tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-09-2018

  • Cập nhật : 26/09/2018

Khủng hoảng giá cà phê thế giới năm 2018

 Ngày 20/9 đánh dấu một ngày quan trọng trên thị trường cà phê thế giới, khi giá cà phê arabica giảm dưới ngưỡng 100 US cent/pound, ghi nhận mức thấp nhất trong vòng 12 năm.

Xu hướng giảm xuống mức thấp nhất này bắt đầu vào ngày 8/11/2016, tình cờ trùng một ngày lịch sử khác, khi ông Donald Trump được bầu làm tổng thống Mỹ, giá cà phê arabica dao động quanh mức 180 US cent/pound. Kể từ thời điểm đó, cà phê arabica được ghi nhận 22 tháng giảm giá. Việc dự đoán được thị trường là không thể, nhưng câu hỏi được đặt ra là điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, giã sẽ xuống còn 93,5 US cent, 84,5 US cent hay 70 US cent.

Vì sao giá cà phê lại xuống thấp như vậy?

Phải chăng là do một vụ mùa bội thu ở Brazil với hơn 60 triệu bao; Việt Nam có thể kết thúc vụ thu hoạch với hơn 30 triệu bao; và sản lượng toàn cầu trong niên vụ 2018/19 có thể đạt hơn 170 triệu bao, vượt 10 triệu bao so với mức tiêu thụ.

Tuy nhiên, những biến động này đã xuất hiện trên thị trường trong một thời gian dài, vì vụ thu hoạch tiếp theo tại Brazil sẽ giảm, có thể từ 10 - 15%, và khoảng 5 triệu bao có thể được giữ lại trong vụ thu hoạch tiếp theo. Trong ngắn hạn, cung và cầu trong hai mùa tiếp theo dự kiến sẽ không cân bằng.

Để hiểu được sự sụp đổ của giá cà phê, chúng ta phải tìm hiểu trong ngắn hạn, nơi các quỹ đầu tư xác định giá hàng hóa. Năm 2017, hơn 9,4 triệu hợp đồng cà phê được giao dịch trên thị trường tương lai New York, tương đương 2,7 tỷ bao cà phê, gấp 16 - 17 lần sản lượng toàn cầu hàng năm. Thị trường kỳ hạn tác động lớn hơn tới việc định giá hàng hóa so với cung - cầu trên thị trường vật chất.

Hôm 21/8, các nhà đầu cơ lớn mở hơn 106.000 hợp đồng vị thế bán ròng, tương đương 30,1 triệu bao cà phê, đồng nghĩa với việc đặt cược vào một mức giá thấp hơn trong tương lai. Với 5,5 triệu bao ở vị thế bán trên sàn London, chiếm hơn 20% sản lượng cà phê hàng năm. Vào ngày 8/11/2016, khi xu hướng giảm ổn định bắt đầu, các quỹ giữ gần 59.000 hợp đồng ở vị thế mua, đặt cược vào một sự gia tăng của giá cà phê.

Sự sụp đổ về giá ảnh hưởng thế nào đến người trồng cà phê?

Giá cà phê vẫn chưa xuống đến mức 40 - 50 US cent, giống như trong hai cuộc khủng hoảng giá gần đây nhất (giai đoạn 1989 - 1994 và 2000 - 2005), nhưng chi phí đã tăng và các đồng tiền đang mất giá. Điều chỉnh theo lạm phát, 100 US cent hiện tương đương 50 US cent trước đó. Chính phủ các quốc gia sản xuất cà phê, gồm Brazil, Colombia và Honduras, đang phản đối sự đảo lộn của thị trường cà phê và thảo luận các biện pháp quyết liệt để hỗ trợ người nông dân tại địa phương.

Tuy nhiên, vẫn chưa chắc rằng thị trường sẽ phản ứng. Kể từ khi quy định giá ICO kết thúc vào năm 1989, tất cả các nỗ lực để ngăn chặn khủng hoảng giá trên phạm vi toàn cầu ít hoặc không thành công.

Các nhà rang xay cà phê đặc biệt có thể tuyên bố, họ đang trả một mức giá tốt, cao hơn giá trên thị trường New York, nhưng đó chỉ là một khối lượng nhỏ. Không phải tất cả cà phê đều được trồng ở đỉnh núi cao và phần lớn cà phê Arabica ướt được bán với giá giao trên sàn New York. Thương mại công bằng cung cấp một mức giá thấp nhất cho cà phê ở mức 1,6 USD/pound đối với cà phê arabica ướt bằng phương pháp truyền thống (1,9 USD cho sản phẩm hữu cơ), nhưng đó cũng là một khối lượng hạn chế và người nông dân được chứng nhận chỉ bán 1/3 sản lượng của họ theo thương mại công bằng. Các chương trình chứng nhận khác không giải quyết vấn đề giá cơ bản, như Rainforest và UTZ, được thử thách để đưa ra các tuyên bố về tính bền vững.

Cà phê thương mại công bằng là một mạng lưới toàn cầu gồm nông dân, nhà thua mua, nhà bán lẻ.. hoạt động vì mục đích đảm bảo lợi ích cho người nông tham gia dân trồng và sản xuất cà phê trên toàn thế giới.

Trong hai cuộc khủng hoảng giá lớn khác trong vòng 30 năm qua, giá cà phê được giữ dưới ngưỡng 100 US cent trong 5 - 7 năm. Những gì chúng ta đã thấy khi điều đó xảy ra là người nông dân, đầu tiên, giảm đầu vào, thuốc trừ sâu và các chi phí liên quan đến nông trại khác. Từ đó, bước tiếp theo thường là giảm chi phí giáo dục hoặc các chi phí khác của gia đình trước, cuối cùng giảm các nhu yếu phẩm như thực phẩm. Lựa chọn duy nhất khác ngoài việc đó là từ bỏ hoàn toàn nông trại.(Vietnambiz)
------------------------

Tỷ lệ nội địa hóa ngành công nghiệp ôtô: Chưa đạt mục tiêu lao động nông thôn

Theo Bộ Công Thương, dù đặt mục tiêu đạt tỷ lệ nội địa hóa xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi là 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010, nhưng đến nay, tỷ lệ này mới đạt 7-10%.

can giai phap huu hieu tang ty le noi dia hoa trong lap rap, san xuat oto 

Cần giải pháp hữu hiệu tăng tỷ lệ nội địa hóa trong lắp ráp, sản xuất ôtô 

Thị trường hẹp

2 năm trở lại đây, tổng năng lực sản xuất - lắp ráp ôtô khoảng 460.000 xe/năm, gồm hầu hết các chủng loại xe con (200.000 xe/năm), xe tải và xe khách (215.000 xe/năm). Giá bán xe vẫn còn ở mức cao so với các nước trong khu vực. Tỷ lệ nội địa hóa đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi còn thấp, chỉ 7-10%, trong đó, Thaco đạt 15-18%, Toyota Việt Nam đạt 37%.

Lý giải về điều này, lãnh đạo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho rằng, nguyên nhân chính do quy mô thị trường ôtô Việt Nam còn quá nhỏ, thấp nhất trong 5 nước có ngành công nghiệp ôtô tại ASEAN, bằng 1/10 quy mô thị trường ôtô của Thái Lan và 1/14 của Indonesia. Dự báo, đến năm 2020, mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 3.000 USD, thời kỳ bùng nổ nhu cầu xe hơi sẽ diễn ra ngay sau đó. Năm 2025, nhu cầu xe hơi sẽ đạt khoảng 600.000 xe/năm. Nếu ngành công nghiệp ôtô trong nước đáp ứng được yêu cầu của thị trường, đặc biệt là loại xe 9 chỗ thì năm 2025 có thể giảm được 3-7 tỷ USD kim ngạch nhập khẩu. Đến năm 2030, con số tiết kiệm được lên tới 5-12 tỷ USD, góp phần cải thiện cán cân thương mại.

Bên cạnh đó, công nghiệp hỗ trợ ngành ôtô cũng chưa tạo được sự hợp tác - liên kết và chuyên môn hóa giữa doanh nghiệp lắp ráp ôtô và sản xuất phụ tùng linh kiện. Những nguyên liệu vật liệu cơ bản như thép chế tạo, cao su, nhựa và chất dẻo phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Tăng tỷ lệ nội địa hóa

Để tăng tỷ lệ nội địa hóa cho ngành ôtô, thời gian tới cùng với thị trường trong nước và khu vực tiếp tục mở rộng, các nhà sản xuất ôtô trong nước cần có giải pháp hữu hiệu mục tiêu nâng tỷ lệ nội địa hóa trên 40% để hưởng các ưu đãi thuế AFTA nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Ông Toru Kinoshita - Tổng giám đốc Toyota Việt Nam - cho biết, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa luôn là ưu tiên hàng đầu trong định hướng phát triển lâu dài của Toyota kể từ khi hoạt động tại thị trường Việt Nam. Đến nay, Toyota đã trở thành doanh nghiệp ôtô FDI có tỷ lệ nội địa hóa cao. Cụ thể, đối với từng sản phẩm, như mẫu xe Vios, mẫu xe CKD chiến lược của Toyota, số lượng phụ tùng trong nước đã tăng gấp 3 lần so với thế hệ cũ, từ 51 phụ tùng lên 151 phụ tùng. Về số lượng nhà cung cấp, tăng lên 33 nhà cung cấp với trên 400 sản phẩm, trong đó có 5 nhà cung cấp Việt Nam.

Không chỉ Toyota Việt Nam, Thaco cũng đang tập trung đầu tư xây dựng mới và nâng cấp các nhà máy sản xuất lắp ráp ôtô gồm: Xe tải, xe bus, xe con, xe chuyên dụng, nhà máy sản xuất máy nông nghiệp và tổ hợp nhà máy công nghiệp hỗ trợ theo hướng tự động hóa và tổ chức sản xuất theo tinh thần của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đạt tỷ lệ nội địa hóa tối thiểu 40% trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, để tăng cường tỷ lệ nội địa hóa, Công ty TNHH Sản xuất & Kinh doanh VINFAST (Việt Nam) đang đầu tư nhà máy sản xuất thân vỏ xe ngay tại Việt Nam. VINFAST sẽ nội địa hóa gần như toàn bộ việc dập và hàn các chi tiết thân vỏ xe, đặt nền tảng cho việc tăng tỷ lệ nội địa hóa. (Baocongthuong)
--------------------

Khi nào nhu cầu dầu thô đạt đỉnh?

Khoảng vài tuần nữa, nhu cầu tiêu thụ dầu thô toàn cầu sẽ đạt 100 triệu thùng/ngày, gấp hơn hai lần 50 năm trước, và không có dấu hiệu nào cho thấy nhu cầu sẽ ngay lập tức giảm trở lại.

Mặc dù chính phủ các nước đang chi hàng tỷ USD để trợ cấp cho các công nghệ năng lượng thay thế, như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, nhưng dầu thô vẫn chiếm ưu thế trong thế giới hiện đại, với nhu cầu tiêu thụ tăng tới 1,5%/năm.

Triển vọng nhu cầu dầu thô

Thị trường đang không có sự đồng thuận trong dự báo về thời điểm nhu cầu dầu thô sẽ đạt đỉnh vì điều này phụ thuộc rất lớn vào phản ứng của các chính phủ đối với hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Trong một bài thuyết trình hồi tháng 8, chuyên gia Bassam Fattouh và Anupama Sen của Viện nghiên cứu Năng lượng Oxford cho rằng: “Thị trường tranh luận về việc nhu cầu dầu sẽ đạt đỉnh thường là vì họ nghĩ thế giới sắp tới giai đoạn chuyển đổi năng lượng, trong đó dầu cuối cùng sẽ bị thay thế bởi các nguồn năng lượng tạo ra ít carbon hơn”.

Tổng thư ký Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), ông Mohammad Barkindo từng dự báo rằng nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu sẽ lên 100 triệu thùng/ngày trong năm nay, sớm hơn dự báo của nhiều cơ quan khác.

Trong số gần 100 triệu thùng dầu được tiêu thụ hiện nay, lĩnh vực vận tải, đặc biệt là hàng không, “ăn” hơn 60 triệu thùng. Phần lớn số dầu còn lại được sử dụng để sản xuất nhựa. Tuy nhiên, các chính phủ đang gây áp lực lên lĩnh vực sản xuất để hạn chế sử dụng dầu. Thay vào đó, xăng và than lại được sử dụng nhiều hơn và một số chuyên gia phân tích tin rằng nhu cầu dầu sẽ giảm trong thập kỷ tới.

Nếu thế giới duy trì các chính sách hiện nay, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu dầu toàn cầu tăng trong ít nhất 20 năm tới, đạt đỉnh vào năm 2020 và có thể đạt khoảng 125 triệu thùng/ngày vào năm 2040. IEA cho biết nhu cầu dầu sẽ tăng bớt nhanh hơn và chỉ giảm nếu các chính phủ có kế hoạch thay đổi toàn diện về thói quen sử dụng năng lượng.

Một số chuyên gia phân tích cũng cho rằng nhu cầu dầu thế giới có thể giảm nhanh hơn nếu các phương tiện dùng năng lượng thay thế cho thấy nhiều hiệu quả hơn, tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại và giá nhiên liệu lên cao.

Hiện tại, vốn đầu tư vào năng lượng mặt trời đang gia tăng nhanh chóng. Ngay cả Arab Saudi, quốc gia đứng đầu Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), cũng đang hỗ trợ lĩnh vực này. Quốc gia Trung Đông này đang lên kế hoạch tạo ra dự án điện mặt trời lớn nhất thế giới.

Khi nào nhu cầu dầu đạt đỉnh?

Trong khi các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) có xu hướng giảm tiêu thụ dầu, nhu cầu sử dụng nhiên liệu này tại những nước nằm ngoài tổ chức này lại gia tăng nhanh chóng. Cụ thể, nhu cầu dầu của các nước ngoài OECD gần gấp đôi trong 20 năm qua vì có sự xuất hiện của nhiều ngành công nghiệp mới tại khắp châu Á, Trung - Nam Mỹ, và châu Phi.

Theo dự báo của phòng nghiên cứu thuộc Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia Trung Quốc, nhu cầu dầu của nước này tăng mạnh và đạt khoảng 13,8 triệu thùng/ngày vào ngày đầu năm 2030.

Goldman Sachs cho biết nhu cầu dầu có thể đạt đỉnh vào năm 2024 trong một số trường hợp. Tuy nhiên, lộ trình này có thể thay đổi vì các nền kinh tế kém phát triển hơn khá chậm chạp trong việc tiếp nhận các công nghệ mới.

Công ty tư vấn Wood Mackenzie cũng dự báo, thế giới sẽ tiêu thụ kỷ lục dầu thô vào khoảng năm 2036, với nhu cầu sử dụng dịch vụ vận tải đi ngang từ năm 2030.(NDH)

Trở về

Bài cùng chuyên mục