tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-12-2017

  • Cập nhật : 27/12/2017

Thượng Hải hạn chế dân số để tránh 'dịch bệnh thành phố lớn'

 Thượng Hải sẽ giới hạn dân số ở mức 25 triệu người vào năm 2035 như là một phần của nỗ lực quản lý "dịch bệnh thành phố lớn".

Hôm qua (25/12), Hội đồng Nhà nước Trung Quốc công bố mục tiêu kiểm soát quy mô thành phố trong kế hoạch tổng thể của Thượng Hải cho giai đoạn 2017-2035.

17 năm nữa, dân số của trung tâm tài chính này sẽ dừng ở mức 25 triệu người và tổng số đất xây dựng sẽ không vượt quá 3.200 km2. Đến cuối năm 2015, Thượng Hải có 24,15 triệu dân thường trú, hãng tin Tân Hoa Xã cho biết. Bên cạnh đó, thành phố cũng sẽ tăng cường nỗ lực bảo vệ môi trường và di tích lịch sử.

Cắt tóc vỉa hè ở Thượng Hải (Nguồn: Reuters).

Truyền thông Trung Quốc đưa ra cụm từ "dịch bệnh thành phố lớn" để chỉ một siêu đô có nhiều vấn đề như ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông và thiếu các dịch vụ công, bao gồm giáo dục và chăm sóc y tế. Ngoài ra, nhiều thành phố lớn của nước này cũng phải đối mặt với giá nhà tăng, làm dấy lên lo ngại về bong bóng bất động sản.(NDH)
------------------------------

Sẽ bán 36% vốn nhà nước còn lại ở Sabeco

Tại cuộc họp báo về cổ phần hóa (CPH), tái cơ cấu doanh nghiệp (DN) nhà nước diễn ra ngày 25-12, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính DN - Bộ Tài chính, cho biết theo chủ trương của Chính phủ, "nhà nước không đi bán bia, bán sữa" nên có điều kiện thuận lợi, nhà nước sẽ bán nốt 36% cổ phần tại Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).

Theo Bộ Tài chính, năm 2018 sẽ có nhiều thương hiệu lớn thực hiện bán vốn nhà nước. Hiện đã chốt danh sách bán vốn nhà nước tại 3 DN thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Lọc hóa dầu Bình Sơn, PV Power, PVOil) có tổng vốn gần 100.000 tỉ đồng. Dự kiến, trong danh sách sẽ có một số DN lớn khác như Tập đoàn Cao su Việt Nam vốn điều lệ khoảng 50.000 tỉ đồng… Rút kinh nghiệm năm 2017, việc bán vốn sẽ thực hiện rải đều trong năm, không dồn vào những tháng cuối năm để thuận lợi hơn.

dot thoai von vua qua tai sabeco da thu cho ngan sach 110.000 ti donganh: tan thanh

Đợt thoái vốn vừa qua tại Sabeco đã thu cho ngân sách 110.000 tỉ đồngẢnh: Tấn Thạnh

Trả lời câu hỏi của báo giới về việc 110.000 tỉ đồng thu từ bán vốn Sabecođược dùng để làm gì, ông Tiến giải thích số tiền này sẽ được nhập vào quỹ do Kho bạc Nhà nước quản lý nhằm tạo nguồn cho chi đầu tư phát triển. Việc thoái vốn vừa qua ở Sabeco, Vinamilk và các DN khác trước đó đều để tạo nguồn cho việc chi đầu tư các dự án theo Nghị quyết của Quốc hội, danh mục đầu tư cho các dự án trung hạn đều đã có địa chỉ, do Quốc hội quyết. Việc chi tiêu quỹ được hạch toán rõ ràng và hằng năm được kiểm toán. Quỹ có mục tiêu không chỉ tạo nguồn cân đối ngân sách đầu tư mà còn chi giải quyết vấn đề lao động dôi dư trong CPH. "Thời gian qua, ngân sách nhà nước khó khăn nên đã CPH, thoái vốn ở một số DN nhà nước để có vốn đầu tư. Số tiền thu từ nguồn này không dùng để trả nợ" - ông Tiến khẳng định.

Liên quan đến quan ngại của dư luận về khả năng nhà đầu tư nước ngoài có thể đã cố tình lách luật để gián tiếp sở hữu trên 50% vốn tại Sabeco, ông Đặng Quyết Tiến cho rằng Chính phủ đã họp với các cơ quan pháp luật để trao đổi về vấn đề này. Đặc biệt là tổ giám sát gồm đại diện Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đều khẳng định tư cách của nhà đầu tư nước ngoài cũng như loại hình DN do nhà đầu tư thành lập ở Việt Nam là phù hợp với pháp luật Việt Nam. DN có nghĩa vụ phải hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Còn nếu sau này có vi phạm, xâm phạm người tiêu dùng Việt Nam thì cơ quan chức năng có quyền xử lý.

Cũng theo ông Tiến, cần thiết phải sửa đổi một số luật hiện hành để tránh việc DN phải lách luật trong những tình huống tương tự.(NLĐ)
------------------------

Nhật hối hả chuẩn bị cho mục tiêu ký TPP-11 vào tháng 3/2018

Phái viên của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang đóng vai trò con thoi để ngăn lấp các bất đồng giữa các nước thành viên TPP-11. 

 

nhat ban duoc coi la nuoc tich cuc nhat trong viec chuan bi ky ket tpp-11.

Nhật Bản được coi là nước tích cực nhất trong việc chuẩn bị ký kết TPP-11.

 

Theo Nikkei, Chính phủ Nhật Bản đang tất bật đóng vai trò cầu nối giữa 11 nước thành viên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương nhằm mục tiêu ký thỏa thuận thương mại và đầu tư đa phương này vào đầu tháng 3 năm sau.

Quyền lao động là một các vấn đề còn tồn tại bất đồng giữa 11 nước thành viên còn lại và cản trở việc ký kết.

Phái viên của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, Bộ trưởng Tái thiết kinh tế Toshimitsu Motegi, hôm 25/12 đã gặp Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh tại Hà Nội. Hai bộ trưởng đã thảo luận các điều khoản liên quan đến tranh chấp lao động, điều mà phía Việt Nam muốn hoãn thực thi.

Ngược lại, Mexico lại muốn sớm thực hiện các điều khoản liên quan đến tranh chấp lao động. Do đó, ông Motegi sẽ bay đến Mexico vào tháng sau để giúp giàn xếp các khác biệt. Trong khi đó, Nhật Bản sẵn sàng chấp nhận hoãn vô thời hạn hai điều khoản do Malaysia và Brunei đưa ra.

Trưởng đoàn đàm phán của 11 nước thành viên sẽ gặp nhau tại Nhật Bản vào cuối tháng sau để chốt lại các chi tiết của thỏa thuận này. Sau đó, thỏa thuận sẽ được dịch ra ngôn ngữ của các nước thành viên, trải qua quá trình rà soát pháp lý tại mỗi nước. Với lộ trình như vậy, Tokyo kỳ vọng có thể ký được dự thảo thỏa thuận cuối cùng vào cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3.

Sau đó, quốc hội các nước thành viên sẽ tiến hành phê chuẩn thỏa thuận này, mở đường cho việc thực hiện vào năm 2019.

Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu là Quốc hội nước này thông qua Hiệp định TPP-11 vào một kỳ lập pháp bắt đầu tháng 1 và thường kết thúc vào tháng 6. Do đó, đầu tháng 3 là thời hạn chót để ký hiệp định này, một nguồn tin cho biết.

Ngoài ra, chính quyền của ông Abe muốn thông qua một thỏa thuận đối tác kinh tế với Liên minh châu Âu tại một kỳ họp đặc biệt của Quốc hội vào mua thu. Việc không kịp phê chuẩn TPP sẽ dẫn đến tình huống dồn 2 hiệp định lớn này vào cùng đợt.

Nikkei cũng cho biết Chile muốn ký Hiệp định TPP-11 càng sớm càng tốt. Tổng thống sắp mãn nhiệm Michelle Bachelet muốn đánh dấu nhiệm kỳ của mình bằng thỏa thuận này trước khi người kế nhiệm là ông Sebastian Pinera lên nắm quyền vào ngày 11/3. Chile cũng đề xuất đóng vai trò chủ nhà cho lễ ký.

Theo quy định, TPP-11 sẽ có hiệu lực nếu 6 nước thành viên thông qua. Tuy nhiên, Canada – nền kinh tế lớn thứ hai sau Nhật Bản trong số các nước còn lại – lại đang là ẩn số khi Chính phủ của Thủ tướng Trudeau muốn sửa đổi các điều khoản để bảo vệ nền văn hóa nước này.(bizlive)
--------------------------

Tỷ lệ thất nghiệp Nhật Bản thấp nhất trong 24 năm

Số liệu chính thức công bố hôm nay 26/12 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở xứ sở mặt trời mọc đang thấp nhất kể từ tháng 11/1993.

 

kinh te nhat ban co nhieu dau hieu hoi phuc

Kinh tế Nhật Bản có nhiều dấu hiệu hồi phục

 

Theo AFP, đây là tín hiệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đang trên đà phục hồi dù với tốc độ chậm. Cụ thể, chính phủ Nhật Bản công bố tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 11 là 2,7% và tỷ lệ người đang tìm việc làm tăng 0,01% so với tháng liền trước để đạt 1,56%, mức cao nhất trong 44 năm trở lại đây.

Dữ liệu mới được công bố trong bối cảnh kinh tế Nhật có 7 quý tăng trưởng liên tiếp, giai đoạn tăng trưởng dài nhất trong 16 năm. Sự kiện Thế vận hội mùa hè 2020 được kỳ vọng sẽ hỗ trợ thêm cho kinh tế Nhật.

Niềm tin của các nhà sản xuất xứ sở mặt trời mọc cũng đang ở mức cao nhất trong 11 năm, theo kết quả khảo sát của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ). Dù vậy, chi tiêu tiêu dùng vẫn yếu và giảm phát vẫn tiếp tục kìm chân nền kinh tế.

Nhật Bản nỗ lực đẩy lùi giảm phát nhiều năm qua song chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo của BOJ vẫn chỉ có tác động hạn chế. Số liệu cho thấy giá tiêu dùng ở Nhật tăng 11 tháng liên tiếp tính đến tháng 11, song lạm phát vẫn chỉ tăng 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái, chưa đạt mục tiêu 2% của BOJ. 2% được cho là mốc quan trọng để khôi phục nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.

Tình hình lạm phát Nhật Bản trái ngược hoàn toàn với nhiều nền kinh tế lớn khác, nơi các ngân hàng trung ương cố gắng thắt chặt chính sách tiền tệ đang được nới lỏng. Tuần trước, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tuyên bố tăng lãi suất và giới hoạch định chính sách nước này có thể tăng lãi suất thêm ba lần nữa trong năm sau.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong lúc này tuyên bố giảm một nửa kích thước chương trình mua trái phiếu khổng lồ bắt đầu từ tháng 1 vì kinh tế khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (eurozone) đang phục hồi.(Thanhnien)

Trở về

Bài cùng chuyên mục