phải bây giờ tôi mới đề nghị mà tôi đề nghị từ lâu rồi. Từ khi tôi chưa bị bắt. Tôi đã nhận thức hợp đồng này không có hiệu lực và đề nghị bà Sáu Phấn chuyển trả lại tiền cho tôi.
Tôi khẳng định tôi đã đề nghị bà Sáu Phấn chuyển cho tôi để tôi khắc phục sai phạm.
-Bà Bích đòi VNCB số tiền 5.490 tỷ và không thừa nhận quan hệ vay mượn với anh. Anh có chịu trách nhiệm gì về sai phạm hay không về trách nhiệm với VNCB hay chỉ là quan hệ dân sự?
-Tôi vẫn nghĩ khoản tiền đó tôi nợ bà Bích chứ không làm thiệt hại cho VNCB. Tôi mong tòa cho tôi có cơ hội làm việc với nhóm bà Bích để làm rõ điều này.
-Anh thừa nhận vay mượn bà Bích mà bà Bích không thừa nhận quan hệ này. Theo anh, VNCB không thiệt hại gì trong việc này vì đang cầm 124 sổ tiết kiệm đúng không?
-Thưa đúng. Đây là quan hệ dân sự.
-Tổng chi lãi ngoài theo anh Mai, anh Quyết là 2.500 tỷ. Trong cáo trạng cơ quan điều tra xác định được có chứng từ là hơn 700 tỷ. Còn các chứng cứ khác thu thập ngoài là 1.260 tỷ. Vậy thì con số chi này nhóm bà Bích không thừa nhận. Anh có đề nghị gì không?
-Tôi xác nhận một lần nữa tôi nhận thức rõ đây là quan hệ dân sự của tôi là bên vay bà Bích. Còn nếu bà Bích khởi kiện ngân hàng đòi trả tiền thì không còn trách nhiệm của tôi nữa.
Tôi kính mong Hội đồng xét xử xem xét lại tất cả các khoản vay giữa tôi và bà Bích.
Anh và anh Mai thống nhất tổng số tiền lãi ngoài khoảng 2.500 tỷ dù thực tế có thể nhiều hơn nữa do không có chứng từ. Cứ cho là tổng khoản tiền đã trả lãi ngoài có chứng từ đã nộp cho cơ quan điều tra là 1.260 tỷ đồng đi thì anh có mong muốn, đề xuất Hội đồng xét xử xem xét thu hồi khoản tiền này để góp phần khắc phục sai phạm không?
-Dù là con số nào đi chăng nữa thì số tiền này cũng rất lớn, dễ điều tra, tôi không khẳng định được. Mong cơ quan điều tra tiến hành làm rõ. Tôi chấp nhận chi trả nhưng mong Hội đồng xét xử xem xét khoản chi này.
-Về khả năng chi trả thì không chỉ giai đoạn này mà còn giai đoạn 2 tổng cộng hơn 18 nghìn tỷ. Cứ cho là tách khoản 5.190 tỷ đồng ông Danh cho là quan hệ dân sự ra đi thì khả năng khắc phục thế nào?
-Tôi không đồng ý dùng tài sản 2.600 tỷ theo định giá đề nghị để đối trừ khắc phục hậu quả vì tiền đền bù đã hơn số tiền đó rồi, tôi chấp nhận đến lúc Hội đồng xét xử xử lý theo phương án nào đó vì đằng nào tôi cũng đã sai phạm rồi. Chỉ cần 5’ điện thoại là đã biết được giá trị lô đất đó rồi. Nếu được cho phép tôi không cần phải bán chỉ cần VNCB phối hợp giám sát cho Tập đoàn Thiên Thanh phân lô các lô đó chỉ cần bán 1.000 lô thôi chứ không cần bán hết đã thừa 3.000 tỷ rồi chưa kể các giá trị khác. Nhưng làm một giải pháp tạm thời để tính tạm thời thì tôi đồng ý.
Còn về khoản 3.600 tỷ trong quan hệ với bà Phấn thì từ trước khi bị bắt cho đến bây giờ tôi vẫn nhận thức rằng hợp đồng đó vô hiệu, mong bà Phấn trả lại khoản tiền đó cho tôi để tôi khắc phục hậu quả. Nếu ngân hàng có phát mại các tài sản này và giá trị cao hơn thì tôi cũng chỉ xin nhận khoản tiền tôi đã trả cho bà Phấn.
Về khoản 5.190 tỷ, tôi mong muốn được làm việc với ông Thanh hoặc bà Bích hoặc người đại diện của 2 người này. Tôi tin rằng nếu có cơ hội làm việc với họ thì họ sẽ đồng ý các giải pháp của tôi vì đó là sự thực.
BIDV đã định giá khu đất ở Đà Nẵng 6 ngàn tỷ
Chiều nay 5/8, Tòa án Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm gây thất thoát nghìn tỷ ở Ngân hàng Xây dựng.
Luật sư Phan Trung Hoài tiếp tục hỏi bị cáo Phạm Công Danh trong phiên xét xử buổi chiều.
Bị cáo Phạm Công Danh khẳng định: Như sáng nay tôi đã nói là tiền thì tôi trả vào tài khoản của bà Sáu Phấn, không chuyển cho ai cả cũng không chuyển vào tài khoản ngân hàng. Về những vấn đề đúng hay sai thì đến giờ tôi cũng chưa hiểu nhưng hợp đồng này là không có hiệu lực. Đề nghị Hội đồng xét xử thu hồi khoản tiền này về và góp phần khắc phục hậu quả của tôi.
Luật sư Hoài tiếp tục xét hỏi về hành vi cho vay trái luật theo cáo trạng.
-Anh Danh cho biết anh biết về khu vận động Chi Lăng và dự án ở 209 Trường Chinh thì có phải là lời mời gọi đầu tư theo chính sách thu hút đầu tư của tỉnh?
-Lúc đó chúng tôi đã lớn mạnh rồi, không còn là đơn vị cung cấp vật liệu xây dựng nữa. Chúng tôi vươn tầm cao hơn và mong muốn thành lập các khu trung tâm thương mại. Tôi cũng đã xin UBND Đà Nẵng đầu tư một trung tâm như vậy. Khi tôi trình bày thì Đà Nẵng thấy đây là một dự án có tầm ảnh hưởng đến khu vực, kinh tế của Đà Nẵng.
Tôi cũng đã đi xem các vị trí Đà Nẵng giới thiệu nhưng cái thì xa quá, cái thì nhỏ quá, không đáp ứng nhu cầu của chúng tôi.
Sau đó chính tôi đi khảo sát và thấy có nhiều công trình công cộng nhưng không phù hợp với Đà Nẵng nữa. Vì thế tôi đề nghị tỉnh giao cho tôi khu đất ở sân vận động Chi Lăng. Lãnh đạo Đà Nẵng lúc đó không đồng ý vì đền bù quá nhiều. 50% là phải đền bù cho khu vực 4 mặt tiền đó.
Sau đó lãnh đạo Đà Nẵng chấp nhận nếu nhà đầu tư đảm bảo năng lực tài chính, có thể chuyển tiền đền bù một lần. Bắt đầu từ thời điểm đó tôi làm việc với ĐN để có được dự án này.
-Từ đề xuất và khảo sát của anh về Sân vận động Chi Lăng thì Đà Nẵng đã có văn bản đồng ý chủ trương cho Tập đoàn Thiên Thanh xây khu phức hợp cao tầng với 4 mặt tiền đường đúng không?
-Thưa đúng.
-Để triển khai xây dựng khu phức hợp này thì ĐN cùng Tập đoàn Thiên Thanh làm những công việc gì?
-Sau đó thành lập ban quản lý dự án để làm việc với bộ ban ngành liên quan.
-Tiêu chí định giá của UBND Đà Nẵng như thế nào để yêu cầu Tập đoàn Thiên Thanh nộp tiền quyền sử dụng đất?
-Lúc đó tiền đền bù của tất cả các nhà xung quanh khu vực 4 mặt tiền đường đó lúc đó không dưới 4 cây vàng tức không dưới 100 triệu.
-Theo báo cáo của UBND Đà Nẵng thì riêng ở đường Lê Duẩn phải đền bù 39 hộ dân, đường Hùng Vương….Có phải để có đất sạch thì Tập đoàn Thiên Thanh phải đền bù 90 căn hộ không?
-Điều kiện nộp một lần cho UBND Đà Nẵng thì chúng tôi được giảm 10%.
Có phải Tập đoàn Thiên Thanh đã nộp vào tài khoản của UBND Đà Nẵng nộp 1.360 tỷ đúng không.
-Trước khi sử dụng các giấy chứng nhận này để vay mượn tại VNCB thì ông có thế chấp để vay vốn tại BIDV là bao nhiêu?
-BIDV định giá khu đất này không dưới 100 triệu đồng/m2. Các tổ chức tín dụng khác cũng định giá cao.
-Tiền chúng tôi nộp vào UBND Đà Nẵng là tiền để chúng tôi được sử dụng đất. Còn nhiều khoản chi khác để đạt được thỏa thuận đền bù với 90 hộ dân.
-Tính ra giá trị của lô đất theo bị cáo giá trị khoảng bao nhiêu?
-Khoảng 6 ngàn tỷ đồng.
-BIDV đã định giá 6 ngàn tỷ để cho vay và khoản vay này đã được tất toán.Vậy bị cáo có đề nghị Hội đồng xét xử xem xét lại giá trị khoản định giá không?
-Theo các định giá giá trị lúc đó thì mảnh đất chỉ tính riêng khoản đền bù đã đạt hơn 100 triệu/m2. Khi lô đất to và đền bù đầy đủ thì giá trị của nó đã gấp đôi, gấp ba lần.
SÁNG
Đất nông nghiệp ở Quận 2 và Nhà Bè từng được định giá 7.000 tỷ
Luật sư hỏi Phạm Công Danh
-Đúng
-Tập đoàn Thiên Thanh trước sự việc Đại Tín hoạt động thế nào? Thực lực tài chính, cơ sở vật chất?
-Tôi thừa kế Tập đoàn Thiên Thanh khoảng 1/3 thời gian. Từ thập niên 60. Cách đây không lâu chúng tôi kỷ niệm 50 năm ngày thành lập. Chúng tôi kinh doanh ngành vật liệu xây dựng. Sau này ba tôi làm thêm bất động sản, xây dựng.
Tôi nhận thấy nhu cầu xây dựng song song nhu cầu vật liệu xây dựng rất cao. Tôi có nghiên cứu các nước làm thế nào thì tôi đã về nhà trình bày với gia đình tôi về đầu tư các trung tâm thương mại về vật liệu xây dựng. Thương hiệu của chúng tôi là rất lớn. Tài chính của chúng tôi lúc đó có vay nhưng vay ít, gửi nhiều. Chúng tôi gửi tiền tại nhiều ngân hàng, không có tranh chấp vay mượn với ai hết.
-Với năng lực cơ sở lớn như vậy, vì sao anh có ý định làm ngân hàng?
-Với nhu cầu lớn như vậy thì chúng tôi cũng như các doanh nghiệp trong ngành là rất khó tiếp cận vốn. Lúc đó tôi trình bày với hiệp hội bất động sản và các doanh nghiệp trong ngành để lập ra một ngân hàng chuyên ngành.
-Mặc dù chúng tôi cũng như Bộ xây dựng có ý kiến nhưng không được chấp thuận lập ngân hàng mới. Tôi không có ý định làm cổ đông ngân hàng vì quá phức tạp. Lúc đó tôi gặp anh Thắm và anh Thắm hỏi tôi có ngân hàng như vậy anh có làm không…Lúc đó tôi biết là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không cho lập ngân hàng mới mà chỉ có tái cơ cấu ngân hàng cũ.
-Có phải ngày 6/6 ông có ký với ông Hà Văn Toàn về nội dung chuyển nhượng cổ phần?
-Tôi có ký nhưng tôi không nhớ rõ. Tôi chỉ biết rằng tôi ước chừng cho đến khi ngân hàng hoạt động ổn định phải chi tầm 5-6 ngàn tỷ và cũng phải 3-4 năm.
-Giữa Tập đoàn Thiên Thanh, Ngân hàng Đại Tín, bà Hứa Thị Phấn có ký hợp đồng ký chuyển giao quyền và nghĩa vụ dân sự không?
-Tôi nhớ là có.
-Lúc ký có thỏa thuận về đất Nhà Bè và Quận 2 không?
-Thực tế 3.600 tỷ ông chuyển cho bà Phấn ông chuyển thanh toán gì?
-Tôi trả nợ để lấy tài sản về.
-Khi thanh toán và chuyển tiền cho bà Phấn thì ông có biết dư nợ xấu của 2 nhóm lên đến 95%?
-Tôi có biết. Lúc đó anh Mai có cảnh báo tôi. Vì thế tôi không chuyển trực tiếp cho bà Phấn mà chuyển cho bà Phấn vào tài khoản mở tại VNCB để đảm bảo cho khoản đó.
-Ông phát hiện vấn đề từ lúc nào?
-Từ khi tôi nhận được đơn tố giác của Phương Trang đề nghị không được chuyển tài sản ra. Sau đó tôi cũng nhận được yêu cầu của Bộ công an yêu cầu không được chuyển tài sản liên quan nhóm Phú Mỹ ra dưới bất kỳ hình thức nào. Lúc đó tôi về kiểm tra lại và phát hiện rất nhiều vấn đề bên trong. Tôi không lấy được tài sản ra thì thực tế câu trả lời của bà Phấn cho rằng vì tôi không chuyển đủ tiền nên không rút tài sản ra được cũng không đúng vì bộ công an cũng không cho rút tài sản ra dưới bất kỳ hình thức nào.
-Ông có hiểu biết gì về đất quận 2 và đất Nhà Bè?
-Tôi chỉ dựa vào thẩm định của VNCB cũ. Lúc đó có hồ sơ xin chuyển đổi chức năng đất rồi và khi chuyển đổi rồi thì giá trị cao hơn.
-Lúc đó tôi chỉ nghĩ tôi mượn tiền ngắn hạn để xử lý rồi trả thôi. Và mượn tiền phải đúng luật. Lúc đó có chị Trang và tôi cũng không biết chính xác mối quan hệ giữa chị Trang và bà Bích nhưng tôi nghĩ là tôi vay và dùng tiền cá nhân trả lãi.
Tiền để trả cho khoản 3.600 tỷ chủ yếu là từ vay nhóm bà Bích, một phần từ khoản liên quan Lộc Việt, vay từ Dr Thanh…
-Những khoản này theo cáo trạng là anh rút tiền từ VNCB. Anh có đề nghị gì với HĐXX không?
-Đề nghị cơ quan điều tra xác minh lại các nguồn tiền. Hợp đồng với bà Phấn như thế không có hiệu lực và đề nghị bà Sáu Phấn phải hoàn tất nghĩa vụ và phần còn lại trả lại cho tôi.
Nhóm bà Bích khởi kiện VNCB lên tòa án về khoản 5.490 tỷ
Luật sư hỏi đại diện bà Trần Ngọc Bích
-Chị có xác nhận là nhóm Trần Ngọc Bích thông qua hợp đồng tiền gửi có gửi 5.190 tỷ đồng vào VNCB không?
-Có 2 khoản ngày 21/8 và 26/8 thì bà Bích có chuyển 5.190 tỷ đồng vào VNCB. Căn cứ hợp đồng tiền gửi thì bà Bích đã chuyển tiền vào tài khoản bà Bích.
-Thế bà có xác minh ông Danh chuyển khoản tiền này từ tài khoản bà Bích qua tài khoản ông Danh mà không có chữ ký đúng không?
-Tôi khẳng định bà Bích không có đồng ý chuyển tiền cho ông Danh. Đến khi đáo hạn khoản vay thì bà Bích yêu cầu dùng tiền trong tài khoản để tất toán nợ và được biết trong tài khoản không có tiền. VNCB lúc đó hẹn lên hẹn xuống với lý do ngân hàng đang bị thanh tra.
-Có chuyện nhóm bà Bích khởi kiện VNCB lên tòa án nhân dân quận 3 không?
-Việc này quan hệ dân sự, không liên quan vụ án. Tôi từ chối trả lời.
Luật sư Hoài hỏi bị cáo Hoàng Đình Quyết
-Có đoàn thanh kiểm tra nào của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến VNCB thanh tra khoản liên quan nhóm bà Bích không?
-Tôi được biết là có còn cụ thể không nắm rõ.
-Anh có biết nhóm bà Bích có khởi kiện VNCB lên tòa án liên quan khoản 5.490 tỷ không?
-Tôi có biết.
Phạm Công Danh khẳng định làm việc nhiều lần với bà Bích, ông Thanh
Luật sư Phan Trung Hoài tiếp tục hỏi sau giờ giải lao. Luật sư hỏi bị cáo Mai Hữu Khương
-Anh Khương cho biết các phần tính lãi sau đó chuyển cho Tập đoàn Thiên Thanh lập trên cơ sở nào? Ai tính toán?
-Bị cáo phụ trách chi nhánh Lam Giang trong 1 tháng sau đó chuyển sang chi nhánh Sài Gòn. Tài liệu tính toán bị cáo nhận từ anh Quyết. Cơ sở tính lãi là số tiền nhân với tỷ lệ lãi là ra số phải chuyển. Con số này tôi chuyển về Tập đoàn Thiên Thanh để thanh toán.
-Dạ có.
Luật sư Hoài hỏi bị cáo Phạm Công Danh
-Ông Danh đủ sức khỏe để trả lời không?
-Tôi đang bị sốt nhưng sẽ cố gắng.
-Ông có chứng cứ, tài liệu gì chứng minh mối quan hệ với ông Trần Qúy Thanh không?
-Tôi có nghe đại diện của ông Thanh hay bà Bích có nói về mối quan hệ giữa tôi và ông Thanh. Tôi gặp ông Tuấn (người đại diện của bà Bích) nhiều lần. Bà Bích cũng như những người liên quan nhóm này liên tục khẳng định không có quan hệ gì với tôi. Tôi khẳng định ông Thanh, bà Bích rất nhiều lần làm việc với tôi. Có nhiều ảnh chụp, quay phim tại rất nhiều sự kiện của Tập đoàn Thiên Thanh cũng như Tân Hiệp Phát.
Người của nhóm Trần Ngọc Bích khai chỉ nhận tiền giúp Bích
Sau khi hỏi người của tổ tài chính Tập đoàn Thiên Thanh, luật sư của Phạm Công Danh hỏi Nguyễn Tấn Lộc và Vũ Anh Tuấn - hai người nhóm Trần Ngọc Bích.
Người ủy quyền theo pháp luật lên. Những thông tin hai người này trả lời không khác gì các lời khai mà ông Lộc, ông Tuấn trước đó. Đều là nhận tiền giùm bà Bích với tư cách cá nhân, không biết lý do gì.
1 khoản vay của nhóm bà Bích, Phạm Công Danh phải trả 5 khoản lãi
Luật sư của Phạm Công Danh hỏi bà Nguyễn Thị Thu Hương (tổ tài chính Tập đoàn Thiên Thanh)- người đưa tiền cho anh Lộc và anh Tuấn của nhóm Ngọc Bích
-Chị giữ trách nhiệm gì ở Tập đoàn Thiên Thanh?
-Tôi là nhân viên kế toán
-Trước và sau khi vụ án khởi tố thì chị có được giao nhiệm vụ gì liên quan đến nhận hoặc trả tiền cho nhóm bà Bích không?
-Anh Danh có chỉ đạo tôi chuyển tiền cho nhóm bà Bích theo chỉ đạo anh Danh và phải có sự đồng ý của anh Danh.
-Tổng số tiền mặt chi trả cho nhóm bà Trần Ngọc Bích bao gồm những khoản nào?
-Tiền chi cho nhóm Trần Ngọc Bích gồm:
+Tiền chi chăm sóc cho những sổ tiền kiệm gửi tại VNCB
+Trả tiền vay sổ tiết kiệm tại VNCB của nhóm Trần Ngọc Bích
+Khi sổ tiết kiệm đến giai đoạn nhóm ông Thanh muốn tất toán nhưng chưa đến hạn tất toán nên không tất toán được thì họ chỉ được nhận lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Anh Danh phải đứng ra bù lãi suất đó. Lãi đó là lãi bù tất toán trước hạn.
+Tiền lãi vay mà anh Danh phải trả cho nhóm Trần Ngọc Bích từ 1,75 đến 3% tùy theo giai đoạn.
-Tức một khoản vay của anh Danh phải chi trả 5 khoản lãi như vậy đúng không?
-Dạ đúng ạ.
-Tổng số các khoản vay mà liên quan đến việc chị đề cập được thanh toán theo phương thức nào?
-Có lúc anh Khương, anh Quyết mail cho anh Danh và anh Danh đồng ý thì tôi thực hiện chi. Còn có lúc anh Danh chỉ đạo trực tiếp tôi.
-Nhiều khoản tiền nên tôi chỉ hỏi chị Hương mấy khoản chính để làm rõ vì sao chi trả như vậy. Liên quan đến khoản vay 450 tỷ ngày 1/10/2013 của bà Trần Ngọc Bích vay của bà Trang thì đến ngày nào tất toán?
-Khoản vay 450 tỷ bà Bích vay bà Trang đã được tất toán. Cho đến ngày 12/5/2014 thì khoản vay đó được hạch toán và chuyển thành khoản vay 650 tỷ giữa bà Trang, bà Bích và ông Dương Bích Thành.
-Tại sao từ 1/10/2013 đến 12/5/2014 thôi mà khoản vay 450 tỷ mà đã được đáo hạn thành khoản vay mới tăng lên 650 tỷ của ông Dương Bích Thành?
-Khoản vay thực khi bà Bích ký hợp đồng vay là 450 tỷ nhưng thực tế khoản vay đó là hơn 497,4 tỷ. Sở dĩ xuất hiện thêm 47,4 tỷ là khoản lãi anh Danh chưa trả cho bà Bích thì bà Bích cộng gộp lại thành 497,4 tỷ. Lãi thì Tập đoàn Thiên Thanh vẫn phải trả trên khoản 497,4 tỷ đó cho đến khi thiếu nợ nhóm bà Bích lãi tiền vay 102 tỷ thì bà Bích cộng gộp khoản 102 tỷ đó về tiền gốc 450 tỷ.
-Bà có mang theo giấy biên nhận cho các khoản đó không?
-Dạ có ạ.
-Luật sư yêu cầu bà Hương cung cấp chứng từ cho thư ký tòa. Có bao giờ chị giao tiền với tư cách nhân viên Tập đoàn Thiên Thanh cho ông Nguyễn Tấn Lộc không?
-Dạ có.
-Vào 29/4/2014, ông Lộc nhận khoản tiền hơn 2,3 tỷ trả lãi của món liên quan Thiên Thanh Long Hải. Khoản này được tính trên cơ sở nào?
-Ông Lộc có nhận món này nhưng đây là món…(tòa ngắt lời và yêu cầu luật sư chỉ hỏi xung quanh cáo trạng, không hỏi những vấn đề không liên quan.
-Chị đã cung cấp tài liệu liên quan đến chuyển tiền cho nhóm bà Trần Ngọc Bích cho cơ quan điều tra chưa?
-Tôi đã cung cấp cho cơ quan điều tra.
-Tổng số tiền là bao nhiêu?
-Chữ viết thêm trên giấy biên nhận lãi ngoài là ai viết?
-Là tôi viết.
-Chữ phần viết trên và phần chữ ký anh Lộc là ai viết?
-Là anh Lộc viết.
-Chị viết thêm nội dung gì?
-Là đúng nội dung đã cung cấp tài liệu cho cơ quan điều tra.
-Chữ viết thêm chị viết lúc nào?
-Khi cung cấp cho cơ quan điều tra vào tháng 7/2014.
-Chữ viết thêm có ảnh hưởng đến khoản tiền chi cho ông Lộc, ông Tuấn không?
-Dạ không.
Hợp đồng tiền gửi chỉ là hình thức, lãi ngoài do Phạm Công Danh trả
Liên quan đến hợp đồng tiền gửi mà người đại diện nhóm Trần Ngọc Bích cung cấp, Luật sư hỏi bị cáo Hoàng Đình Quyết. Ông Quyết khẳng định những hợp đồng này chỉ là hình thức để ràng buộc trách nhiệm của ông Quyết, không phát sinh tiền gửi thực. Chính vì hợp đồng hình thức nên chuyện sai ngày tháng hay sai về giới tính thì cũng không phải là chuyện đáng nói. Ông Quyết cho biết hợp đồng tiền gửi chỉ áp dụng cho tổ chức, không dùng cho cá nhân. Chính bởi thế nên chắc chắn nó chỉ là hình thức, không phát sinh tiền gửi thực.
Luật sư hỏi Phan Thành Mai có chuyện gửi tiền 3.100 tỷ của nhóm bà Bích vào ngày 21/8 không. Ông Mai xác nhận không có giao dịch gửi tiền thực.
-Quan hệ giữa ông Thanh với VNCB là gì?
-Là quan hệ vay mượn
-Quan hệ giữa ông Thanh trong việc cho nhân viên mượn tiền?
-Đây là quan hệ dân sự giữa họ.
-Ông Trần Qúy Thanh có bao giờ tiếp xúc, gặp gỡ hay làm việc với ông Phạm Công Danh không?
-Xin luật sư làm rõ câu hỏi: Tiếp xúc, gặp gỡ hay làm việc? Với tư cách là chủ tịch tập đoàn thì việc gặp là dễ hiểu.
Luật sư hỏi bị cáo Phạm Công Danh
-Ông đã bao giờ gặp ông Trần Qúy Thanh chưa?
-Tôi gặp rất nhiều lần, đếm không nổi.
Luật sư hỏi Hoàng Đình Quyết
Trong câu trả lời của bị cáo Hoàng Đình Quyết, bị cáo Quyết đã nhấn mạnh trong quan hệ vay tiền giữa ông Danh và Bà Bích là ông Danh có trả lãi và lãi do ông Danh trả, không phải lãi ngoài do ngân hàng trả.
-Số tiền chi trả lãi có hạch toán vào VNCB không?
-Vì đây là lãi mà ông Danh phải trả cho bà Bích nên đây không phải là lãi ngoài hay lãi vượt trần. Đây là lãi anh Danh chi trả, không hạch toán vào VNCB.
-Ai thực hiện chi trả?
-Theo bị cáo biết là nhân viên tổ tài chính của Tập đoàn Thiên Thanh còn cụ thể là ai bị cáo không nắm rõ, đều có ủy nhiệm chi của anh Danh.
Bị cáo Hoàng Đình Quyết: Bản chất 5.190 tỷ là vay mới tất toán khoản vay cũ
Sáng nay ngày 5/8, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và những sai phạm tại VNCB tiếp tục với phần tranh tụng.
Luật sư bào chữa cho Phạm Công Danh hỏi bị cáo Hoàng Đình Quyết
-Anh xác nhận anh có phải là người giới thiệu Tân Hiệp Phát?
-Tôi nghĩ đó là mối quan hệ cấp cao, tôi không phải là người giới thiệu.
-Thời điểm nhóm bà Trần Ngọc Bích vay tiền từ khi nào?
-Từ tháng 6/2012. Lúc đó bị cáo là phó giám đốc chi nhánh.
-Anh quan hệ trực tiếp với ai ở nhóm bà Trần Ngọc Bích?
-Anh đã bao giờ gặp ông Trần Qúy Thanh chưa?
-Một vài lần nhưng không phải ở ngân hàng mà ở ngoài. Có lần gặp ở tiệc của Tập đoàn Thiên Thanh. Có lần bị cáo được gặp ông Thanh, bà Bích ở trụ sở chỗ ông Thanh, lần này chủ yếu đòi chứng từ.
Bản chất mối quan hệ giữa bà Bích, ông Thanh và ngân hàng là mối quan hệ khách hàng và ngân hàng. Còn mối quan hệ giữa anh Danh và nhóm bà Bích, ông Thanh là quan hệ dân sự.
-Khách hàng của nhóm bà Trần Ngọc Bích là những ai?
-Những điều này thực sự đã có trong cáo trạng. Bị cáo không nhớ nhưng có Trần Ngọc Bích, Trần Qúy Thanh, Trần Nguyên Phương…
-Các chứng từ như thế nào?
-Có nhiều chứng từ bà Bích đã trả nhưng có chứng từ rút tiền từ tài khoản bà Bích sang ông Danh thì họ cố tình không trả cho ngân hàng, đến thời điểm hiện tại thì bà Bích chắc chắn không trả cho ngân hàng.
Bị cáo không nhớ rõ lắm nhưng có 1 khoản vay ngày 21/8 hay 26/8 vì lúc đó tài sản đảm bảo bị thiếu do khoản vay giống nhau là 5.190 tỷ. Vì thế cho nên nhóm bà Bích có gửi vào một sổ tiết kiệm khoảng 16 tỷ.
-Bị cáo bị khởi tố tội chuyển tiền không có chữ ký tài khoản từ tài khoản bà Trần Ngọc Bích sang tài khoản ông Danh chứ không phải việc chuyển từ tài khoản ông Danh sang ông Thanh để ông Thanh tất toán tài khoản.
-Nếu 3.100 tỷ chuyển vào tài khoản ông Thanh thì ông Danh rút tiền ra khi nào?
Theo bị cáo biết việc vay mượn giữa ông Danh và bà Bích vẫn tiếp diễn đến năm 2014. Còn khoản 3.100 tỷ bản chất chỉ chuyển vào tài khoản ông Thanh tất toán nợ cũ chứ không hề bị rút ra ngoài.
-Vào 26/8 thì 5 cá nhân thực hiện các khoản vay 2.090 tỷ, chuyển vào tài khoản bà Bích rồi chuyển cho ông Danh rồi chuyển ông Thanh thì ông Danh rút tiền ra khi nào?
-Thưa Hội đồng xét xử là như tôi đã khai thì không có sự rút tiền trong các giao dịch này. Bản chất chỉ là vay mới để tất toán nợ cũ.
-Theo hiểu biết của bị cáo thì nói rằng lãi ngoài cũng không đúng vì đó là giao dịch dân sự của ông Danh và nhóm bà Bích, không động đến tiền ngân hàng thì không thể gọi là lãi ngoài.
-Trong ngày 21/8 và 26/8 thì có khoản tiền gửi nào không?
-Như tôi được biết thì trong 1 trong 2 ngày này có phát sinh 1 sổ tiết kiệm để tăng tài sản đảm bảo. Ngoài ra không có khoản tiền gửi nào khác.
Sáng 4/8, Tòa án chủ yếu hỏi người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, trong đó có các cơ quan thẩm định tài sản, các ngân hàng, đại diện Ngân hàng Nhà nước, Công ty bảo hiểm dầu khí PVI và nhóm Trần Ngọc Bích.
Liên quan Trần Ngọc Bích, bà Bích khẳng định có chứng cứ cho thấy bà không đồng thuận cho nhóm Phạm Công Danh chuyển tiền từ tài khoản.
Với các ngân hàng, Agribank, VNCB và Ngân hàng Phương Nam (nay là Sacombank) đều đề nghị tòa giải tỏa các tài sản kê biên để ngân hàng xử lý các tài sản đảm bảo này.
Về công ty bảo hiểm dầu khí PVI, công ty có nhận thế chấp và cho VNCB vay 450 tỷ đồng tuy nhiên hai bên đã thống nhất là sẽ chuyển giao tài sản thế chấp và coi như việc đã xong. PVI đề nghị tòa giải tỏa tài sản kê biên đó và giữ nguyên kết quả hai bên đã giải quyết.
Vè đại diện Ngân hàng Nhà nước, bà Nguyễn Thị Hòa, đại diện NHNN có mặt tại tòa để trả lời các câu hỏi liên quan trách nhiệm của cơ quan này trong việc tái cơ cấu Ngân hàng Xây dựng.
Phiên buổi chiều, luật sư bào chữa cho Phạm Công Danh hỏi tiếp Ngân hàng Nhà nước, đại diện VNCB và Phan Thành Mai.
Ngân hàng Nhà nước đã nói có 3 nguyên nhân chính khiến cho NH Đại Tín rơi vào thua lỗ, tập trung ở nhóm bà Hứa Thị Phấn và nhóm Phương Trang (hai nhóm nợ xấu chính). Ngân hàng Nhà nước cũng biết việc chuyển giao ngân hàng giữa nhóm bà Phấn và nhóm Thiên Thanh.
Về Phan Thành Mai, bị cáo trả lời rằng đã phải chi trả lãi ngoài rất nhiều, có lúc muốn bỏ ngân hàng nhưng vì lo sợ nếu bỏ thì ngân hàng sẽ sập nên cố gắng theo. Tiền lãi ngoài ước tính lên tới 3.600 tỷ đồng. Và bị cáo cho biết việc thua lỗ không phải do các bị cáo gây nên mà vì ngân hàng phải trích lập dự phòng cho các khoản nợ cũ liên quan nhóm Phú Mỹ, Phương Trang.
Theo Trí thức trẻ/CafeF